Giải pháp từ phía BigC

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 76)

NÓI CHUNG VÀ CỦA BIGC NÓI RIÊNG 3.1 Những xu hướng phát triển thị trường bán lẻ thế giớ

3.5.1Giải pháp từ phía BigC

3.5.1.1 Quy hoạch hàng hóa bán lẻ

Tập khách hàng mà BigC hướng tới là toàn dân với mục tiêu “ Giá rẻ cho mọi nhà”. Hàng hóa trong BigC ngày càng đa dạng và phong phú, tuy nhiên với mục đíc quy mô trung tâm mau sắm tầm cỡ quốc gia và quốc tế thì BigC cần nghiên cứu mở rộng các mặt hàng kinh doanh nhiều hơn nữa. Đặc biệt, chât lượng hàng hóa và sản phẩm cần được theo dõi sắt sao

3.5.1.2 Tăng cường hình thức liên kết

Liên kết là yêu cầu tất yếu đặt ra cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển nhằm hỗ trợ, tăng thêm sức mạnh cho nhau để cùng phát triển. Liên kết trong lĩnh vực phân phối có thể được thực hiện thông qua các hình thức:

- Liên kết chặt thông qua hình thức hợp tác liên doanh, sát nhập hợp nhất, nhượng quyền thương mại, mua lại

- Liên kết mềm thông qua việc tham gia các hiệp hội, câu lạc bộ nhằm gắn sản xuất với lưu thông, bán buôn với bán lẻ, giữa dịch vụ hậu cần, tổ chức tín dụng nhà bán lẻ

- Liên kết ngang giữa các doanh nghiệp cùng lĩnh vực

- Liên kết dọc giữa các doanh nghiệp trong cùng chuỗi giá trị : Sản xuất – logistic – truyền thông – bán hàng trực tuyến

Một số nhà phân phối nước ngoài có quy mô vừa thường có nhu cầu lựa chọn hình thức hợp tác với nhà phân phối có năng lực ở trong nước nhằm tận dụng mạng lưới phân phối sẵn có và hiểu biết về thói quen tiêu dùng. Với các tập đoàn phân phối lớn lại có lựa chọn các nhà phân phối chuyên nghiệp trong nước để làm đại lý độc quyền.Đây là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. trước đây,

một số doanh nghiệp Việt Nam có tư tưởng đối đầu với nhà bán lẻ nước ngoài, nhưng đây là lựa chọn sai lầm bởi vì doanh nghiệp Việt Nam không đủ sức mạnh để cạnh tranh. Ngược lại, các doanh nghiệp trong nước nên tìm cách hợp tác với nước ngoài để tận dụng việc đào tạo nhân lực, tìm công nghệ mới, thiết lập hệ thống phân phối hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý… của họ. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù của từng doanh nghiệp, các nhà phân phối trong nước nên lựa chọn các hình thức liên kết phù hợp biến lợi thế cạnh tranh thành năng lực cạnh tranh.

3.5.1.3 Phát triển kênh phân phối

Cùng với sự phát triển của kinh tế, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, nhu cầu của người dân đối với các loại hình phân phối hiện đại có xu hướng tăng nhanh, do đó diễn ra quá trình tái cấu trúc cơ cấu các loại hình phân phối. BigC phải định hướng và phát triển mô hình phân phối hiện đại trên cơ sở tăng cường liên kết với các nhà phân phối trong và ngoài nước để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, đồng thời học hỏi kinh nghiệm tổ chức và quản lý từ các tập đoàn phân phối lớn. Giải pháp tối ưu nhất cho hoạt động phân phối bán lẻ hiện nay là phát triển đồng thời kênh phân phối hiện đại và kênh phân phối truyền thống.

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 76)