Thị trường bán lẻ Việt Nam theo các cam kết gia nhập WTO:

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 25)

3.2.1. Các cam kết trong WTO của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ:

Trong cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa lĩnh vực dịch vụ trong đó ngành dịch vụ phân phối hàng hóa được thương lượng rất kỹ. Quá trình mở cửa thị trường phân phối hàng hóa gồm 3 giai đoạn cơ bản:

Giai đoạn 1: Các doanh nghiệp nước ngoài muốn tham gia cung cấp dịch vụ phân phối hàng hóa sẽ phải liên doanh với các doanh nghiệp của Việt Nam. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, phần vốn góp của nước ngoài sẽ bị giới hạn ở mức tối đa là 49%.

Giai đoạn 2: 1/1/2008. Tỷ lệ góp vốn 49 % sẽ được dỡ bỏ. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép làm đại lý, là nhà bán buôn và kinh doanh bán lẻ tất cả các mặt hàng nhập khẩu hợp pháp và các sản phẩm trong nước theo quy định của pháp luật, ngoại trừ xi măng và clinker, lốp (bào gồm cả lốp máy bay), sản phẩm giấy, các loại máy kéo, xe tải, xe con và xe máy, sắt và thép, thiết bị nghe nhìn, rượu các sản phẩm có cồn, phân bón.

Giai đoạn 3: Tại thời điểm 1/1/2009, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được phép tham gia làm đại lý, kinh doanh bán buôn và bán lẻ các loại sản phẩm: máy kéo, xe tải, xe con và xe máy. Sau 3 năm tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, tất cả những hạn chế trên sẽ được dỡ bỏ. Việc thành lập các đại lý cung cấp dịch vụ bán lẻ sẽ được cho phép trên cơ sở “xem xét nhu cầu nền kinh tế”.

3.2.2. Cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO của thị trường bán lẻ Việt Nam: Thông qua những phân tích và dự đoán ở trên, dưới đây đề tài xin tóm tắt lại những cơ hội và thách thức đối với thị trường bán lẻ Việt Nam khi gia nhập WTO:

Cơ hội: Đây là một thời điểm thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển có rất nhiều cơ hội để phát triển:

- Các chính sách của Việt Nam ngày càng minh bạch hoá: Các chính sách luật pháp luôn được coi là yếu tố bản lề, định hướng phát triển cho thị trường bán lẻ. Với các cam kết gia nhập WTO, thì các chính sách về kinh tế nói chung và thương mại nói riêng sẽ đảm bảo sự tương thích nhất định với luật pháp quốc tế. Đồng thời, chính sách cũng được phổ biến rộng rãi cho toàn bộ các doanh nghiệp. Theo cam kết gia nhập WTO có rất nhiều các ngành khi quy định các chính sách luật pháp liên quan phải công khai phổ biến và lấy ý kiến của người dân. Như vậy, người dân và cộng đồng các doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn luật một cách dễ dàng. Hơn thế nữa, họ còn có thể đóng góp ý kiến để xây dựng các chính sách này. Từ đó, các chính sách luật pháp này sẽ đảm bảo được tính chính xác, khách quan tránh sự duy ý chí của những người xây dựng luật như trước kia. Ngoài ra, các chính sách luật pháp của Việt Nam sẽ phải đảm bảo được sự ổn định nhất định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể yên tâm kinh doanh hơn.

- Kéo theo sự minh bạch và ổn định của các chính sách pháp luật thì các thủ tục hành chính sẽ được tối giản và hiệu quả: Thực tế hiện nay thì các thủ tục hành chính cũng đã được đơn giản hơn trước. Nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện có chế “một cửa, một dấu” tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân. Khi Việt Nam gia nhập WTO thì các thủ tục này sẽ ngày càng tối giản hơn. Một mặt là do các cam kết gia nhập. Một mặt là do để thu hút được nguồn vốn nước ngoài nhiều hơn nữa thì một trong những biện pháp là giảm các thủ tục hành chính.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng ( kho, bãi, đường, cảng...) phát triển: Khi gia nhập WTO thì Việt Nam sẽ tăng cường thu hút được nhiều vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất ,qua đó thúc đẩy phát triển thị trường bán lẻ.

- Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có cơ hội để tiếp thu những tri thức công nghệ tiên tiến để phát triển phương thức kinh doanh hiện đại, góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động.

Chính sức ép cạnh tranh trên thị trường là cơ hội để các doanh nghiệp có thể học tập từ những đối thủ cạnh tranh và đổi mới chính mình.

- Ngoài ra, khi gia nhập WTO thì các hàng hoá tràn vào Việt Nam sẽ rẻ hơn, phong phú đa dạng do cam kết giảm thuế, do cơ hội để xâm nhập thị trường Việt Nam dễ dàng hơn. Các dịch vụ ngân hàng, tài chính thanh toán sẽ trở nên thuận tiện, phát triển hơn. Do đời sống phát triển nên nhu cầu của người dân tăng lên… Những điều đó cũng góp phần thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển.

Thực tiễn cho thấy, thị trường bán lẻ Việt Nam đã phát triển rất nhanh chóng từ khi Chính phủ thực hiện chủ trương mở cửa và hội nhập nền kinh tế quốc tế. Nhiều phương thức bán lẻ đặc biệt là các siêu thị đã phát triển rộng khắp, phổ biến tại hầu hết các tỉnh, thành phố. Các sàn giao dịch hàng hoá đang dần xuất hiện và có cơ hội để phát triển... Rõ ràng, cùng với hội nhập kinh tế quốc tế mà dấu mốc là sự kiện gia nhập WTO thì thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều cơ hội để tiếp cận với những thành tựu về kinh tế, khoa học, phương thức quản lý của nền kinh tế thế giới.

Thách thức:

- Thách thức lớn nhất của thị trường bán lẻ vẫn là nguy cơ chiếm lĩnh thị trường của các tập đoàn bán lẻ ngoài nhập.

Khả năng này có rất nhiều cơ sở. Các công ty đa quốc gia đang trở thành một lực lượng quan trọng của nền sản xuất thế giới. Các công ty này chi phối gần 50% sản lượng công nghiệp sản xuất ra hàng năm trên thế giới, từ 50 đến 60 % tổng kim ngạch mậu dịch, 90 % giá trị đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ. Các tập đoàn này trong đó có các tập đoàn bán lẻ sẽ không bỏ lỡ cơ hội này để xâm nhập thị trường Việt Nam.

Thực tế hiện nay mặc dù có chưa nhiều ở Việt Nam song hầu hết các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đều lấn lướt các doanh nghiệp trong nước. Họ mạnh về mặt tài chính, quản lý đặc biệt hơn hẳn trong khâu marketing tiếp cận hình ảnh tới người tiêu dùng. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều mặt hạn chế. Cơ sở vật chất kỹ thuật về tài chính, nguồn nhân lực, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng quản lý,

khả năng nắm bắt thông tin còn yếu kém. Đặc biệt là khả năng thích ứng trước sự thay đổi của thị trường của các doanh nghiệp bán lẻ là chưa cao. Vậy trong một vài năm tới, khi các tập đoàn nước ngoài tràn vào Việt Nam thì sự chi phối thị trường là có thể tiên đoán.

- Sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng gay gắt hơn.

Sự cạnh tranh sẽ không chỉ gay gắt giữa các nhà bán lẻ trong nước và các nhà bán lẻ nước ngoài. Mà sự cạnh tranh còn xuất phát giữa các nhà bán lẻ trong nước với nhau, giữa các hộ gia đình kinh doanh với các doanh nghiệp, giữa phương thức kinh doanh truyền thống và hiện đại. Khi đó, vai trò của Chính phủ sẽ là vô cùng quan trọng đó là phải tạo ra được một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả chủ thể, phương thức bán lẻ trên thị trường.

- Khi hàng hoá tràn vào Việt Nam với giá rẻ vừa là cơ hội vừa là thách thức.Thách thức ở chỗ nếu hàng hoá quá rẻ thì hàng hoá Việt Nam sẽ mất dần thị phần các siêu thị, trung tâm mua sắm. Khi đó nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nên các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam vì lợi nhuận nên dù muốn nhưng không thể nhập, bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất trong nước nếu giá quá cao. Như vậy, không chỉ các doanh nghiệp bán lẻ mà các doanh nghiệp sản xuất cũng có nguy cơ bị thua ngay trên “sân nhà”.

3.2.3. Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của thị trường bán lẻ:

Trong những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi sâu sắc. Nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế quan liêu bao cấp kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế từ chỗ chỉ quan hệ thương mại với một số nước tới nay Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với hầu hết với các quốc gia trên thế giới. Dấu mốc của sự thay đổi đó chính là sự kiện Việt Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại Thế giới năm 2007.

Chính những thay đổi đó, đòi hỏi thị trường bán lẻ Việt Nam cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Đặc biệt với cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ vào

ngày 1-1-2009 của Việt Nam thì thị trường bán lẻ Việt Nam cần có những yêu cầu nhiệm vụ mới.

Bởi lẽ, các tổ chức cá nhân bán lẻ Việt Nam sẽ không còn được nhận những bảo trợ của Nhà nước nữa mà phải cạnh tranh trực tiếp, công bằng với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Với lợi thế về tiềm lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, tính chuyên nghiệp thì các tập đoàn bán lẻ nước ngoài hoàn toàn có thể chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam.Tránh nguy cơ bị lấn át thì các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân bán lẻ trong nước phải thực sự mạnh, năng động mới có khả năng cạnh tranh. Do vậy, yêu cầu đổi mới các tổ chức, cá nhân bán lẻ là cấp thiết. Các doanh nghiệp cần thay đổi cung cách làm việc tránh tình trạng làm ăn theo kiểu quan liêu bao cấp. Cần có sự tăng cường liên kết giữa các nhà bán lẻ trong nước, giữa nhà bán lẻ với nhà cung cấp để thành lập được những tập đoàn tầm cỡ đủ sức cạnh tranh. Đối với các cá nhân, hộ gia đình cần năng động, nghiên cứu những hàng hoá, dịch vụ mạng tính chuyên biệt, độc đáo để đứng vững trước phương thức bán lẻ hiện đại và đồng thời đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng.

Đồng thời, dù nền kinh tế có chuyển hướng sang tự do cạnh tranh thì vai trò của Nhà nước không hề giảm sút. Nhà nước cần xác định rõ quan điểm và định hướng phát triển thị trường bán lẻ. Hệ thống luật pháp cần minh bạch rõ ràng để đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia vào thị trường bán lẻ. Ngoài ra, hệ thống cở sở phụ trợ như thông tin, ngân hàng, cảng đường, kho bãi... cũng cần nâng cấp, phát triển.

3.2.4. Một số bài học kinh nghiệm từ các nước có thể áp dụng cho Việt Nam:

Rõ ràng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang chịu một sức ép rất lớn từ thực tiễn phát triển đất nước và các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của các nước trên thế giới và rút ra những bài học bổ ích có thể áp dụng cho thị trường bán lẻ Việt Nam chính là một bước đi mang tính “đi tắt, đón đầu”.

Thông qua nghiên cứu sự phát triển của các thị trường bán lẻ hoàn chỉnh và phát triển (Hoa Kỳ, Nhật Bản..); hay các thị trường bán lẻ có điều kiện tương đồng với Việt Nam song có nhiều thành tựu trong phát triển thị trường bán lẻ (Trung Quốc, Thái Lan..) có thể rút ra một số kinh nghiệm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xây dựng một hệ thống luật hoàn chỉnh và riêng biệt liên quan tới thị trường bán lẻ:

Nhật Bản: Năm 1971 luật Thị trường bán buôn (Wholesale Markets Law) được ban hành để thay thế luật Thị trường bán buôn tập trung (Central Wholesale Markets Law) năm 1923. Theo luật này hàng hoá được bán theo phương thức đấu giá công khai. Năm 1974 luật Cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn được ban hành thay thế cho luật Cửa hàng Bách hoá năm 1954. Luật này được sửa đổi năm 1979 và vẫn được áp dụng tới nay. Theo đó, các cửa hàng bán lẻ quy mô lớn phải được đệ trình lên các cơ quan của chính phủ để xem xét phê duyệt.

Thái Lan: Thị trường bán lẻ Thái Lan chịu sự chi phối của hệ thống các luật như sau: Luật về Giá hàng hoá và dịch vụ năm 1999; luật Cạnh tranh năm 1999; luật Buôn bán hàng nông sản giao sau năm 1999; luật Kiểm soát đối với kinh doanh kho, hầm chứa và kho lạnh năm 1992...

Thực tế từ sự phát triển các thị trường này thì hệ thống luật định điều chỉnh có vai trò then chốt trong việc đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường bán lẻ. Các quy định về cạnh tranh, quy cách số lượng ... các cửa hàng, trung tâm mua sắm ra đời kịp thời cũng phần nào ngăn cản sự thống trị của các nhà phân phối nước ngoài và làm bình ổn thị trường bán lẻ. Nội dung của các luật định trên luôn dễ hiểu rõ ràng đồng thời luôn được điều chỉnh theo hướng giảm thiểu quản lý hành chính tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.

+ Triển khai các mô hình bán lẻ phù hợp với thu nhập, tập quán tiêu dùng của từng khu vực lãnh thổ:

Hoa Kỳ: Do đặc điểm dân cư thu nhập cao và đa dạng về nhu cầu nên mô hình phát triển thị trường của nước này chủ yếu theo hướng hiện đại. Các loại hình như

đại siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện ích, bán hàng qua mạng, qua điện thoại ... rất phát triển.

Nhật Bản: Mặc dù, là một nước phát triển thị trường phát triển hiện đại song ở Nhật Bản vẫn tồn tại khá nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ lẻ. Những cửa hàng bán lẻ sử dụng trung bình từ 1- 49 nhân viên ở Nhật Bản là 13 cửa hàng cho 1000 dân cao hơn so với tỷ lệ 6,6 ở Đức; 6,1 ở Anh. Nếu tính về số lượng ở Nhật Bản là 1,6 triệu còn ở Hoa Kỳ là 1,5 triệu trong khi dân số Hoa Kỳ lớn hơn gấp 2,1 lần Nhật Bản. Các cửa hàng được hỗ trợ và rất phát triển ở Nhật Bản bởi lẽ: Các cửa hàng này có dịch vụ tốt và tiện lợi; do diện tích sinh sống nhỏ bé nên người dân Nhật Bản thường đi mua sắm liên tục; thói quen muốn giao lưu với người bán hàng.

Như vậy, khi thị trường phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại xuất hiện thì bán lẻ theo phương thức truyền thống vẫn có vai trò riêng của nó. Kinh nghiệm cho thấy cần phải hỗ trợ xúc tiến các mô hình bán lẻ hiện đại song không xoá bỏ các hệ thống phân phối truyền thống khi nó vẫn có ưu thế riêng đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa.

+ Phát triển thương mại điện tử:

Hoa Kỳ: Do thương mại điện tử ở nước này phát triển ở trình độ cao nên ngoài một số quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, chật lượng quy cách mẫu mã thì luật Chữ ký điện tử trong thương mại điện tử và luật Giao dịch điện tử thống nhất đã được ban hành có hiệu lực từ ngày 1-10 -2000. Hoa Kỳ đã xây dựng được một số trang web bán lẻ rất danh tiếng và uy tín như:www.amazon.com; www.ebay.com;

www.dell.com... Doanh thu từ việc bán lẻ năm 2006 tại Hoa Kỳ là 102,1 tỉ đôla tăng 24% so với năm 2005. Ngoài ra, nước này những sàn giao dịch trên mạng (chủ yếu là các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp) như: www.thesem.com (chuyên kinh doanh các mặt hàng bông qua mạng); www.farms.com ( sàn giao dịch đối với hàng nông nghiệp và thực phẩm tại Bắc Mỹ )

Trung Quốc: Do số lượng người truy cập internet liên tục tăng qua các năm qua (đến cuối tháng 6-2004 ước tính tại Trung Quốc có khoảng 87 triệu người truy cập)

nên thương mại điện tử tại Trung Quốc tăng khá nhanh.Cổng thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 25)