Một số đánh giá về thực trạng phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam:

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 55)

CỦA BIGC 2.1 Khái quát chung về thị trường bán lẻ Việt Nam

2.4.Một số đánh giá về thực trạng phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam:

2.4.1 Đánh giá về thành công 2.4.1.1. Thành công

+ Hệ thống chợ trên toàn quốc tiếp tục nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các địa phương. Ngân sách nhà nước đã dành hàng trăm tỷ đồng đầu tư hỗ trợ phát triển hệ thống chợ trên 40 tỉnh thành phố. Ngoài ra, rất nhiều chính sách hỗ trợ, chính sách nhằm huy động nguồn lực địa phương, chính sách phát triển nguồn nhân lực, thay đổi cơ chế quản lý chợ... cũng được các địa phương lưu tâm.

+ Đã bắt đầu có sự liên kết giữa các nhà bán lẻ trong nước: Nhiều tập đoàn, hãng , tổng công ty bán lẻ đã được hình thành trên cơ sở kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA là một ví dụ điển hình. Nhiều tổng công ty như : Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội... đã chuyển đổi hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con để tăng tính năng động, linh hoạt của các công ty thành viên.

+ Đã bắt đầu đẩy mạnh xây dựng các mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã ứng dụng các phương thức hoạt động bán lẻ tiên tiến: thiết lập hệ thống phân phối từ nhà sản xuất, có chương trình quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và phân phối hàng hoá.

+ Các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường đã bắt đầu quan tâm, tìm hiểu và nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Chính phủ đã xây dựng và phổ biến rộng rãi “Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Việc phổ biến rộng rãi đề án này, một mặt nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức khi gia nhập WTO đối với thương mại nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng. Mặt khác, nó tác động tới cộng động các doanh nghiệp, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong đầu tư, liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ.

2.4.1.2. Nguyên nhân của thành công

Sự thành công của sự nghiệp đổi mới trong hơn 20 năm qua đặc biệt là sự phát triển của nền kinh tế trong những năm gần đây đã là một động lực lớn thúc đẩy các doanh nghiệp bán lẻ phát triển.

- Chính trị ổn định là một trong những yếu tố quan trọng đặt nền móng cho mọi hoạt động kinh tế, xã hội phát triển.Trong hơn 30 năm sau ngày giành được độc lập Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những quốc gia thanh bình nhất thế giới. Không có đảo chính, không khủng bố, không bạo loạn, không có cuộc biểu tình đẫm máu. Người dân luôn được tự do đi lại sản xuất kinh doanh. Tất cả các nguồn lực để phát triển nền kinh tế đều được huy động. Đặc biệt trong thị trường bán lẻ nếu như trong giai đoạn nền kinh tế quan liêu bao cấp thì trong lĩnh vực phân phối chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước thì hiện nay do sự năng động, nhạy bén của mình thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã gần như chiếm lĩnh thị trường bán lẻ. Ngoài ra, sự yên bình và phát triển nhanh của nền kinh tế mà thị trường bán lẻ Việt Nam đã tạo ra được sức hút lớn đối với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài. Đây là một

nguồn lực rất quan trọng về vốn, kỹ thuật... đối với sự phát triển của thị trường bán lẻ.

- Hệ thống pháp luật đặc biệt là hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động bán lẻ không ngừng được hoàn thiện:

Chính phủ, Bộ Công thương đã đưa ra nhiều chính sách, cơ sở cơ chế, sự uỷ nhiệm trách nhiệm rõ ràng đối cơ cơ quan chủ quản cấp thấp ( Sở thương mại, phòng thương mại cấp huyện) để các cơ quan này có thể tự chủ hơn trong việc quản lý buôn bán tại chính địa phương mình. Sự phân công, phân nhiệm này khiến cho các chủ trương, chính sách đúng đắn của Chính phủ được triển khai một cách chính xác khi thông qua nhiều cấp quản lý.

Luật Cạnh tranh đi vào hiệu lực tạo ra những công cụ pháp lý quan trọng tạo ra một môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng. Các quy định liên quan tới sự liên kết giữa người sản xuất, người bán lẻ và người tiêu dùng rất cụ thể vì từ mối liên kết này có thể phát sinh nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh.

Năm 2009, Chính phủ đã ra một số sửa đổi Nghị định 02/2003/NĐ- CP về phát triển và quản lý chợ. Thông qua Nghị định này rất nhiều chợ trên cả nước đã được xây mới, nâng cấp. Rất nhiều chợ đầu mối được hình thành để phát triển hoạt động bán buôn của các thương lái ( năm 2010 có gần 200 chợ đầu mối). Với cung cách quản lý mới thì văn minh thương mại mới cũng được tạo lập.

Nhận thức được sự phát triển mạnh mẽ của các siêu thị, trung tâm thương mại và những bất cập còn tồn tại thì Bộ thương mại đã ra các quyết định thông thoáng hơn về ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại.

Trước yêu cầu của hội nhập nền kinh tế và các nhà đầu tư thì Việt Nam đã thông qua luật Đầu tư. Việc thống nhất luật đầu tư đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư hơn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua đó, các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng và nhà đầu tư nước ngoài nói chung có thể hoạt động một cách bình đẳng không phân biệt với các doanh nghiệp trong nước.

Luật Doanh nghiệp ra đời và chính thức có hiệu lực ngày 1/7/2006. Đây chính là nền tảng pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường bán lẻ có thể thành lập công ty mẹ- con; hay các tập đoàn kinh tế trong nước để tạo ra được sức mạnh cạnh tranh tổng lực hơn.

Nhận thức trước sự phát triển của thương mại điện tử và những rối ren bất cập trong việc quản lý hoạt động này, Luật giao dịch điện tử được quốc hội thông qua ngày 25/11/2005 và có hiệu lực ngày 01/03/2006. Luật này đã thừa nhận giá trị pháp lý của các doanh nghiệp kinh doanh qua mạng, các chứng từ điện tử. Đồng thời luật cũng đưa ra các quy định về chữ ký điện tử, giao dịch tài chính. Điều này đã chứng tỏ Chính phủ đã thực sự coi trọng hình thức kinh doanh này.

Như vậy pháp luật Việt Nam nói chung và phát luật điều chỉnh hoạt động bán lẻ nói riêng không ngừng được đổi mới thay đổi theo yêu cầu của thị trường.

- Hơn 25 năm đổi mới là hơn 25 năm kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và vững chắc. Tỷ lệ tăng trưởng GDP luôn đạt 7 – 8%/ năm. Lấy giai đoạn 2005 -2010 làm ví dụ:

Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội từ 2005-2010

Ta có thể dễ dàng nhận thấy chiều hướng tăng dần của đồ thị. Riêng hai năm 2008 và 2009 có giảm do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng năm 2010 đã tăng trưởng cao trở lại. Với tỷ lệ tăng trưởng cao như vậy là tín hiệu chứng tỏ lượng hàng hoá sản xuất phục vụ nhu cầu của người dân cũng tăng lên nhanh chóng. Mặt khác do yêu cầu của hội nhập như: cam kết giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do Asean Afta cam kết giảm thuế gia nhập WTO...thì một lượng lớn hàng hoá nước ngoài tràn vào Việt Nam. Người tiêu dùng ngày càng tiếp cận với nhiều hàng hoá nước ngoài với giá ngày càng cạnh tranh hơn.

- Các nhà sản xuất cũng bắt đầu chú ý tới thiết kế mẫu mã sản phẩm bao bì các chương trình quảng cáo để tiếp cận với người tiêu dùng. Theo đó kích cầu tăng chi tiêu của người tiêu dùng tăng tổng mức bán lẻ.

- Thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng cùng với đó là sự lạc quan của người dân về một nền kinh tế tươi sáng đã thúc đẩy việc gia tăng tiêu dùng, tạo ra một lượng cầu lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì thu nhập bình quân của người dân Việt Nam cũng tăng theo.

- Nhận thức tâm lý của người tiêu dùng có nhiều thay đổi:

Trước kia, các hình thức phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm chưa được nhiều người tiêu dùng chấp nhận. Bởi, giá cả hàng hoá ở đây còn khá cao so với bên ngoài, chủng loại hàng hoá chưa phong phú và khác biệt so với các nơi mua sắm truyền thống. Khi mà có sự nở rộ của các siêu thị, trung tâm mua sắm thì sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ kéo theo giá cả hàng hoá ở đây đã giảm đi rõ rệt. Các siêu thị, trung tâm mua sắm này đưa ra được nhiều loại hình dịch vụ kèm theo rất hấp dẫn như khuyến mãi, giảm giá, quà tặng. Thêm vào đó, trong bối cảnh vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhức nhối, hàng hoá thực phẩm tại các siêu thị được quản lý, kiểm soát chặt chẽ cũng là yếu tố để thu hút khác hàng đặc biệt là người dân tại các thành phố lớn. Theo một thống kê thì tỷ lệ lựa chọn các kênh phân phối gồm: siêu thị, các cửa hàng chuyên doanh, đại lý, tạp hoá, chợ và những nơi

khác lần lượt là: 15%; 38,4%; 25%; 11%; 8,4% ; 2,1% . Như vậy, chợ đã không còn là lựa chọn số một khi đi mua sắm của người tiêu dùng.

Ngoài ra, khi thu nhập tăng lên thì giá cả hàng hoá cũng không còn là ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng khi tiến hành mua sắm. Thông tin từ báo Sài gòn tiếp thị cho biết tỷ lệ các yếu tố lựa chọn của người tiêu dùng khi mua sắm thì chất lượng và ấn tượng thương hiệu chiếm tới 43% còn giá cả chỉ chiếm 21%. Rất nhiều người tiêu dùng cho rằng mặc dù hàng tại các siêu thị có đắt hơn ở ngoài một chút nhưng chất lượng, xuất xứ đảm bảo nên họ vẫn lựa chọn.

Tâm lý của người tiêu dùng có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của thị trường bán lẻ. Nhu cầu được mua sắm hàng hoá chất lượng, đẹp, xuất xứ rõ ràng tại những nơi sạch sẽ hiện đại đã thúc đẩy sự phát triển rất lớn mô hình mua sắm hiện đại. Một bộ phận giới trẻ hiện nay có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn tiết kiệm. Họ dành phần lớn thu nhập của mình để mua sắm. Họ là tầng lớp 7X và đầu 8X làm ra tiền nhiều và tiêu cũng nhiều. Điều này xuất phát từ quan niệm sống của những người này.

Với chủ trương mở cửa nền kinh tế thị trường bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện các nhà cung ứng nước ngoài. Sự xuất hiện của các nhà bán lẻ nước ngoài làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam thêm phần sôi động và cạnh tranh. Nó xoá bỏ thế độc quyền của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Ngoài ra các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải đổi mới mình nếu không muốn thua cuộc. Chính điều này là động lực vô cùng quan trọng để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2. Đánh giá về hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế

+ Thị trường bán lẻ Việt Nam nhìn chung vẫn phân phối hàng hoá theo kiểu truyền thống. Đa phần hàng hoá đến với tay người tiêu dùng thông qua hệ thống chợ (khoảng 40%); các cửa hàng bán lẻ truyền thống ( khoảng 44%). Hệ thống chợ trên toàn quốc vẫn tồn tại nhiều chợ cóc, chợ tạm, chợ họp lề đường dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông và khó quản lý chất lượng hàng hoá. Các cửa hàng bán

lẻ truyền thống ở Việt Nam có diện tích rất nhỏ ( trung bình chỉ 11,8 m2 một cửa hàng) với trang thiết bị thô sơ, phương thức quản lý lạc hậu.

+ Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam sức cạnh tranh còn yếu trước sự lấn lướt của các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp nội địa yếu về mọi mặt: năng lực tài chính, kinh nghiệm quản lý, khả năng liên kết, hoạt động marketing...Chưa hình thành được những doanh nghiệp bán lẻ đầu tàu có khả năng dẫn dắt các doanh nghiệp khác và đủ năng lực cạnh tranh với các tập đoàn bán lẻ nước ngoài.

+ Các yếu tố khoa học kỹ thuật chưa được ứng dụng nhiều trong hoạt động bán lẻ. Thương mại điện tử phát triển còn non trẻ. Các loại hình kinh doanh hiện đại khác như : sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá... còn chưa xuất hiện.

+ Hàng hoá trên thị trường bán lẻ phải trải qua quá nhiều tầng lớp trung gian nên giá cả và chất lượng hàng hoá trên thị trường rất khó kiểm soát.

+ Các doanh nghiệp làm nhiệm vụ bán buôn chưa nhiều. Đồng thời quy mô của các doanh nghiệp bán buôn cũng chưa đủ lớn để giữ vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuất, dẫn đến các doanh nghiệp sản xuất lại tự tổ chức hệ thống tiêu thụ, còn doanh nghiệp thương mại lại tự đầu tư vào sản xuất.

Chính vì chưa có nhà bán buôn chuyên nghiệp và quy mô nên người kinh doanh bán lẻ phải tự tìm đến các nhà sản xuất và ngược lại. Tại một siêu thị bán lẻ có đến hàng trăm, hàng nghìn nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, số lượng và chất lượng hàng hoá cũng khó đảm bảo ổn định.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế - Chính sách hỗ trợ của Chính phủ:

Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện đang rất cần chính sách hỗ trợ của chính phủ về mặt bằng kinh doanh. Địa điểm, mặt bằng kinh doanh là một yếu tố vô cùng quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ. Nhiều khi doanh nghiệp có vốn rồi, có phương án kinh doanh rồi nhưng vẫn không thể có được mặt bằng kinh doanh do gặp khó khăn trong việc giải phóng. “Trong

đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái nhấn mạnh. Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay, nhiều địa phương đang “trải thảm đỏ” với các doanh nghiệp nước ngoài. Những địa điểm nào đẹp doanh nghiệp nước ngoài đều được ưu ái nên doanh nghiệp trong nước khó có thể phát triển. Đồng tình với nhận định này, đại diện Hapro cho biết: “Các doanh nghiệp trong nước muốn tập trung vào hạ tầng bán lẻ nhưng vướng nhất hiện nay vẫn là đất đai. Đến địa phương nào cũng phải chấp nhận thuê lại những phần đất thừa còn lại của các doanh nghiệp tư nhân, mà đất này đã được cấp để xây các khu đô thị”.( Theo www.anninhthudo.vn - Doanh nghiệp trong nước yếu thế trên “sân nhà”).

Theo đánh giá của các chuyên gia thì mặt bằng kinh doanh là một lợi thế của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Trước khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài tràn vào thì Nhà nước cần nhanh chóng hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa để có thể chiếm giữ những mặt bằng kinh doanh thuận lợi.

- Năng lực tài chính của các doanh nghiêp:

Ngoài trừ các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài có năng lực tài chính dồi dào thì các doanh nghiệp bán lẻ trong nước nguồn vốn còn hạn chế. Một phần là đa số các doanh nghiệp trong nước mới được thành lập thời gian hoạt động ngắn nên nguồn vốn tích luỹ không nhiều. Phần khác là các doanh nghiệp bán lẻ trong nước chủ yếu là nhỏ bé mới mang tầm quốc gia. Theo bộ Thương Mại năm 2009 bình quân một doanh nghiệp Việt Nam có 1000 nhân công và 60 tỷ đồng vốn. Nguồn vốn trung và dài hạn hạn chế ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng mở rộng mạng lưới phân phối của các doanh nghiệp. Cụ thể để có thể mở một siêu thị hạng trung bình cần có 20- 30 tỷ đồng. Mà doanh nghiệp không thể lấy nguồn vốn đó từ hoạt động kinh doanh từ

Một phần của tài liệu Mở cửa dịch vụ bán lẻ ở Việt Nam theo cam kết WTO (trường hợp BigC) (Trang 55)