Tiến trình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Động cơ mua bán các chất ma túy của phạm nhân ở trại giam Z30D (Trang 52)

TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

2.3.2. Tiến trình nghiên cứu.

2.3.2.1. Tiến trình nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thăm dò.

- Tìm hiểu một số kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây.

- Xây dựng hệ thống khái niệm công cụ làm phương tiện phục vụ cho công việc nghiên cứu.

* Nghiên cứu thăm dò. - Mục đích:

+ Xác định khách thể nghiên cứu.

+ Tìm hiểu khái quát về những động cơ thúc đẩy con người phạm tội mua bán các chất ma túy làm cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các giả thuyết khoa học và xây dựng hệ thống phương pháp tiếp cận đối tượng và khách thể nghiên cứu.

- Tiến trình nghiên cứu cụ thể:

+ Liên hệ với Lãnh đạo Cục V26 (Cục quản lý trại giam thuộc Bộ Công an) và Ban Giám thị trại giam Z30D để nắm bắt được tình hình đặc điểm của trại, tình hình phạm nhân nói chung và phạm nhân phạm tội về ma túy và mua bán ma túy nói riêng đang thi hành án phạt tù tại trại.

+ Lập kế hoạch báo cáo và xin phép Lãnh đạo Cục V26 và Ban Giám thị trại giam về mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phạm vi, thời gian, cách thức tiến hành nghiên cứu.

+ Xây dựng giả thuyết và hệ thống phương pháp ngiên cứu.

+ Tiến hành nghiên cứu thử để điều chỉnh công cụ và phương pháp nghiên cứu.

2.3.2.2. Tiến trình khảo sát thực trạng.

* Mục đích:

Nghiên cứu động cơ phạm tội mua bán các chất ma túy của phạm nhân đang thi hành án phạt tù.

- Bước 1: Thống kê số liệu phạm nhân đang thi hành án phạt tù tại trại giam Z30D tại thời điểm nghiên cứu (2007) và một số năm trước đó (xem phụ lục...).

- Bước 2: Tiến hành xử lý phân loại phạm nhân phạm tội về ma túy và phạm nhân phạm tội mua bán các chất ma túy (tại thời điểm tiếp cận số liệu - ngày 14 tháng 6 năm 2007).

Theo số liệu cập nhật ngày 14 tháng 6 năm 2007 (mà sau này sẽ thống kê, xử lý, phân tích trong luận văn) thì tổng số phạm nhân đang thi hành án là 7.678 người, gồm: 6.137 nam (chiếm 79,93 %) và 1.541 nữ (chiếm 20,07 %), trong đó có 2.655 phạm nhân phạm các tội về ma túy, chiếm 34,58 % tổng số phạm nhân.

- Bước 3: Tiến hành xử lý số liệu và chọn mẫu.

+ Trong 2.655 phạm nhân phạm tội về ma túy có: 2.563 phạm nhân phạm tội: tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt các chất ma túy; 74 phạm nhân phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; 18 phạm nhân phạm tội khác về ma túy.

+ Trong 2.563 phạm nhân phạm tội: tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt chất ma túy lại bóc tách và phân loại được 2.450 phạm nhân (chiếm 95,59 %) phạm tội mua bán các chất ma túy, gồm 1.625 nam (chiếm 66,33%) và 825 nữ (chiếm 33,67%). Số phạm nhân này được phân bố ở các phân trại như sau:

Bảng số 2: Phạm nhân phạm tội mua bán các chất ma túy ở trại Z30D. STT Phân trại Tổng số Nam Nữ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1 K1 525 341 64,96 184 35,04 2 K2 546 350 64,10 196 35,90 3 K3 266 162 60,90 104 39,10 4 K4 334 230 68,86 104 31,14

5 K5 347 184 53,03 163 46,97

6 K6 264 193 73,11 71 26,89

7 K7 168 165 98,21 3 1,79

+ Sau khi xác định được số phạm nhân phạm tội mua bán các chất ma túy ở từn phân trại và phân loại được về giới tính, nhóm 4 phân trại gồm: K1, K2, K4 và K6 thì thấy tỉ lệ tương đương với toàn trại về giới tính của các phạm nhân, cụ thể là: Tổng số phạm nhân phạm tội mua bán ma túy ở 4 phân trại K1, K2, K3, K4 là 1.669, trong đó có 1.114 nam (chiếm 66,75%) và 555 nữ (chiếm 33,25%). Chính vì vậy tôi quyết định chọn mẫu 300 khách thể tại 4 phân trại này để nghiên cứu đại diện cho toàn trại giam Z30D.

+ Căn cứ và danh sách 1.669 của 4 phân trại được phòng hồ sơ cung cấp, vì chọn khoảng 300 khách thể với tỉ lệ (tương đối) nam/ nữ là 2/1 nên tôi tính toán cứ 17 người sẽ chọn ra 2 phạm nhân nam và 1 phạm nhân nữ.

+ Như vậy, với 1.669 phạm nhân ở 4 phân trại, với quy ước 17 người sẽ chọn ra 2 phạm nhân nam và 1 phạm nhân nữ. Sau đó, dựa trên danh sách đã có, cứ 17 người liên tiếp sẽ chọn 2 phạm nhân nam ở vị trí đầu và cuối (tức vị trí số 1 và số 17 của nhóm) và chọn 1 phạm nhân nữ ở vị trí giữa (tức vị trí số 9), nếu các vị trí đã chọn không thỏa mãn điều kiện chọn mẫu sẽ lấy người ở vị trí gần nhất đáp ứng yêu cầu chọn mẫu. Kết quả chọn được 295 người, gồm 197 nam (tỉ lệ 66,78%) và 98 nữ (tỉ lệ 33,22%).

- Bước 4: Đề xuất Ban giám thị trại giam cho tiếp xúc nghiên cứu 295 hồ sơ đã được chọn mẫu.

- Bước 5: Đề xuất Ban giám thị trại tổ chức tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 295 phạm nhân đã được chọn mẫu và nghiên cứu hồ sơ.

- Bước 6: Đề xuất Ban giám thị tiến hành trao đổi, trò chuyện với một số cán bộ quản giáo, cán bộ hồ sơ và trinh sát cũng tại 4 phân trại trên.

- Bước 7: Đề xuất Ban giám thị trại và tiến hành tổ chức phỏng vấn sâu một số phạm nhân điển hình.

- Bước 8: Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn để thấy rõ được động cơ phạm tội mua bán các chất ma túy của phạm nhân.

- Bước 9: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa, đấu tranh và ngăn chặn loại tội phạm này.

Một phần của tài liệu Động cơ mua bán các chất ma túy của phạm nhân ở trại giam Z30D (Trang 52)