Đặc tính hình sự của tội phạm mua bán các chất ma túy.

Một phần của tài liệu Động cơ mua bán các chất ma túy của phạm nhân ở trại giam Z30D (Trang 45 - 49)

1.5.3.1. Khái niệm đặc điểm hình sự của tội phạm về ma túy.

Đặc điểm hình sự của tội phạm là tổng hợp những đặc điểm, thuộc tính riêng biệt vốn có, mang tính ổn định, phổ biến, có quy luật của tội phạm đó. Tội phạm ma túy nói chung và mua bán ma túy nói riêng vừa mang tính đặc điểm hình sự của tội phạm nói chung, vừa có những đặc điểm riêng biệt. Trong các tội phạm ma túy, ngoài tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, các tội phạm còn lại đều không có người bị hại, dấu vết tội phạm và người làm chứng hầu như không có, tin tức về trình báo, tố giác rất ít. Điều này cũng nói lên tại sao tội phạm ma túy phát hiện được ít, tội phạm ẩn chiếm tỷ lệ cao.

1.5.3.2. Đặc điểm hình sự của tội phạm mua bán các chất ma túy.

thường gọn nhẹ, dễ vận chuyển, cất dấu và lợi nhuận rất lớn. Trong khi đó, tội phạm về ma túy (được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự) là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có mức hình phạt tối đa là tử hình. Do đó, trước khi phạm tội, người phạm tội hoàn toàn biết rõ, nếu bị phát hiện và bị bắt giữ thì phải chấp nhận hình phạt rất nghiêm khắc, nhưng do buôn bán ma túy đem lại lợi nhuận siêu ngạch cho nên kẻ phạm tội bất chấp pháp luật, đó là động lực thúc đẩy con người lao vào con đường phạm tội. Đồng tiền đã làm chúng mờ mắt, không cần biết hậu quả, tác hại ghê gớm của ma túy gây ra cho cộng đồng, trong đó có cả người thân, thậm chí cả gia đình bọn tội phạm. Lợi nhuận cao và hình phạt nghiêm khắc là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự đấu tranh tâm lý của tội phạm là xác định: có phạm tội hay không? Nếu phạm tội thì bằng phương thức nào để vừa đạt mục đích mong muốn mà lại không bị sa lưới pháp luật? Điều này nói lên phương thức, thủ đoạn phạm tội của chúng rất tinh vi, xảo quyệt.

1.5.3.3. Phương thức, thủ đoạn phạm tội mua bán các chất ma túy. * Thủ đoạn móc nối tạo đường dây, tổ chức hoạt động mua bán ma túy. Nhằm tránh mọi sự phát hiện của các lực lượng phòng chống ma túy, tội phạm mua bán ma túy thường chuẩn bị rất công phu từ việc tạo dựng, thiết lập đường dây, lực chọn đồng bọn, chọn thời điểm hoạt động, tính toán cách thức tàng trữ, vận chuyển, địa điểm giao hàng. Thực tiễn hoạt động điều tra tội phạm ma túy, chúng ta thấy tội phạm mua bán ma túy thường hay móc nối với các đối tượng sau:

- Những đối tượng có tiền án, tiền sự về ma túy như: mua bán, tàng trữ, vận chuyển, tổ chức sử dụng và sử dụng ma túy.

- Những đối tượng gặp hoàn cảnh khó khăn, túng quẫn về kinh tế. - Những cán bộ thực thi pháp luật.

Những đối tượng phạm tội chuyên nghiệp thường tìm cách móc nối với những đối tượng trên bằng nhiều cách thức khác nhau như: kích thích vật chất, mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc...thông qua các mối quan hệ sẵn có hoặc làm quen để từng bước tạo dựng mối quan hệ, rồi từ đó tìm cách móc nối vào đường dây tội phạm.

* Thủ đoạn vận chuyển, cất giấu ma túy.

Ma tuý được vận chuyển bằng nhiều tuyến đường khác nhau, phương tiện sử dụng trong vận chuyển rất đa dạng, hầu như mọi phương tiện đều có thể sử dụng được. Đối tượng vận chuyển cũng rất đa dạng, đủ mọi thành phần lứa tuổi, cũng có thể là trong đường dây, cũng có thể được thuê vận chuyển như: phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ, trẻ em, người tàn tật, người gặp khó khăn, túng quẫn về kinh tế, thất nghiệp, chán đời....

Đối tượng phạm tội cất giấu ma túy bằng nhiều thủ đoạn rất tinh vi, khó phát hiện, những nơi thường cất giấu như: trong người, trong hành lý, trong các phương tiện, vật dụng trong gia đình, chỗ ở, chỗ làm việc...

* Thủ đoạn giao nhận và thanh toán ma túy.

Việc giao nhận ma túy là khâu rất quan trọng trong quá trình thực hiện tội phạm ma túy, nếu bị phát hiện trong giai đoạn này, đối tượng phạm tội khó trốn tránh trách nhiệm hình sự của mình. Do vậy, đối tượng phạm tội tính toán rất kỹ khi thực hiện hoạt động này.

Ma túy và tiền có thể được trao đổi ở các địa điểm khác nhau, nhận tiền một nơi, nhận ma túy ở một nơi khác, nhưng cũng có thể tiền và ma túy được giao nhận cùng một lúc. Nơi giao nhận thường là nơi rất kín đáo, ít người qua lại, có thể tại nhà, khách sạn hay trên đường đi...và được thay đổi thường xuyên, do vậy việc phát hiện hành vi giao nhận ma túy là rất khó khăn.

của cơ quan công an. Những đối tượng này thường mướn nhà trong các hẻm có nhiều ngõ ngách với thời gian ngắn rồi chuyển sang địa bàn khác...và luôn thay đổi. Đây là những đối tượng dễ đối phó hơn vì họ trực tiếp bán ma túy cho con nghiện và dễ bị quần chúng nhân dân phát hiện.

* Thủ đoạn thông tin liên lạc, khai báo và đối phó khi bị bắt.

Đối tượng phạm tội mua bán ma túy, ngoài việc sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc công cộng, chúng còn trang bị các phương tiện thông tin khác như: điện thoại cố định, điện thoại di động để liên lạc với nhau. Một đối tượng trong đường dây mua bán ma túy thường sử dụng nhiều điện thoại di động, thường xuyên thay đổi số điện thoại, không lưu số máy hoặc tin nhắn của đồng bọn. Ngôn ngữ chúng thường sử dụng là ngôn ngữ “lóng”.

Khi bị phát hiện, bắt giữ, các đối tượng thường tìm cách tách ma túy ra khỏi người, không nhận hàng của mình hoặc nhận mang hộ một người khác không rõ lai lịch, địa chỉ. Đồng thời chúng còn tìm cách thông báo cho đồng bọn để tẩu tán tang vật và chạy trốn. Những đối tượng bị bắt thường chối tội, lì lợm, khai nhỏ giọt, vừa khai vừa thăm dò ý của cán bộ lấy lời khai.

Một phần của tài liệu Động cơ mua bán các chất ma túy của phạm nhân ở trại giam Z30D (Trang 45 - 49)