Nhân cách người phạm tội.

Một phần của tài liệu Động cơ mua bán các chất ma túy của phạm nhân ở trại giam Z30D (Trang 35)

Ngày nay vấn đề nhân cách đang trở thành trung tâm nghiên cứu của các ngành học như triết học, xã hội học, đạo đức học, y học, giáo dục học, tâm lý học...Do đó có rất nhiều trường phái với nhiều quan niệm đa dạng. Tuy vậy, vẫn chưa có một trường phái nào giải quyết một cách thỏa đáng, toàn diện vấn đề bản chất của nhân cách.

Để có một khái niệm nhân cách toàn diện cần phải xuất phát từ quan điểm mácxít về bản chất xã hội của nhân cách. Nhân cách là những đặc điểm tâm lý xã hội nói lên giá trị xã hội, cốt cách làm người hay nhân cách chính là thước đo về mặt xã hội trong sự phát triển cá thể người. Nhân cách của con người là mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội [27; 55].

Như vậy, nhân cách không phải tự nhiên mà có, cũng không phải do được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đường sinh vật mà được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường sống. Nhân cách người phạm tội cũng vậy, nó được hình thành trong quá trình thực hiện tội phạm, trong quá trình tác động qua lại giữa cá nhân với môi trường xã hội tiêu cực.

Người phạm tội là người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, khi người đó đủ tuổi theo luật định, có năng lực trách nhiệm hình sự và họ là người có lỗi đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra.

Như vậy, nhân cách người phạm tội là những đặc điểm tâm lý không phù hợp với những chuẩn mực xã hội và luôn trái ngược với lợi ích của Nhà nước và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Động cơ mua bán các chất ma túy của phạm nhân ở trại giam Z30D (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)