Hoạt động phòng hộ và kinh doanh từ sự biến động của tỉ giá với công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (Trang 37)

II. HOẠT ĐỘNG PHÒNG HỘ VÀ KINH DOANH TỪ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỈ GIÁ

1. Hoạt động phòng hộ và kinh doanh từ sự biến động của tỉ giá với công cụ phái sinh

phái sinh

Các biện pháp phòng hộ rủi ro và kinh doanh tiền tệ thông qua các công cụ phái sinh thường được nhắc đến như là những công cụ của các nhà đầu tư phòng hộ hoặc kinh doanh cho một danh mục nhỏ, nhưng trong thực tế nó cũng là một trong những phương tiện được các ngân hàng sử dụng cho hoạt động phòng hộ cũng như kinh doanh của mình.

Các ngân hàng có thể là chủ thể cung cấp các công cụ phái sinh cho khách hàng nhưng đồng thời cũng có thể là người mua các công cụ đó từ các tổ chức khác. Một ngân hàng tại một thời điểm với cùng một kì hạn thực hiện có thể ở nhiều vị thế khác nhau với các nhà đầu tư khác nhau: ngân hàng có thể là người bán quyền chọn mua ngoại tệ X cho khách hàng A, là người bán quyền chọn bán ngoại tệ X cho khách hàng B, là người sẽ hoán đổi cho khách hàng C 1 triệu đô đơn vị tiền tệ X sang đơn vị Y với một tỉ giá xác định trước nào đó…Đôi khi vì ngân hàng có nhiều vị thế khác nhau với cùng 1 loại tiền tệ với cùng một kì hạn thực hiện, ngân hàng có thể ngẫu nhiên không phải chịu rủi ro tỉ giá hoặc ngân hàng đã có những biện pháp điều chỉnh để các vị thế đối lập cân bằng nhau, nhưng có thể nói đó là một công việc hết sức khó khăn và không thể chủ động được. Vì vậy hầu như tất cả các ngân hàng đều thường đang ở một vị thế dương hoặc âm với một loại ngoại tệ nào đó, và vì thế ngân hàng có thể sử dụng các công cụ phái sinh để phòng hộ rủi ro tỉ giá cho vị thế đó.

1.1. Hợp đồng kì hạn

Hợp đồng kì hạn là một loại hợp đồng kinh tế giữa hai bên chủ thể đồng ý mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ nhất định tại một mức tỉ giá nhất định vào một thời điểm xác định trước trong tương lai.

Một ví dụ có thể đưa ra như sau: Giả sử tại thời điểm hiện tại ngân hàng A, với kì hạn là 3 tháng, ngân hàng đang có một trạng thái ngoại tệ ròng dương với đồng đô la Mĩ. Tỉ giá hiện tại là 17000đ/USD. Trạng thái ròng ngoại tệ dương tức là sau khi tổng hợp các vị thế của ngân hàng với đồng USD kì hạn ba tháng, ngân hàng sẽ có dư một lượng đô la Mĩ vào 3 tháng tới là 10 ( triệu USD). Ngân hàng giả sử nhận

được thông tin hỗ trợ là trong suốt 6 tháng kể từ thời điểm sau 3 tháng tới đồng đô la sẽ liên tục mất giá. Điều này tương đương với việc rằng với trạng thái ngoại tệ ròng dương trong ba tháng tới, ngân hàng sẽ phải là hoặc giữ lượng 10 triệu USD đó trong suốt 6 tháng sau đó hoặc là đổi ra VNĐ và phải chịu thua lỗ. Để tránh tình trạng này, ngân hàng sẽ kí một hợp đồng kì hạn với một tổ chức rằng sẽ bán cho tổ chức đó 10 triệu USD kì hạn ba tháng với một mức tỉ giá mà ngân hàng A cảm thấy hợp lí. Và như vậy ngân hàng A sẽ tránh được rủi ro tỉ giá nhờ hợp đồng kì hạn và thông tin dự báo.

Mặc dù vậy loại hợp đồng kì hạn này vẫn có một số nhược điểm. Trước hết đó là về độ chính xác của thông tin dự báo, nếu giả sử có một cú sốc nào đó trong vòng 3 tháng tới khiến cho thông tin dự báo của ngân hàng trái ngược với thực tế mới diễn ra, khi đó ngân hàng vẫn phải bắt buộc thực hiện các điều khoản trong hợp đồng kì hạn và nó sẽ khiến cho ngân hàng chịu thiệt hại do mức tỉ giá kì hạn xác định trước. Nhược điểm thứ hai cần kể đến đó là để có thể thực hiện được hợp đồng kì hạn, ngân hàng cần tìm được một tổ chức khác có kì vọng trái ngược với kì vọng của ngân hàng, điều này có thể giải quyết khi thị trường tài chính nói chung và thị trường công cụ phái sinh nói riêng phải thực sự phát triển.

1.2. Hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai cũng được định nghĩa tương tự như hợp đồng kì hạn, đó là một hợp đồng kinh tế giữa hai chủ thể đồng ý mua hoặc bán một số lượng tiền tệ nhất định tại một mức giá xác định vào một thời điểm xác định trước trong tương lai.Cách thức sử dụng và các đặc điểm của hợp đồng tương lai cũng tương tự như trong hợp đồng kì hạn, nhưng về mặt tổ chức thực hiện thì chúng có một số điểm khác biệt:

Hợp đồng tương lai Hợp đồng kì hạn

Địa điểm GD trên thị trường tập trung Thị trường phi tập trung

Tính chuẩn hóa Được chuẩn hóa Phi chuẩn hóa

Kí quỹ Bắt buộc Không cần kĩ quỹ

Thời điểm có thể kết thúc HĐ

Khi tài khoản kí quỹ bị tất toán

Thời điểm đáo hạn xác định trước

Rủi ro tín dung Không có Có

1.3. Hợp đồng hoán đổi

Hợp đồng hoán đổi là hợp đồng diễn ra việc mua và bán đồng thời một tiền tệ nhất định đối với mỗi bên trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau.

Cách thức sử dụng hợp đồng hoán đổi để phòng ngừa rủi ro ngoại hối cũng tương tự như là sử dụng hợp đồng kì hạn. Chỉ có điểm khác biệt là ngân hàng sẽ sử dụng hợp đồng hoán đổi tiền tệ thay cho hợp đồng kì hạn khi ngân hàng vừa có nhu cầu mua (bán) giao ngay ở thời điểm hiện tại vừa có nhu cầu bán ( mua ) kì hạn cùng một số lượng tiền tệ đó tại thời điểm đáo hạn.

1.4. Quyền chọn

Hợp đồng quyền chọn là một công cụ tài chính cho phép người mua hợp đồng quyền chọn có quyền mua hoặc bán một loại tiền tệ với một khối lượng nhất định tại một mức tỉ giá cố định thỏa thuận trước tại một thời điểm hoặc một khoảng thời gian xác định trước trong tương lai.

Hợp đồng quyền chọn là công cụ rất khác biệt so với hợp đồng kì hạn hay hợp đồng tương lai, nó cho phép người sở hữu nó có quyền mà không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền chọn đó. Với ưu việt này, để có được quyền chọn, người sở hữu phải trả một loại phí được gọi là quyền phí cho người bán quyền chọn.

Một điểm khác biệt nữa đó là thời điểm thực hiện quyền chọn phụ thuộc vào loại quyền chọn đó là kiểu Âu hay kiểu Mĩ. Quyền chọn kiểu Âu chỉ cho phép người sở hữu thực hiện quyền vào thời điểm đáo hạn trong khi quyền chọn kiểu Mĩ lại cho phép thực hiện trong suốt khoảng thời gian từ khi quyền chọn có giá trị thực hiện đến khi đáo hạn.

Vẫn với ví dụ trong phần hợp đồng kì hạn nhưng thay vì ngân hàng quyết định mua hợp đồng kì hạn, ngân hàng mua quyền chọn bán kiểu Âu. Giả sử giá thực hiện là 17.000 đ/USD. Giả sử thông tin dự báo chính xác, tại thời điểm đáo hạn USD mất giá so với VNĐ, tỉ giá là 15000 VNĐ/USD, khi đó nhờ có quyền chọn bán mà ngân hàng tránh được khoản lỗ là 2.000 (đ/USD)*10 triệu USD = 20 tỉ VNĐ. Ngược lại giả sử dự báo không chính xác, tỉ giá tại thời điểm 3 tháng sau là 17.500 (VNĐ/USD), khi đó ngân hàng không thực hiện quyền chọn bán mà sẽ mang bán trên thị trường và chỉ chịu mất phần phí quyền chọn.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Dự báo sự biến động của tỉ giá và ứng dụng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w