II. HOẠT ĐỘNG PHÒNG HỘ VÀ KINH DOANH TỪ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TỈ GIÁ
2. Hoạt động phòng hộ chéo
Phòng ngừa chéo là một phương thức phổ biến để giảm độ nhạy cảm giao dịch với rủi ro tỉ giá khi một đồng tiền không thể tự phòng ngừa. Giả sử một ngân hàng A có khoản ngân lưu ra bằng đồng tiền X trong vòng 3 tháng tới. Bởi vì ngân hàng có thể lo lắng đồng tiền X có thể tăng giá so với VNĐ nên ngân hàng muốn phòng ngừa vị thế này. Giả sử hợp đồng kì hạn và các kỹ thuật phòng ngừa khác không thể thực hiện được thì ngân hàng sẽ xem xét phòng ngừa chéo. Với phương pháp này, ngân hàng trước hết cần một đồng tiền phòng ngừa Y có tương quan cao với đồng tiền X. Tương quan giữa X và Y có thể là tương quan dương hoặc tương quan âm. Giả sử chúng có tương quan dương với nhau và hai đồng tiền X và Y đều có tương quan cao với VNĐ, ngân hàng sẽ mua một hợp đồng kì hạn 3 tháng cho đồng tiền Y. Mặt khác do hai đồng X và Y đều có tương quan cao với VNĐ nên có thể cho rằng tỉ giá giữa X và Y sẽ ổn định theo thời gian. Cụ thể ví dụ trong 3 tháng tới một ngân hàng Việt Nam phải thanh toán 1 triệu $. Tỉ giá hiện tại là
18.000đ/USD, ngân hàng nhận được thông tin là 3 tháng tới tỉ giá sẽ là 20.000đ/USD. Nhưng không thể sử dụng các biện pháp khác, ngân hàng cũng ko muốn dựng tiền mặt để mua đô la để chờ thanh toán. Giả sử có JPY tương quan cao và dương với USD. Ngân hàng mua kì hạn JPY. Giả sử tỉ giá JPY/USD là không đổi. Tại thời điểm 3 tháng sau, USD tăng giá với VNĐ, JPY tăng giá với VNĐ, ngân hàng thực hiện mua kì hạn với JPY, đổi JPY sang USD và thanh toán bằng USD. Như vậy là không có rủi ro tỉ giá. Đương nhiên trong thực tế ngân hàng sẽ phải tính số lượng JPY cần thiết, mức phí bỏ ra để thực hiện mua kì hạn và khả năng thực hiện biện pháp này còn phụ thuộc nhiều vào mức độ tương quan giữa các đồng tiền.