Tái chế e-waste đã trở thành một ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận lớn cho không ít doanh nghiệp tái chế trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn thịnh trị của KH&CN, các thành tựu KH&CN mới ra đời liên tục thay thế cho những mô hình cũ,
không thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng. Trong mỗi chiếc điện thoại di động,
lượng kim loại quý có thể chiếm tới 23% tổng trọng lượng của nó41. Nếu có công nghệ
tái chế phù hợp, kim loại quý và những loại vật liệu khác có thểđược thu hồi và hạn chế gây hại cho môi trường như ở các nước Trung Âu, rác thải điện tử thường được tập trung về Hungary, quốc gia có một hệ thống xử lý và tái chế hiện đại. Tuy nhiên,theo tổ chức Greenpeace, chỉ có khoảng 17% lượng máy tính và từ 3-5% điện
thoại di động cũ hỏng được tái chế, nói cách khác tỷ lệ rác điện tử không được tái chế
có thể lên tới 83%. Trong số rác điện tử được tái chế, có đến 80% được xuất khẩu đến
các nước nghèo, nơi những công nhân nghèo phải tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc
trong khi chiết xuất kim loại và linh kiện còn có thể sử dụng. Theo công bố của Ủy ban môi trường LHQ hiện có khoảng 75 - 85% e-waste được chôn trực tiếp xuống đất
56 hoặc thiêu cháy ra tro. Ước tính có trên 60 triệu tấn rác điện tử cần phải được tái sử
dụng, tái chế hoặc tiêu hủy vào năm 2013. Tỉ lệ tái chế có thể tăng tới 50% hoặc cao
hơn trong năm 2013 hay không còn tùy thuộc vào sự can thiệp của chính phủ hoặc những hỗ trợ về kinh tếcho người dùng. Nếu việc chôn lấp e-waste tạo ra những lo ngại về sự tổn hại đến sức khỏe con người và hệ sinh thái thì việc tái chế e-waste của các doanh nghiệp là những nỗ lực tích cực hạn chếXĐMT do rác thải này tạo ra.
Quá trình tái chế không chỉ giúp lấy lại các nguyên liệu quý có giá trị trong e- waste, tránh sự lãng phí trong khai thác tài nguyên thô qua việc tận dụng lại những nguyên liệu được tái chế. Tuy nhiên vấn đề ở đây là công nghệ tái chế tại các cơ sở, doanh nghiệp tái chế ở VN còn quá lạc hậu. Sau khi các kim loại và linh kiện điện tử
có giá trị được bóc tách và đem bán hoặc sửa chữa, phần còn lại của e-waste chủ yếu được đốt hoặc nghiền rồi pha thêm hóa chất để tạo ra sản phẩm mới, vốn là các sản
phẩm đơn giản như chai lọ, túi nylon với số lượng còn hạn chế. Tương tự như các
quốc gia đang phát triển khác, khu vực tái chế e-waste hiện nay vẫn được xem là khu vực hoạt động không chính tắc, e-waste có thể đến từ hoạt động thu gom tại các bãi rác công cộng, hoặc từ các cửa hàng phế liệu... Hiện chưa có thông tin chính thức cấp
quốc gia về giá trị của e-waste được thu gom và đưa đi tái chế, t có một số báo cáo của địa phương về giá trị của hoạt động tái chế phế liệu nói chung. Theo ước tính trong
một nghiên cứu năm 1995, giá trị của các nguyên liệu tái chế trong thị trường phi
chính thức tại TPHCM ước đạt 135 tỉ đồng, chỉ thấp hơn 15 tỉ so với ngân sách thành
phố chi cho hoat động quản lý chất thải năm 2004 (VEM 2004). Tại Hải Phòng trong
năm 2000 mua bán phế liệu gồm nhựa, giấy, kim loại và thủy tinh ước đạt 33 tỉ đồng , trong đó tái chế nguyên liệu đạt giá trị cao nhất là tái chế nhựa (11 tỉ đồng), theo sau là giấy (10 tỉ đồng), tiếp đến là kim loại (8.5 tỉ đồng) (VEM 2004).
Tái chế e-watse đòi hỏi những quy trình và công nghệ cao giúp giảm bớt các tác động có hại và tận thu được những nguyên liệu giá trị một cách hiệu quả. Ví dụ theo
tính chất của vật liệu, các thiết bị điện tử gia dụng thải được phân thành hai nhóm: - Các loại thiết bị như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa không khí...
- Ti vi, màn hình máy tính
Quy trình công nghệ tái chế các loại thiết bị này bao gồm các bước cơ bản sau:
Tiền xử lý tháo dỡ các phần chính; Cắt, nghiền làm giảm kích thước; và Phân tách, thu hồi các thành phần vật liệu. Mỗi loại e-waste sẽ đòi hỏi công nghệ tái chế có mức độ phức tạp và quy chuẩn kĩ thuật khác nhau (và tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc
gia).
Theo Trung tâm tái chế Yongin - Hàn Quốc, quy trình tái chế tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, máy giặt gồm 4 công đoạn cơ bản sau: Phân loại và tháo dỡ bằng tay; Cắt
nghiền phần thân thiết bị; Tách và thu hồi xốp urethane; và Phân tách thu hồi kim loại
và các vật liệu phi kim.
- Thiết bị điện, điện tử thải được thu gom và vận chuyển đến trung tâm tái chế, được
phân loại theo kích cỡ và đưa sang công đoạn tháo dỡ bằng tay. Trong quá trình
tháo dỡ, lốc máy nén, máy biến thế được tháo rời ra khỏi phần thân máy; chất làm lạnh (CFC R12), dầu máy của lốc máy nén được hút ra và cho vào thùng chứa.
- Phần thân tủ lạnh được đưa sang công đoạn cắt nghiền hai bậc, làm giảm kích thước lớn hơn 70 mm sau cắt nghiền bậc thứ nhất và lớn hơn 30 mm sau cắt
57 nghiền bậc hai. Công đoạn này phát sinh ra bụi polyurethane và được thu gom
bằng lọc túi.
- Vật liệu sau khi cắt vụn được đưa sang tách từ để phân tách các vật liệu có từ tính
và không có từ tính. Phần từ tính có chứa thành phần chủ yếu là sắt, được phân
tách và thu hồi. Phần không có từ tính được đưa qua thiết bị phân tách khí theo
trọng lượng nhằm phân tách riêng các hạt polyurethane ở pha nhẹ và các kim loại
màu ở pha nặng. Hạt polyurethane ở pha nhẹ được thu hồi bằng lọc túi. Phần kim
loại màu được cắt nghiền đến kích cỡ 5 - 8 mm. Qua hai lần phân tách bằng trọng lượng, các hạt plastic, nhôm và đồng được tách ra khỏi hỗn hợp và thu gom riêng.
Polyurethane và plastic có thể xử lý bằng phương pháp đốt hoặc được sử dụng làm
nhiên liệu phụ cung cấp năng lượng cho các nhà máy xi măng.
Theo Trung tâm tái chế Narae - Hàn Quốc, quy trình tái chế ti vi và màn hình máy
tính CRT được thu gom về được tháo dỡ bằng tay và phân tách riêng bóng đèn hình
CRTs, bo mạch in, nhựa, sắt vụn. Nhựa chủ yếu là polystyrene chịu nén và một phần
nhỏ acrylonitrile butadiene styrene (ABS) được tái chế sau khi nấu chảy, chiết tách và nghiền nhỏ. Quá trình tái chế CRTs bao gồm các công đoạn: cắt, nghiền, loại bỏ lớp
phủ màn hình, nén ép, rửa và thu hồi thủy tinh vụn. CRTs được cắt và phân riêng thành hai phần: thủy tinh màn hình được dùng trực tiếp làm nguyên liệu thô cho sản
xuất CRT mới, còn thủy tinh, đèn hình chứa chì được xử lý chì trước khi tái chế lại.
Bên cạnh đó, để mở rộng và phát triển hệ thống tái chế e-waste trên thế giới
Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng gợi ý với các nước đang phát triển một số phương pháp tái chế vật liệu như làm lạnh linh kiện để loại bỏ những thành phần độc hại hay các dây chuyền tháo gỡ tự động. Việc sử dụng các công nghệ mới này có thể mở ra hội tạo việc làm và kiếm thêm thu nhập cho người dân các nước đang
phát triển.
Việc tái chếđược thực hiện bởi quá trình tháo dỡ thành từng phần riêng biệt để tận dụng lại các nguyên liệu giá trị, quá trình này có thể giúp lấy lại 95% nguyên liệu của một chiếc máy tính cá nhân, và 45% nguyên liệu trong ống catot. Quá trình tái chế sẽ
làm giảm các tác động bất lợi đến môi trường nếu sử dụng công nghệ xử lý phù hợp
như ở Nhật, và tác động ngược lại nếu khai thác sức lao động của trẻ em, đốt bỏ rác thải này sẽ làm phát tán nhiều chất ô nhiễm ra không khí, rò rỉ nước thải dưới lòng đất, và khu vực nước mặt. Có thể thấy, chất thải điện tử có mức độ nguy hiểm lớn và ngày
càng gia tăng tại VN đến mức cần phải xúc tiến các hoạt động tái chế nhằm giảm thiểu lượng chất thải điện tử cũng như mang lại lợi ích kinh tế và tiết kiệm nguồn tài
nguyên. Bên cạnh đó, phát triển hoạt động tái chế sẽ góp phần phát triển công nghiệp
môi trường ở VN42 vốn là một lĩnh vực còn khá mới mẻ đối với các quốc gia đang phát
triển.
RMIT & Product Ecology (2004) đưa ra một số khó khăn đối với hoạt động thu gom và tái chế e-waste của các cơ sở:
- Thất bại của hệ thống bán lẻ để thu gom lại từ những người mua hàng (các sản phẩm không nhất thiết sử lý cùng thời điểm khi có thời gian bắt đầu xử dụng khác nhau).
42
Hà Vĩnh Hưng Huỳnh Trung Hải, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, ĐHBK Hà Nội và Jae-Chun Lee, Viện Khoa học địa chất và Tài nguyên khoáng sản Hàn Quốc
58 - Những sản phẩm cũ hơn khi bị thải bỏ rất khó tái chế chung khi không được
thiết kếđáp ứng yêu cầu tháo dỡ và tái chế.
- Tái chế các máy tính cũ, đốt màn hình CRTs, máy in, và máy photo cần được
bao cấp bởi giá trị tái chế các nguyên liệu từ các phế liệu này thấp hơn so với e- waste nói chung. Các phần khác của máy tính có chi phí tái chế thông qua việc bán lại phần nguyên liệu hoặc linh kiện chưa hỏng. Một màn hình cũ ước tính việc thiêu hủy có giá từ 40-60$/sản phẩm, CPU mới hơn có giá tái chế khoảng 500$/tấn (10.000.000 đ/tấn), máy in và máy scan gần như không có giá trị để
tận thu.
Các sáng kiến tái chế và thu gom e-waste hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài thời gian sử dụng của các nguyên liệu thô, từđó hạn chếđược những chất
độc hại xâm nhập vào môi trường. Đối với nền kinh tế, hoạt động tái chế góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho không ít lao động (nghiên cứu của Platt & Hyde năm 1997
cho biết việc xử lý 1000 tấn máy tính các loại tạo ra trung bình 30 việc làm cho người
lao động. Cũng như các quốc gia đang phát triển khác, VN chưa có chính sách cụ thể
và dài hạn cho các doanh nghiệp tái chế thiết bị điện tử. Theo ông Lê Văn Khoa, Giám đốc Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM, vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, chất thải nhựa gây ra đang được các ngành chức năng quan tâm, nhưng trên thực tếchưa có
giải pháp nào hữu hiệu, dù tiềm năng là rất lớn.
Nhìn chung, hoạt động tái chế e-waste mang tính phức tạp (bởi phần lớn các linh
kiện điện tử không nhằm đến mục tiêu tái chế sau sử dụng) đòi hỏi các doanh nghiệp, các cơ sở tái chế có quy trình kỹ thuật, có nguồn lực đảm bảo vận hành các công nghệ
tái chế mới, tiên tiến trên thế giới hiện nay. Tái chế sẽ là hoạt động có lợi góp phần
bảo vệ môi sinh khi việc tái chế không làm hoặc hạn chế phát sinh các chất độc hại vào môi trường, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư xung quanh khu vực tái chế. Hoạt động tái chế ở VN hiện nay chưa
thực sự có được hệ thống chính sách điều tiết và hướng dẫn, do đó cũng tương tự như
hoạt động thu gom, các các sở tái chế mang tính tự phát, nhỏ lẻ và nằm rải rác trong
cộng đồng. Như vậy thực trạng này cho thấy cần thêm sự can thiệp của nhà nước để phát huy được hiệu quả của hoạt động tái chế e-waste tại VN, qua đó mở rộng trách nhiệm của doanh nghiệp, cơ sở tái chế trong xử lý XĐMT do e-waste gây ra thay vì
nguy cơ phát tán thêm xung đột như hiện nay.