Trách nhiệm của các cơ sở thu gom e-waste

Một phần của tài liệu Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác (Trang 58)

Thác thải thông thường có hình thức thu gom đa dạng, ở khu vực đô thị người dân

thường để rác ngay trước cửa nhà để công nhân của công ty môi trường đô thị đến thu dọn (nhiều lần trong ngày), ở khu vực nông thôn rác thải chủ yếu ở dạng hữu cơ dễ

phân hủy được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, các dạng khác có thể được thu gom bởi các hợp tác xã. Tại Hà Nội có thể kể đến Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) là đơn vị lớn nhất quản lý chất thải

duy trì vệ sinh môi trờng đô thị. Điều đáng lưu ý đối với việc thu gom rác thải tại VN

đó là rác thải thường bị trộn lẫn thành phần (rác y tế, rác sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp), không phân thành rác hữu cơ, rác vô cơ... như ở một số nước phát triển khác gây ra những khó khăn cho khu vực tái chế, tái tạo.

Ở VN e-waste không được đem ra các bãi thu gom đặc thù như ở Nhật Bản, hay các quốc gia Châu Âu (bãi rác cho sản phẩm điện tử) mà thường được chuyển đến bộ

phận trung gian – cơ sở thu gom, doanh nghiệp thu gom – để thu hồi những giá trị còn lại trước khi thải bỏ hoàn toàn tại bãi rác chung. E-waste thường được một số nhà buôn phế liệu mua về tháo gỡ, phân thành ba loại: nhựa, sắt và những linh kiện điện

tử. Sau đó, sắt và nhựa được bán lại cho các cơ sở tái chế, còn những chi tiết điện tử khác như RAM, ổ cứng, bo mạch, bộ nguồn... thì được thợ điện tử, máy tính tận dụng. Ở TP.HCM chợ Nhật Tảo, quận 10 hiện có nhiều cơ sở chuyên mua bán e-waste, sau

khi được phân loại, số phế liệu không thể bán được sẽ được các xe chở rác đô thị đưa đến các bãi rác. Một chủ cửa hàng thu mua hàng điện máy cũ cho biết: “ở VN không có chuyện vứt các loại điện thoại hay máy tính cũ, hư ra đường như rác mà thường người sử dụng bán lại cho các tiệm sửa chữa hay những người mua ve chai. Các sản

phẩm thải ra này sau đó được người ta rã ra để thu gom linh kiện, hoặc lấy kim loại

và vỏ máy đem bán lại cho các cơ sở tái chế”. Những linh kiện điện tử đó tiếp tục

được mua lại, phân loại và chuyển cho các cửa hàng đồ điện tử tân trang rồi… bán lại cho người sử dụng. Hiện nay lao động thu gom rác thải này tại TPHCM gồm hơn 1.000 cơ sở cùng hàng chục ngàn “người mua ve chai” thực hiện hoạt động phân loại

e-waste tương đối hiệu quả, giúp xã hội tận dụng được những nguyên liệu quý thay vì tất cả bị đưa ra bãi rác. Một chủ doanh nghiệp điện tử cho rằng: “Cũng dễ hiểu khi VN

chưa có những bãi rác chuyên xử lý rác thải điện tử - CNTT như các quốc gia khác vì chúng ta biết tận dụng để ‘tái sinh’ chúng. Lợi thì có lợi đấy nhưng nguy hại cũng

không phải ít. Tái sinh quá nhiều lần sẽ làm chất lượng sản phẩm được làm từ nguồn

nguyên liệu này không bảo đảm”.

Ủy ban sức khỏe môi trường của Bang Santa Clara chỉ ra 5 mô hình thu gom: • Thu gom e-waste do biến cố kinh tế, môi trường và xã hội (diễn ra trong 1 hoặc vài ngày)

• Hệ thống thu gom dài hạn

• Thu gom đường phố

• Thu gom bởi hệ thống bán lẻ

54 Nếu việc thu gom qua các đại lý, các cơ sở thu gom, người mua bán ve chai diễn ra

đối với e-waste trong một quốc gia thì trên thế giới hiện nay còn xuất hiện một dạng

thu gom e-waste phổ biến khác: nhập khẩu e-waste để tái sử dụng và tái chế. Tại VN,

trong khoảng mười năm gần đây, lượng máy tính đã qua sử dụng được nhập khẩu ngày

càng tăng dần. Bên cạnh những lợi ích trước mắt đối với người sử dụng có thu nhập

thấp, việc nhập khẩu e-waste dưới hình thức tái sử dụng khiến những nhà hoạt động môi trường phải nghi ngại. Trong nhiều bản thông báo phát đi trên toàn cầu, Mạng lưới hành động công ước Basel (Basel Action Network) khẳng định: “Một lượng lớn

máy tính và thiết bị điện gia dụng đã qua sử dụng từ Mỹ và châu Âu đã được thu gom

và chuyển sang các nước chậm phát triển, trong đó VN. Một bản báo cáo của ban vận động thành lập Hiệp hội Máy tính thương hiệu Việt cho biết, hơn 60% máy tính đang

sử dụng tại VN đã qua sử dụng có nguồn gốc chủ yếu từ Mỹ và các nước châu Âu.

Những lô hàng này được nhập khẩu chính thức qua các cảng biển và buôn lậu tại các (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cửa khẩu giáp với Campuchia”

Đối với các quốc gia xuất khẩu e-waste, quan điểm tái sử dụng sản phẩm điện tửở

các nướcđang phát triển hoặc các nướcở thế giới thứ 3 được xem như một hành động

nhân đạo. Ông Vincent Yu, tổng giám đốc Fortune Sky cho biết: "Ở các nước đó thị trường máy tính cũ rất lớn. Tôi nghĩ chúng sẽ không gây ô nhiễm gì đâu! Nếu các thiết

bị vẫn còn dùng được thì đó là điều tốt cho mọi người." Thực tếđược đặt ra ở đây là bài toán lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất khẩu, Cục BVMT của Hoa Kỳ (EPA) cho biết chi phí xuất khẩu rác điện tử rẻ hơn 10 lần so với chi phí xử lý trong nước. Ông Matt Hale, phụ trách chất thải rắn của EPA cho biết, “EPA cũng nhận thức được

vấn đềnhưng cấm xuất khẩu không phải là một giải pháp tốt...”“vì đa số hàng điện tử được sản xuấtở nước ngoài nên đem chúng đi tái chếởnước ngoài là chuyện hợp tình hợp lý” và "Điều chúng ta cần làm là hợp tác trên phương diện quốc tế để nâng cao tiêu chuẩnở nơi nhận tái chế".

Thực tế cho thấy thông tin về xuất khẩu e-waste từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia kém phát triển không hoàn toàn vì mục đích tái sử dụng còn khá ít ỏi. Các quốc gia này thường có xu hướng xuất khẩuống cực catot trong màn hình tivi và máy tính để giảm chi phí thu hồi và tái chế trong nước, đồng thời hạn chế được những tác

động bất lợi về môi trường không được lường trước. Một công ty tái chế uy tín của

Hoa Kỳ về hoạt động bóc tách chì và các chất nguy hại ra khỏi e-waste cho biết “các công ty thường hạn chế tốiđa chi phí cho xử lý e-waste, thậm chí họ chấp nhận trả tiền để e-waste được xử lý ở nhữngnơi không đủđiều kiện”.

Ông Puckett40 và các cộng sự trong dự án phát triển dữ liệu về e-waste đã mô tả

một cách khá chi tiết thực trạng xuất khẩu e-waste như sau: Thay vì phải đối diện trực

tiếp với vấnđề e-wate, Hoa Kỳ cũng như các nền kinh tế phát triển khác là những nơi người dân sử dụng một lượng lớn sản phẩm điện tử làm phát sinh một lượng e-waste

không nhỏ, đã điều tiết bằng cách xuất khẩu những rủi ro liên quan đến e-waste sang

các quốc gia đang phát triển ở Châu Á... Các nguồn tin từ ngành công nghiệp tái chế

cho biết từ 50 đến 80% e-waste được thu gom tại khu vực phía tây Hoa Kỳ không được tái chế trong lãnh thổ, mà được xếp vào các container vận chuyển bằng đường

biển sang các quốc gia khác như Trung Quốc. Theo đại diện Văn phòng kế toán của

Hoa Kỳ cho biết: “đến nay không một ai, thậm chí là những doanh nghiệp tái chế uy

tín biết được số phận của rác thải có nguồn gốc từ Hoa Kỳ tại Châu Á như thế nào, và

40

55

hoạt động tái chế ở khu vực đó ra sao. Rõ ràng nhiều người không thật sự muốn biết

về điều này”. Tác động của e-waste tại các nước đang phát triển hiện chưa được quản lý đến cuối vòng đời sản phẩm, nhiều kim loại được sử dụng trong thiết bị điện và điện

tử được nhập khẩu với mục đích bóc tách các kim loại quý hiếm như vàng tại Peru,

Tanzania và một số quốc gia Châu Á khác. Hoạt động nung chảy e-waste ngoài trời,

các bể axit và các bãi chôn lấp độc hại đã đưa một lượng lớn các chất ô nhiễm vào môi

trường đất, không khí và nước, từ đó dẫn đến đầu độc sức khỏe của những người dân

nghèo ở Châu Á. Các nhà BVMT cho rằng các công ty này hầu như không kiểm tra

xem hàng còn dùng được hay không trước khi xuất. "Tái sử dụng chỉ là cái cớ. Nó là tờ thông hành mớiđể xuất khẩu".

Các doanh nghiệp thu gom e-waste tại các nước đang phát triển hiện đang là cánh tay nối dài cho các tập đoàn xử lý rác thải ở các quốc gia phát triển, khi chưa ý thức được những tác động môi trường nghiêm trọng do e-waste gây ra. Mở đầu cho các hành động tích cực của VN trong việc hạn chế thu gom e-waste Quyết định 20/2006/QĐ-BCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính - Viễn thông ban hành danh mục sản

phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng không được nhập khẩu vào VN, gồm: máy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chữ, máy điện tử bỏ túi, máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy in các loại, thiết bị

vô tuyến (bao gồm cả điện thoại di động), camera, thiết bị giải mã và chọn kênh (settop box), cáp viễn thông bao gồm cáp đồng và cáp quang, linh kiện và phụ kiện. 10

nhóm sản phẩm kể trên vốn là những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất VN với ưu

thế là giá rẻ, phù hợp với khả năng mua sắm của người sử dụng bình dân, người mới

tiếp cận với công nghệ thông tin trong khi hàng chính hãng (trong nước và nước ngoài) lại có giá cao hơn.

Nếu thu gom ban đầu được đánh giá là những đóng góp nỗ lực cho việc phân loại

e-waste tại VN của các doanh nghiệp, các cơ sở thu gom thì việc nhập khẩu e-waste thể hiện cho sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với vấn đề môi trường nói

chung, xử lý XĐMT do e-waste gây ra nói riêng. Việc chấp hành các quy định của nhà

nước về xuất nhập khẩu e-waste được xem là hành động tích cực thể hiện trách nhiệm

của doanh nghiệp thu gom để xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường do e-waste, giảm thiểu

gánh nặng e-waste lên hệ thống xử lý của con người và hệ sinh thái.

Một phần của tài liệu Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác (Trang 58)