Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử

Một phần của tài liệu Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác (Trang 54)

Định hướng phát triển VN đến năm 2020 đặt mục tiêu trở thành một nước công

nghiệp, coi việc phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin là một trong

những ngành mũi nhọn. Là một ngành sản xuất mới, đặc điểm chủ yếu của công nghiệp điện tử VN trong giai đoạn đầu của sự phát triển là nhập khẩu công nghệ, nhập

khẩu linh kiện, lắp ráp các mặt hàng, thiết bị điện tử công nghiệp và tiêu dùng. Bước đầu công nghiệp điện tử ở VN cùng với các ngành khác như bưu chính viễn thông, tự động hóa, công nghệ thông tin đã mang lại bộ mặt mới trong đời sống sinh hoạt xã hội,

góp phần đáng kể vào thu nhập quốc dân.

Trong năm 2005 VN có khoảng 50 cơ sở sản xuất, lắp ráp linh kiện, thiết bị điện

tử. Định hướng phát triển ngành công nghiệp này đến năm 2020, tổng số các cơ sở

công nghiệp điện tử sẽ tăng lên khoảng 120 - 150 cơ sở. Hiện tại ngành công nghiệp này đã hình thành một số các cơ sở sản xuất linh kiện điện tử như đèn hình ti vi, monitor, tụ điện, điện trở, mạch in… Hiệp hội các doanh nghiệp điện tử VN (VEIA) cho biết ngành điện tử VN khi đó có tốc độ tăng trưởng 20% - 30%/năm; xuất khẩu

sang 35 nước; kim ngạch xuất khẩu luôn tăng…Theo số liệu thống kê qua nghiên cứu

của Viện KH&CN Môi trường cho thấy, lượng thiết bị điện, điện tử gia dụng thải tăng

khoảng 15%/năm37 (xem bảng).

Bảng 3: Phế thải gia dụng từ 2001 - 2006

Đơn vị tính: chiếc

Năm TV Tủ lạnh Máy giặt Điều hòa

nhiệt độ Radio/ Cassette Tổng số 2001 73.752 13.011 4.159 1.160 72.626 164.708 2002 49.074 9.890 3.387 996 25.679 89.026 2003 56.707 12.365 4.419 1.344 21.669 96.503 2004 65.707 15.490 5.774 1.815 18.465 107.251 2005 76.107 19.398 7.542 2.451 15.764 121.262 2006 125.000 30.789 11.928 3.889 49.799 221.406 Tổng số 446.347 100.942 37.209 11.655 204.002 800.156

Một trong những giải pháp giúp giải quyết tận gốc vấn đề rác điện tử là gắn trách

nhiệm vào nhà sản xuất. “Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) là chiến lược

BVMT nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi từ sản phẩm, hoặc quá trình sản xuất đối

với môi trường thông qua hình thức quy định trách nhiệm cho nhà sản xuất trong suốt

vòng đời sản phẩm: thu hồi sản phẩm, tái chế và xử lý sản phẩm sau cùng.

Một số quốc gia ở Châu Á như Nhật Bản từnăm 1998 đã ban hành chính sách yêu cầu nhà sản xuất phải thu gom lại các sản phẩm điện tử của hãng có chứa chì như các

công ty: Sony, Panasonic, Hitachi, Sharp, NEC. Các chuyên gia cho rằng việc gắn

trách nhiệm cho nhà sản xuất sẽ mang lại hai lợi ích. Thứ nhất, các nhà sản xuất sẽ đưa

37

Hà Vĩnh Hưng, Huỳnh Trung Hải, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, ĐHBK Hà Nội và Jae-Chun Lee, Viện Khoa

50 chi phí quản lý rác vào giá thành sản phẩm. Thứ hai, cách làm này sẽ thúc đẩy họ thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường hơn và kéo dài vòng đời

của sản phẩm như thay vì thiết kế một chiếc ti-vi hay máy tính chỉ sử dụng được trong ba năm, nhà sản xuất sẽ phải thiết kế chúng có độ bền cao hơn để giảm thiểu công sức

và tiền bạc cho việc tái chế rác điện tử. Bởi vậy EPR được coi là một trong những

chiến lược hiệu quả thực hiện quá trình phát triển bền vững ở các quốc gia.

Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử không chỉ cho

thấy những nỗ lực trong tái chế, loại bỏ những hóa chất độc hại, mà ngày càng có nhiều công ty sản xuất ra những sản phẩm dùng những chất liệu thân thiện với môi trường và kinh tế, giảm thải carbon, ngăn ngừa hiện tượng ấm lên của toàn cầu. Trong những năm qua, nhiều hãng sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng đã nỗ lực giảm

lượng vật liệu độc hại trong linh kiện và sản phẩm của họ. Apple và các nhà sản xuất máy tính khác còn ký chung một cam kết loại bỏ dần những chất phụ gia chống cháy và nhựa PVC trong các thành phần cũng như bảng mạch điện tử nhằm BVMT.38 Chính sách tái chế của các hãng sản xuất thiết bị điện tử là những minh chứng rõ ràng cho thấy hiệu quả của chính sách EPR đối với việc giảm thiểu chất thải nguy hại, e-

waste trong đời sống xã hội (Xem bảng 3: Phụ lục).

Tại VN các hãng điện tử cũng bắt đầu đưa ra một số chính sách nhằm nâng cao nhận thức của người dân về e-waste, đồng thời thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất đối với sản phẩm điện tử. Tháng 2-2010, hãng điện thoại Nokia đã trao tặng Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM 290 thùng rác được sản xuất từ nguyên liệu từ

việc tái chế 7.363 chiếc điện thoại và 9.222 món linh kiện hỏng trong chương trình “tái chế điện thoại, BVMT” trong năm 2009.

Bên cạnh việc mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất, để thể hiện trách nhiệm đối

với xử lý và ngăn ngừa XĐMT, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử có thể sử

dụng thiết kế thân thiện môi trường (DfE) và đánh giá vòng đời sản phẩm. DfE là sự

tích hợp có hệ thống những cân nhắc về môi trường trong thiết kế sản phẩm. Đánh giá

vòng đời sản phẩm (LCA) là một công cụ mạnh và đôi khi phức tạp, cung cấp thông

tin về các tác động môi trường trong suốt các giai đoạn phát triển khác nhau của sản

phẩm và được mô tả theo vòng đời sản phẩm. Đánh giá vòng đời sản phẩm giúp so

sánh các sản phẩm cùng loại qua thời gian, nhận biết các cơ hội cải tiến trong suốt

vòng đời sản phẩm. Nó cũng có ích trong việc so sánh các sản phẩm với cùng chức năng. LCA tạo điều kiện định lượng được năng lượng và nguyên vật liệu thô sử dụng

là bao nhiêu, và bao nhiêu chất thải rắn, lỏng, khí thu được tại mỗi giai đoạn của vòng

đời sản phẩm. Vì tất cả sản phẩm đều có tác động nhất định đến môi trường, LCA có

thể được dùng để nhận biết những thành phần nào có gánh nặng lớn hơn. Điều này cho

phép xác định các thức cải tiến sản phẩm, giảm thiểu tác động môi trường của sản

phẩm.

Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử, DfE và LCA là hai khái niệm hướng đến

giảm thiểu mật độ kim loại, chất độc hại và nâng cao khả năng tái chế cho sản phẩm điện tử. Các nhà sản xuất cần sử dụng các nguyên liệu có khả năng tái chế cao cho sản

phẩm điện tử cũng như thiết kế vật lý của sản phẩm phải có khả năng thay thế được.

Các nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử hiện nay đã giảm thiểu được việc sử dụng nhựa

cho các sản phẩm, điều này giúp cho quá trình tái chế trở nên thuận tiện hơn. Các nhà

sản xuất cũng cần đảm bảo rằng mỗi sản phẩm đều dễ dàng được tháo dỡ, thuận lợi

51 cho quá trình tái chế. Lợi ích của DfE được O’Meara Sheehan (2003) nhấn mạnh “Nếu các nhà sản xuất có thể thiết kếmáy tính, điện thoại... để dễ dàng tách rời và tái chế thì hoạt động sản xuất sẽ dễdàng hơn rất nhiều ở bất cứnơi đâu”. Tổ chức Environment

Victoria (2005) đưa ra một số quan điểm về cải tiến sản xuất sản phẩm điện tử như

sau:

- Giảm thiểu tổng số các bộ phận và kim loại được sử dụng trong chế tạo

- Dán nhãn nguyên liệu hoặc mã hóa chúng để thuận tiện cho quá trình tái chế

cũng như cung cấp thông tin về mức độđộc hại trong linh kiện. - Ưu tiên sử dụng các dạng kim loại dễ tái chế thay cho nhựa. - Tiêu chuẩn hóa các linh kiện để dễ dàng tháo dỡ.

- Tránh sử dụng các loại keo khiến việc tái chế nguyên liệu hãy lắp ráp linh kiện trở nên khó khăn.

- Giảm thiểu sử dụng ốc vít, thay thế bằng những linh kiện có khớp nối.

- Hạn chế sơn phủ và màu nhuộm là những chất có thể gây khó khăn trong quá

trình tái chế.

- Sử dụng sơn nước để thay thế là chất có thể dễ dàng xử lý.

- Thiết kế linh kiện máy tính và các thiết bị ngoại vi bằng nguyên liệu thoái biến sinh hoạt.

- Liên tục đánh giá việc sử dụng các sản phẩm “rẻ” có thể làm giảm giá trị của sản phẩm và giảm khảnăng tháo dỡ và tái chế.

- Chia sẻ các kiến thức và công nghệ giữa các nhà sản xuất và các bên liên quan. - Khuyến khích và thúc đẩy quy trình cung ứng xanh cho người mua.

- Chuyển đổi mô hình bản lẻ hiện tại từ cung cấp sản phẩm sang cung cấp dịch vụ.

Nhãn sinh thái là một danh hiệu được cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm

môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm

đó. Ðược dán nhãn sinh thái là một sự khẳng định uy tín của sản phẩm và của nhà sản xuất, do đó các sản phẩm có nhãn sinh thái thường có sức cạnh tranh cao và giá bán ra thị trường cũng thường cao hơn các sản phẩm cùng loại. Như vậy, nhãn sinh thái là công cụ kinh tế tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách

hàng. Do đó, rất nhiều nhà sản xuất đang đầu tư để sản phẩm của mình được công nhận là “sản phẩm xanh”. Trong sản xuất sản phẩm điện tử nhãn sinh thái giúp người

tiêu dùng có được thông tin mua bán bởi sản phẩm đã được chứng thực. Tại Châu Âu máy tính cá nhân bắt buộc phải sử dụng chứng thức nhãn sinh thái dưới các hình thức sau39:

• Chứng nhận TCO ’95 and TCO ’99 của Liên hiệp hội nghề nghiệp của Thụy Điển

đối với sản phẩm máy tính cá nhân gồm CPU, màn hình, bàn phím

• Nhãn môi trường Bắc Âu là một dạng nhãn môi trường đa quốc gia có giá trị xác nhận đối ở các quốc gia như: Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Ailen và Nauy. Nhãn

39

Meinhardt Infrastructure & Environment Pty Ltd 2001, Computer & peripherals material project, viewed 10 May 2006, http://www.deh.gov.au/settlements/publications/waste/electricals/computerreport/index.html

52

được sử dụng CPU, màn hình, bàn phím và hiệu quả năng lượng, tiêu thụ ít điện, và

đáp ứng các đòi hỏi của sinh thái liên quan đến việc lựa chọn nguyên liệu và cấu trúc,

độ an toàn vềđiện và những rủi ro cháy nổ

• Tổ chức Thiên thần xanh là một tổ chức phi lợi nhuận hình thành từ chiến lược quản lý sản phẩm của các nhà máy sản xuất tại Đức. Biểu tượng thiên thần xanh được sử

dụng để chứng nhận việc đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của các công ty sản xuất thiết bị điện tử. Trong số các nhãn sinh thái được sử dụng tại Châu Âu, nhãn Thiên thần xanh có giá trị chứng nhận cao nhất và xuyên suốt trong ngành công nghiệp điện tử. Từ năm 2000 chính phủ Nhật Bản bắt đầu xây dựng chương trình dán nhãn sinh thái cho máy tính cá nhân (Environment Victoria 2005, p. 30). Tiêu chuẩn của nhãn

sinh thái được sử dụng để thiết kế cho tái chế, thu gom, giới hạn lượng chất nguy hại, tiết kiệm điện năng (Environment Victoria 2005, p. 30).

Hiện nay các nhà sản xuất thiết bị điện tử có quan điểm rất đa dạng về vấn đề e- waste. Một số doanh nghiệp cho rằng các chương trình tái chế bắt buộc ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh trong công nghiệp điện tử với lợi nhuận biên giảm giảm sút, trong

khi đó một số doanh nghiệp lại cho rằng quá trình tái chế e-waste là cơ hội giúp họ

cạnh tranh trên thị trường. Các công ty như Dell và HP đã bắt đầu thực hiện chương

trình thu gom, tái chế đối với các sản phẩm máy móc của hãng nhằm đạt được những lợi thế hơn nữa trong cạnh tranh, tận dụng những linh kiện hoặc nguyên liệu từ phê thải điện tử thay vì phải mua mới hoàn toàn.

Các giá trị trách nhiệm xã hội như trên đang ngày càng giữ vị trí quan trọng trong hệ thống giá trị của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm

điện tử - một sản phẩm đặc trưng trong giai đoạn phát triển của KH&CN. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội con đường tích cực, hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng tính cạnh tranh, bảo vệ và dung hoà quyền lợi của các bên liên quan, và quan trọng hơn cả là lợi nhuận phải đi cùng với các biện pháp BVMT, hướng tới phát triển bền vững. Điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp điện tử trong lộ trình hội nhập quốc tế, khi các tiêu chuẩn về giá trị, về lợi nhuận phải được song hành cùng các tiêu chuẩn về môi

trường sinh thái là yêu cầu bắt buộc của tương lai bền vững.

Theo thống kê của Liên hiệp hội điện tử VN, VN hiện nay mới chỉ có 250 doanh nghiệp thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn và đều thông qua các dự án hỗ trợ. Sốlượng các doanh nghiệp tham gia còn rất khiêm tốn như vậy bởi VN hiện còn thiếu

cơ sở pháp lý để bắt buộc các doanh nghiệp tham gia sản xuất sạch hơn. Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN: “Việc triển khai chính sách pháp luật BVMT hay trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp VN còn tồn tại nhiều

khó khăn do doanh nghiệp chưa nhận thức được vấn đề BVMT, không quan tâm đến cải thiện môi trường, việc đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường tại doanh nghiệp chỉ mang tính chất đối phó với các cơ quan chức năng chứchưa xuất phát từ ý thức”.

Ở góc độ này trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, đổi mới công nghệ thân thiện

môi trường... là những biểu hiện rõ nét nhất về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử trong nỗ lực xử lý XĐMT do e-waste gây ra nói riêng, và

đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững nói chung. Trách nhiệm này của các doanh nghiệp sản xuất thiết bị và linh kiện điện tửở VN được đánh giá chung là còn rất hạn chế và thiếu động lực để thực hiện một cách nghiêm túc. Các doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất sạch phần lớn là để sản xuất hàng xuất khẩu nhằm đáp ứng một số

53 nghiệp chưa có quy trình, công nghệ xanh. Thực tế này cho thấy, tư duy phát triển bền vững xuất hiện ở một vài doanh nghiệp, các hành động hướng đến sản xuất xanh còn mang tính rời rạc, thiếu sự kết nối do đó chưa thể hình thành được đạo đức bền vững của doanh nghiệp phổ quát.

Một phần của tài liệu Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)