E-waste và các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác (Trang 27)

Rác thải là những vật hoặc chất liệu không còn đáp ứng được nhu cầu và mong muốn sử dụng, hoặc sinh ra những chất độc hại và thường được đề cập đến dưới tên gọi như: đồ thải bỏ, rác, chất thải rắn, chất thải nguy hại... tùy thuộc vào tính chất của vật chất và thuật ngữ vùng miền. Theo quan điểm của Liên minh Châu Âu rác là đối

tượng được loại bỏ bởi chủ sở hữu, hoặc bắt buộc bị yêu cầu loại bỏ theo Chỉ thị

khung về rác thải (European Directive 75/442/EC). Một vật hay chất được coi là rác

cho đến khi nó được tái chế hoàn toàn và không tạo ra bất kỳ một đe dọa tiềm năng nào đối với môi trường và sức khỏe con người. Điểm a Khoảng I trong Chỉ thị hội

đồng số75/442/EEC quy định về chất thải ban hành ngày 15/7/1975, rác thải là bất cứ

23 một bộ phận của rác thải nói chung, E-waste mang đầy đủ các đặc trưng của rác thải

thông thường, ngoài ra còn chứa đựng những nét đặc thù riêng của loại hình rác “rất quý” song cũng “rất độc”.

Khái niệm e-waste được chính thức ghi nhận trong Chỉ thị số 2002/96/EC về thiết bị điện và điện tử bị thải bỏ (WEEE) được áp dụng vào 27/1/2003 và có hiệu lực vào 13/2/2003. Khái niệm e-waste trong chỉ thị được xác định là các bộ phận, các phần tháo rời, các vật tư, phụ kiện cấu thành sản phẩm bị thải hồi. Các sản phẩm hay thiết bị

này phụ thuộc vào dòng điện hoặc điện trường để có thể vận hành được bình thường, hoặc các thiết bị có thể sinh ra, truyền tải và đo lường dòng điện hoặc điện trường…

và được thiết kếđể sử dụng với hiệu điện thế không quá 1000 Volt cho dòng điện xoay chiều và 1500 Volt cho dòng điện 1 chiều (European Union 2003).

Bảng 1. Phân loại e-waste theo Chỉ thị số 2002/96/EC của Liên minh Châu Âu

STT Chủng loại Nhãn

1. Thiết bị đồ gia dụng cỡ lớn HA

2. Thiết bị đồ gia dụng cỡ nhỏ HA

3. Thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông ICT

4. Thiết bị tiêu dùng CE

5. Thiết bị chiếu sáng Lighting

6. Dụng cụđiện và điện tử (với ngoại lệ là thiết bịvăn phòng cỡ lớn)

E&E tools 7. Đồchơi, thiết bị giải trí và đồ thể thao Toys

8. Thiết bị y tế Medical devices

9. Dụng cụ kiểm soát và giám sát M&C

10. Dụng cụđo lường tựđộng Dispensers

Theo quan điểm của OECD (www.oecd.org) e-waste là mọi thiết bị gia dụng tiêu thụđiện năng và đã đạt đến cuối vòng đời sử dụng.

E-waste là khối lượng thiết bị điện tử từ các thiết bị gia dụng cỡ lớn như tủ lạnh,

điều hóa, điện thoại di động, thiết bị âm thanh cá nhân, các thiết bị điện tử tiêu dùng

cho đến máy tính cá nhân (Puckett et al. 2002, p. 5).

E-waste là thiết bịđiện và điện tử không còn nhu cầu sử dụng như dựđịnh ban đầu,

nhưng có thể được tái sử dụng hoặc tái chế thành sản phẩm mới. (County of San Bernardino 2004).

E-waste là cách gọi phổ biến nhưng không chính tắc cho các sản phẩm điện tửđã hoạt động đến cuối vòng đời của chúng như: máy tính cá nhân, ti vi, VCRs, máy thu

phát, máy photo, máy fax và sản phẩm điện tửnói chung… Chưa có cách hiểu rõ ràng

về E-waste, như việc quyết định danh sách liệu một vật như lò vi sóng, và các thiết bị tương tự khác có nên được đưa vào phân loại rác thải này hay không. (California Integrated Waste Management Board 2005).

E-waste là thiết bị điện tử với phạm vi bao phủ từ các thiết bị gia dụng cỡ lớn nhu tủ lạnh, điều hòa, máy điện thoại di động, thiết bị âm than hcas nhân, sản phẩm điện tử tiêu dùng đến máy tính cá nhân. E-waste là loại rác thải độc hại, nó duy trì tốđộ tăng

lên nhanh chóng phụ thuộc vào tốc độ mau lỗi thời của các sản phẩm trên. E-waste có thể chứa đựng tới hơn 1000 hoạt chất khác nhau, rất nhiều trong sốđó là các chất độc

24 hại có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng khi hủy bỏ. Những hoạt chất độc hại này có thể là chì, cadmium, thủy ngân, nhựa dẻo…(Gaulon, Rozema & Klomp 2005).

E-waste là mọi loại thiết bị điện tử không còn khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng hoặc bị vỡ, hỏng… Một số dạng E-waste điển hình như: máy tính cá nhân, thiết bịđiện tử giải trí, điện thoại di động và các thiết bị khác bị thải bỏ bởi người sử dụng đầu tiên (nguyên gốc). Hiện vẫn chưa có cách định nghĩa được chấp thuận hoàn toàn về e-

waste, nhưng nhìn chung trong phần lớn các trường hợp E-waste được xác định là những sản phẩm đắt đỏ, độ bền tương đối cao được sử dụng để xử lý dữ liệu, làm thiết bị viễn thông hoặc giải trí trong các gia đình hoặc doanh nghiệp. (Từ điển trực tuyến Wikipedia 2006).

Theo định nghĩa của Mạng lưới hành động công ước Basel (www.ban.org), e-waste bao gồm một khối lượng lớn các thiết bị điện tử từ thiết bị điện gia dụng như tủ lạnh,

điều hòa, máy điện thoại cốđịnh, hệ thống âm thành và các thiết bị tiêu hao điện năng

cho tới các máy tính cá nhân bị thải bỏ bởi người sử dụng.

Các nỗ lực làm rõ nội hàm của khái niệm E-waste cho thấy cách giải thích có xu

hướng đi từ cách tiếp cận khái quát đến cụ thể, từchưa rõ ràng đến rõ ràng hơn, từ việc chỉ ra một sốđặc trưng của loại hình rác thải này đến việc chi tiết hóa tên gọi của một số thiết bị cụ thể bị thải bỏ. E-waste ở một sốquy định hay một số quốc gia chỉ được quan niệm là rác thải điện tử, trong khi phần lớn các quốc gia phát triển, các tổ chức quốc tế quan niệm đây là e-waste. Các định nghĩa nêu trên dù đã được thừa nhận sự

tồn tại trong danh mục từ vựng cũng như thể hiện ý nghĩa trong đời sống thực, nhưng chưa hoàn toàn đạt được sựđồng thuận chung của giới nghiên cứu.

Về bản chất E-waste mang những đặc tính lý học và hóa học tương đối khác so với rác thải đô thị hay rác thải công nghiệp. Đặc biệt e-waste không chỉ đơn thuần là những chất liệu có thể gây độc hại cho đời sống của con người nói riêng, của trái đất nói chung mà còn chứa đựng những kim loại quý hiếm, có giá trị nhất định đối với sự

phát triển xã hội. Vì vậy e-waste đòi hỏi phải được xử lý và tái chế theo phương thức

đặc thù để giảm bớt các tác động bất lợi đến môi trường và sức khỏe con người, tận

thu được những kim loại quý và kim loại thông thường.

Phần lớn các định nghĩa đề cập đến khía cạnh thiết bị cần được loại bỏ, và chỉđưa

ra mô tả chung chung hoặc mang tính biểu thị đối với nội dung thứ 2, có lẽ bởi tính chất thay đổi, biến đổi liên tục của loại hình chất thải này qua thời gian.

Ngoại trừ vấn đề chi phí cao cho nhân công lao động, hệ thống luật pháp về môi

trường hà khắc thì đây là lĩnh vực được sự tham gia tích cực của các quốc gia Châu Á,

đặc biệt là hai nước Trung Quốc và Ấn độ với các phương pháp xử lý lỗi thời, không phù hợp để bảo vệđược người lao động. Đến nay loại bỏ e-waste đã trở thành sự kiện thu hút sự quan tâm của các nhà chính khách, cac tổ chức phi chính phủ như

Greenpeace (www.greenpeace.org), Basel Action Network (www.an.org), Silicon Valley Toxics Coalition (www.svtc.org) và cộng đồng nghiên cứu.

Trong các nghiên cứu cũng như quy định pháp luật của VN cho thấy rác thải điện tửchưa được đặt ra như một khái niệm cần làm rõ nội hàm. Bởi chưa được phân lập, tách biệt ra khỏi những loại hình rác thải nói chung (rác thải đô thị, rác thải công nghiệp,…) do đó E-waste tại VN hiện nay có thểđược xem là dạng chất thải nguy hại.

25 của E-waste theo các quy định trên thế giới. Hiện nay ở VN có hai văn bản pháp luật

nêu định nghĩa về chất thải nguy hại:

- Quy chế quản lý chất thải nguy hại được ban hành Quyết định số 155/1999/QĐ- TTg ngày 16/07/1999 của Thủtướng Chính phủ, theo đó khái niệm chất thải nguy hại

đã được nêu tại Khoản 2, Điều 3 như sau: “Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộđộc, dễăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương

tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻcon người”.

- Theo Luật BVMT số 52/2005/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN VN: “Chất thải

nguy hại là chất thải chứa yếu tốđộc hại, phúng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộđộc hoặc đặc tính nguy hại khác

Tuy có sự khác nhau về từ ngữ nhưng cả hai định nghĩa đều có nội dung tương tự

nhau, giống với định nghĩa của các nước và các tổ chức trên thế giới, đó là nêu lên đặc tính gây huy hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng của chất thải nguy hại. Luật

BVMT ban hành sau này nêu định nghĩa ngắn gọn hơn, rõ ràng hơn và gần như là sự

khái quát của định nghĩa trong Quy chế quản lý chất thải nguy hại. Theo định nghĩa, là một dạng của chất thải nguy hại với các đặc tính lý hoá hoặc sinh học, E-waste đòi hỏi phải có một quy trình đặc biệt để xử lý hoặc chôn lấp nhằm tránh những rủi ro đối với sức khoẻcon người và những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường. Đến nay, tại VN

rác thải điện tử được chính thức nhắc đến trong Danh mục chất thải nguy hại ban hành

theo Quyết định số: 23/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường.

Các đặc điểm lý hóa của e-waste

E-waste chứa đựng những hợp chất, kim loại độc hại có thể gây nguy hiểm cho

con người và môi trường sống. Hơn 1000 chất có trong E-waste bao gồm dung môi clo, hợp chất chống cháy gốc brom, nhựa PVC, kim loại nặng, chất dẻo và khí ga…

được sử dụng để chế tạo sản phẩm điện tử và các bộ phận của chúng như chip bán dẫn, bảng mạch và ổ đĩa. Màn hình CRT và màn hình TV chứa từ 1,8 – 3,6kg chì, khi

chúng được phá vỡ vá chôn xuống đất, những hóa chất độc hại sẽ ngấm vào mạch

nước ngầm. Mặc dù các màn hình LCD hiện nay đã chiếm ưu thế trong thịtrường thay thế cho dòng CRT nhưng con người vẫn phải tiếp tục đối diện với các vấn đề ô nhiễm thủy ngân do các màn hình LCD đều sử dụng đèn thủy ngân. Chỉ với vài milligram thủy ngân sử dụng trong mỗi màn hình LCD cũng đủ gây các tác động nguy hại (với 1 gram thủy ngân trong không khí kết tủa hàng năm tại mặt hồ rộng 20 mẫu đủ làm ô nhiễm nguồn nước ở mức cá ở đó không thể sử dụng để làm lương thực). Dù còn nhiều tranh luận về giả định “40% kim loại nặng bao gồm chì, thủy ngân, cadmium

được tìm thấy ở các khu chôn lấp có nguồn gốc từ việc hủy bỏ các thiết bị điện và điện tử” thì đây vẫn được xem là một vấn đềđáng lo ngại trong giai đoạn hậu công nghiệp.

Đối với các máy tính cá nhân được chế tạo vào khoảng những năm 1990, tính trung bình mỗi chiếc chứa từ 0,25 – 1 gram vàng, bạch kim và bạc (Biddle 2000, p. 22). Trong năm 1996 có tới 55% linh kiện của mỗi một PC không được tái chế, đồng nghĩa

với việc lãng phí 34$ cho một sản phẩm (Microelectronics and Computer Technology Corporation 1996 cited in Biddle 2000, p.26). Do sức ép về nguyên liệu hiện này, các nhà máy sản xuất có xu hướng sử dụng nhựa thay thế cho một số phụ kiện bằng kim loại, điều này càng làm trầm trọng các tác động độc hại và gây khó khăn cho việc tái chế. Cho đến năm 2000 những chiếc PC đã giảm tới 90% các nguyên liệu quý vốn

26

ảnh hưởng về sức khỏe do nồng độ các chất ô nhiễm độc hại của e-waste đối với con

người và động vật, kết quả Dự án phát triển danh mục e-waste, pha I về nghiên cứu và phát triển nổi dung – tổng quan tình hình nghiên cứu được thực hiện bởi Nhóm The Natural Edge cho thấy:

- Khả năng gây rối loạn hệ thống nội tiết bao gồm estrogen, androgen, nội tiết tố

tuyến giáp, hệ thống corticosteroid (loại học môn do vỏ thượng thận tổng hợp) và retinoid, ức chế khả năng tiếp nhận nội tiết tố androgen, và khả năng bắt chước estrogen tự nhiên dẫn đến sự phát triển giới tính lệch lạc ở một số loài.

- Gây tổn hại đến hệ sinh sản của con người, bao gồm hạn chế sự phát triển của tinh hoàn, giảm khả năng sản xuất và chất lượng tinh dịch, gây dị dạng tinh trùng, khả năng đậu trứng thấp, và tỉ lệ sinh giảm sút.

- Gây tổn hại DNA trong tế bào bạch huyết, gây độc tính đối với thai nhi, chậm phát triển, não phát triển bất thường, suy giảm trí tuệ và tác động lâu dài đến trí nhớ, khảnăng học tập và hành vi.

- Gây tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, hệ thống tuần hoàn máu, bao gồm suy giảm CNS và nhiễm độc thần kinh, suy giảm hệ miễn dịch nhưngăn cản các enzim tế bào máu quan trọng.

- Gây tổn thương đến não bộ như sưng não; tổn thương gan như hoại tử gan; ảnh

hưởng đến thận như nhiễm độc thận; tổn hại đến tuyến giáp, tuyến tụy, hạch bạch huyết, lá lách, và xương như nhiễm độc xương.

- Làm tăng huyết áp (áp suất trong máu cao); tổn hại đến tim mạch và gây ra bệnh tim, dịứng đường hô hấp.

- Gây nôn mửa, đau đầu, chóng mặt và buồn nôn.

- Liên quan đến các nguyên nhân gây viêm da, tổn thương da; gây ung thư thông qua

việc phát triển các khối u, gây ung thư phổi, thiếu máu, CBD (Chronic Beryllium Disease - căn bệnh hiện nay vẫn chưa có cách cứu chữa, nếu bệnh trở nên trầm trọng thì người bệnh có nguy cơ tử vong cao), và tử vong.

Những biểu hiện bệnh tật do tác động của các chất độc hại trong e-waste đến thực tế sức khỏe của con người là bởi các vật liệu chế tạo thiết bị điện và điện tử chứa những hợp chất, kim loại nếu tách rời, và chỉ với một hàm lượng nhỏ cũng có khả năng gây độc tính cao. Một số hợp chất và kim loại nặng có trong các sản phẩm, thiết bị điện và điện tử hiện nay gây độc hại đối với sức khỏe và môi trường sống của con

người gồm:

- Chì: Phơi nhiễm chì có thể dẫn đến các rối loạn nhận thức ở trẻ em, làm hủy hoại

hệ thần kinh, tuần hoàn và hệ sinh sản ở người lớn. Theo nghiên cứu của các chuyên gia Cơ quan BVMT Hoa Kỳ (EPA), cực ca-tốt (CRT) trong các monitor

đời cũ có chứa xấp xỉ 10.000 tấn chì.

- Thủy ngân: dùng trong các thiết bị chiếu sáng và màn hình phẳng có nguy cơ hủy

hoại não bộ và hệ thần kinh trung ương, đặc biệt trong giai đoạn phát triển sớm ở

trẻ. Thủy ngân là chất độc dù là với liều lượng thấp, có thể xâm nhậm vào cơ thể

trẻ em thong qua đường sữa mẹ. Trong báo cáo 2000 trang của Viện Khoa học

quốc gia Hoa Kỳ cho biết có hơn 60.000 trẻ em được sinh ra hàng năm bị hạn chế

sự phát triển của hệ thần kinh do bị nhiễm hợp chất của thủy ngân từ trong bào thai.

27 - Cadmium: sử dụng trong pin sạc máy tính, các công tắc, các CRT đời cũ, có thể

Một phần của tài liệu Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)