Lệch chuẩn đạo đức bền vững

Một phần của tài liệu Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác (Trang 45)

Chuẩn mực xã hội là tổng hợp các quy tắc, quy định, đòi hỏi của xã hội đối với mỗi cá nhân hay nhóm xã hội, trong đó xác định về tính chất, mức độ, phạm vi, giới hạn của có thể, được phép, không được phép hay bắt buộc phải thực hiện trong hành vi xã hội của mỗi người, nhằm đảm bảo sự ổn định, giữ gìn trật tự, kỉ cương của xã hội. Chuẩn mực xã hội là các nguyên tắc, những mối quan hệ tương đối ổn định, hay các

hành động được lặp đi lặp lại được xã hội công khai thừa nhận, trở thành khuôn mẫu

hành vi định hướng các cá nhân, các nhóm xã hội thực hiện đểđạt được mục tiêu phát triển chung của xã hội. Chuẩn mực xã hội được tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa,

được nội tâm hóa và được kết nối trong các quá trình thiết chế hóa.

Từ khái niệm về chuẩn mực xã hội, lệch chuẩn xã hội được hiểu là hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội vi phạm, làm trái các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực xã hội, phá vỡ các quan hệ ổn định được xã hội công khai thừa nhận, và có thể làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của xã hội (biểu hiện qua hành vi sai lệch). Những cá nhân nào trong cộng đồng có hành vi khác với yêu cầu, quy tắc được thừa nhận thì coi là hành vi lệch chuẩn. Trong tác phẩm Tự tử (1897), khái niệm lệch chuẩn được gọi dưới cái tên anomie được Durkheim đề cập đến, tình trạng anomie là

đặc trưng của những bối cảnh xã hội mà ở đó, những ham muốn của cá nhân có thể được bộc lộ một cách tự do, không bị hạn chế bởi những quy tắc của xã hội. Cụ thể hơn so với Durkheim, theo Merton, bất cứ xã hội nào cũng đều có những giá trị được hầu hết mọi thành viên chấp nhận và chia sẻ, những giá trịấy sẽđược các cá nhân nội tâm hóa ở các tầng bậc mức độ như là những mục tiêu cần phải đạt được trong cuộc sống. Tình trạng lệch chuẩn xuất phát từ "sự không tương hợp giữa những khát vọng

được chấp nhận về mặt văn hóa và các phương tiện nhằm hiện thực hóa những khát vọng đó". Sai lệch chuẩn mực dù ở dạng nào và ở mức độ nào cũng có thể dẫn đến những thiệt hại nhất định, trong đó các dạng lệnh chuẩn phổ biến35 bao gồm:

- Lệch chuẩn nhận thức: lệch chuẩn phát sinh do thiếu kiến thức, thiếu thông tin - Lệch chuẩn kĩ thật: lệch chuẩn do hạn chế về phương pháp, trình độ phương tiện,

kĩ thuật

- Lệch chuẩn xã hội: lệch chuẩn do vi phạm các nguyên tắc, quy tắc, giá trị được xã hội công khai thừa nhận

- Lệch chuẩn đạo đức: lệch chuẩn do vi phạm các quy tắc đạo đức đã được xã hội chấp nhận như những định hướng hành vi ứng xử

Lệch chuẩn đạo đức bền vững được hiểu là hành vi vi phạm các quy định, các nguyên tắc về đạo đức bền vững của các cá nhân, các nhóm xã hội làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của toàn xã hội.

Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực đạo đức bền vững bị tác động

gồm có lệch chuẩn tích cực và lệch chuẩn tiêu cực. Lệch chuẩn tích cực là những hành

vi vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực đạo đức bền vững đã lạc hậu, lỗi thời,

không còn phù hợp với thực tế xã hội. Lệch chuẩn tiêu cực là những hành vi vi phạm,

phá vỡ hiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực đạo đức bền vững phù hợp, tiến bộ,

đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

35

41 Căn cứ vào thái độ, tâm lí chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch gồm có

lệch chuẩn chủ động và lệch chuẩn thụ động. Lệch chuẩn chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực đạo đức bền vững. Lệch chuẩn thụ động là hành vi vô tình, vô ý, không mong muốn vi phạm, phá

vỡ tính ổn định,sự tác động của các chuẩn mực đạo đức bền vững. Nếu căn cứ và xem xét đồng thời cả hai tiêu chí phân loại trên thì có thêm bốn loại lệch chuẩn, đó là: - Hành vi sai lệch chủ động – tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của các chuẩn mực đạo đức bền vững đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu

của đời sống xã hội hiện tại.

- Hành vi sai lệch chủ động – tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các đạo đức bền vững mang tính chất tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận rộng rãi.

- Hành vi sai lệch thụ động – tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tác động của chuẩn mực đạo đức bền vững đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu của đời sống xã hội.

- Hành vi sai lệch thụ động – tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực đạo đức bền vững tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

Kết luận chương 1

Trong phần cơ sở lý luận của đề tài, tác giả đã tập trung làm rõ nội hàm của các khái niệm và lý thuyết khoa học của đề tài dựa trên việc phân tích các quan điểm, định nghĩa của nhiều học giả, đồng thời chỉ ra cách tiếp cận phù hợp cho đề tài này gồm: - Thứ nhất, đề tài đề cập đến các khái niệm tương đối phổ biến trong cộng đồng

nghiên cứu về môi trường như khái niệm rào cản, khái niệm XĐMT, khái niệm e- waste, vai trò của nhà nước, doanh nghiệp, xã hội trong xử lý XĐMT...

- Thứ hai, đề tài đi tìm hiểu một khái niệm khá mới mẻ trong giới học thuật, xuất hiện vào giai đoạn thịnh trị của các nghiên cứu phát triển bền vững trong thế kỉ XXI: đạo đức bền vững. Khái niệm này sẽ đặt nền tảng cho các phát hiện về lệch chuẩn đạo đức trong xử lý XĐMT do tác động của e-waste của các bên liên quan. Các hành vi lệch chuẩn, tư duy lệch chuẩn, thái độ lệch chuẩn, tầm nhìn lệch chuẩn do cố ý hay vô ý của nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng... sẽ được soi chiếu từ góc độ của nội hàm khái niệm đạo đức bền vững.

- Thứ ba, hệ thống lý thuyết dùng để phân tích vai trò trách nhiệm của các bên liên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan trong đề tài được xem xét từ hệ thống lý thuyết của Elinor Otrom về các nguyên tắc quản lý tài sản chung của xã hội, mà ở đây sự thiếu vắng những nguyên tắc này trong quản lý e-waste tại Việt Nam phản ánh qua hoạt động quản lý của

nhà nước, trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng dẫn đến các XĐMT do tác

động của e-waste có xu hướng gia tăng. Nếu các nguyên tắc của Elinor đặc biệt nhấn mạnh vai trò tự quản của cộng đồng đối với tài sản dùng chung của xã hội trong hệ thống quản lý dân chủ của nhà nước, và hạn chế các tác động của thị trường, thì thực tế quản lý e-waste tại Việt Nam cho thấy các nguyên tắc đang bị vi phạm nghiêm trọng.

42 Trong chương 1tác giả tập trung phân tích, lý giải mối quan hệ giữa các khái niệm

trong đề tài, đồng thời nêu rõ quan điểm cá nhân về nội hàm phổ biến của khái niệm phục vụ cho nghiên cứu đề tài này. Quan trọng hơn cả, hệ thống lý thuyết được khai thác là những tư tưởng mới,có tính cập nhật và phù hợp khi xem xét trong tương quan

với hệ thống quản lý xã hội và tính phức tạp của các sự kiện môi trường trong giai

43

CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM XỬ LÝ XĐMT DO E-WASTE CỦA NHÀ

NƯỚC, DOANH NGHIỆP VÀ CỘNG ĐỒNG TẠI VN

2.1.Trách nhiệm giải quyết XĐMT do e-waste của cơ quan quản lý nhà nước

Trong xu thế hội nhập hiện nay, và đặc biệt trong vấn đề có tính liên ngành và liên quốc gia như ‘môi trường”, VN tích cực có những hành động cụ thể nhằm giảm thiểu

các tác động bất lợi đến môi trường, khuyến khích các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình phát triển bền vững. VN cũng nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng việc phát triển phải đi đôi với BVMT, dù điều đó có thể dẫn tới những chỉ sốtăng trưởng không

như kì vọng.

Một phần của tài liệu Nhận diện rào cản thực hiện cơ chế liên kết trách nhiệm giữa Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng trong hoạt động quản lý xung đột môi trường do tác động của rác (Trang 45)