Duy trì tôc độ tăng trưỏng của lợi nhuận gắn liền với đảm bảo tính an toàn trong hoạt động của Ngân hàng. Đây là vấn đề then chốt trong quyết định tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Hoạt động kinh doanh trước hết phải trên phương châm an toàn và hiệu quả làm định hướng và đảm bảo tích luỹ ngày càng cao thể hiện trong quá trình tái đầu tư kinh doanh mở rộng. Từ đó đề ra các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, biện pháp tổ chức thực hiện sao cho có hiệu quả nhất đảm bảo hài hòa giữa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp, và Ngân
hàng. Kế hoạch phát triển kinh doanh của MSB dựa trên cơ sở tự cân đối nguồn vốn- sử dụng vốn ở mức sinh lời cao. Do vậy kế hoạch kinh doanh phải xác định được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
Trong thời gian tới, Ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch tăng vốn của mình theo chiều hướng phù hợp với bối cảnh trong nước và thế giới. Trong thời điểm thị trường chứng khoán phát triển và tăng trưởng cao thì việc tăng vốn bằng phương pháp phát hành cổ phiếu phổ thông ra công chúng, nhưng thời diểm mà thị trường vốn không sôi động thì Ngân hàng nên phát hành các công cụ nợ khác như trái phiếu dài hạn, TPCĐ với mức lãi suất đủ hấp dẫn nhà đầu tư. Và một nguồn vốn quan trọng là tăng nguồn vốn từ nguồn nội bộ Ngân hàng, muốn như vậy thì phải tăng mức lợi nhuận hàng năm dựa trên sự phát triển bền vững.
Tuy nhiên, phát hành cổ phiếu để tạo thặng dư vốn cổ phần, từ đó tăng vốn điều lệ không phải chỉ toàn yếu tố tích cực. Vì thặng dư vốn cổ phần cao đi liền với đòi hỏi cổ tức cao từ cổ đông, nhà đầu tư đã bỏ một mức giá khá cao hơn nhiều so với giá trị thực của cổ phiếu để đầu tư mua cổ phiếu của Ngân hàng để bù lại mức giá cao này Ngân hàng phải trả một mức cổ tức cao hơn cho các cổ động. Chưa kể tới tình huống, người mua cổ phiếu Ngân hàng mới mục tiêu ngắn hạn khi không đạt được lợi nhuận kỳ vọng, chỉ còn nguồn thu từ cổ tức sẽ rất chặt chẽ với nguồn thu này. Quy mô vốn lớn cũng dễ dàng đưa tới hiệu suất sử dụng trên từng đồng vốn thấp. Khi này, mục tiêu tăng vốn để củng cố năng lực cạnh tranh không đạt.
Đứng từ góc độ đầu tư, khi gía cổ phiếu đang tăng thì cổ đông rất dễ dàng chấp nhận việc tăng vốn của Ngân hàng mà không quan tâm mấy đến hiệu quả sử dụng vốn tăng thêm đó. Đứng từ góc độ quản lý thị trường, trong những năm trước đây khi mà khi tăng vốn Ngân hàng chỉ cần công bố bản báo cáo bạch mà không cần phải công bố bản báo cáo khả thi của việc sử dụng vốn, nhưng trong nhưng năm trở lại đây, ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước đã yêu cầu các Ngân hàng phải trình kế hoạch sử dụng vốn tăng thêm và báo cáo khả thi của việc sử dụng vốn tăng thêm.
Mặt khác khi MSB phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thì sẽ làm loãng giá cổ phiếu, cũng như áp lực cho chính Ngân hàng sau này phải dành thêm rất nhiều tiền để trả cổ tức do cổ phiếu tăng lên quá nhanh và quá nhiều.
Tóm lại, để tăng cường huy động vốn, Ngân hàng TMCP Hàng Hải cần xây dựng chính sách huy động vốn cụ thể và phù hợp với tình hình thị trường huy động vốn. Trong đó, Ngân hàng nên điều chỉnh biểu lãi suất huy động để tăng cao khả năng cạnh tranh đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên khuyến khích các chi nhánh tự xây dựng và thực hiện các chương trình huy động vốn riêng nhằm phát huy cao sự chủ động của các chi nhánh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi các chi nhánh gặp khó khăn thì Ngân hàng nên dùng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau ngoài biện pháp cấp vốn trực tiếp. Về nhân sự, NH cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ, kĩ năng làm việc cho các cán bộ của các chi nhánh. Ngoài ra, mối liên hệ giữa các chi nhánh cũng cần được thúc đẩy hơn, để các chi nhánh có điều kiện giúp nhau cùng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa trên thực trạng huy động vốn tại MSB, chương 3 của khóa luận đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn. Để đạt được điều đó, cần thiết phải có sự kết hợp đồng bộ các giải pháp sau:
- Thực hiện tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn - Đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn
- Gia tăng tiện ích và tính chất của sản phẩm huy động - Chính sách lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp
- Xây dựng chính sách tiếp cận và chăm sóc khách hàng hiệu quả - Cải tiến công tác điều hành quản lý
- Đào tạo nâng cao trình độ và nghiệp vụ của cán bộ
Đồng thời đưa ra những kiến nghị để thực hiện các giải pháp nêu trên, bao gồm:
- Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước - Kiến nghị đối với NHTMCP Hàng Hải
Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam bị tác động từ khó khăn của kinh tế toàn cầu, tuy nhiên kinh tế Việt Nam được dự báo là ổn định và phát triển trong trung và dài hạn. Bên cạnh đó, nguồn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày càng tăng, kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư nhân, những cải cách mạnh mẽ của khu vực kinh tế Nhà nước và những cơ hội khi đã gia nhập kinh tế toàn cầu. Mặc dù ngành Ngân hàng có những khó khăn tạm thời nhưng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ là cơ hội cho hệ thống Ngân hàng nói chung và Maritime Bank nói riêng. Thực tế cho thấy hiện nay dòng lưu chuyển vốn qua hệ thống Ngân hàng ngày càng sôi động và xu thế sử dụng sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng của xã hội ngày càng nhiều. Hơn nữa, Việt Nam đã là thành viên của WTO, các chính sách mở cửa thông thoáng hơn, những chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại Việt Nam, xu hướng này đòi hỏi các Ngân hàng trong đó có Maritime Bank phải tăng cường việc áp dụng các quy định kế toán, kiểm toán, quản lý rủi ro,... theo các nguyên tắc của chuẩn mực quốc tế. Điều này giúp cho hoạt động của Ngân hàng được quản lý tốt hơn, an toàn hơn và phát triển bền vững hơn.
Cơ hội phát triển các sản phẩm dịch vụ khi Việt Nam gia nhập nền kinh tế quốc tế, Maritime Bank sẽ có cơ hội tiếp cận, nghiên cứu, cung cấp các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng hiện đại, đa dạng về chủng loại và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Với định hướng phát triển và trở thành Ngân hàng có uy tín, chất lượng hàng đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, Maritime Bank đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng,... cao hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng rất nhanh trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và từ lợi nhuận để lại. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, Maritime Bank cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế. Các yếu tố đó thể hiện các định
hướng của toàn ngành Ngân hàng, sẵn sàng bước vào hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Sách
PGS. TS Lê Văn Tề. (2007). Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
TS Nguyễn Minh Kiều và cộng sự. (2006). Tiền tệ Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
Peter S. Rose. (2004). Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản tài chính.
Luật và văn bản
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Luật các tổ chức tín dụng
Quyết định 1011/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam Quyết định 02/2005/QĐ-NHNN về Quy chế phát hành giấy tờ có giá của tổ
chức tín dụng để huy động vốn trong nước do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Các trang web: http://www.nganhang.anet.vn http://www.hcgf.com.vn http://www.atpvietnam.com http://msb.com.vn http://ncseif.gov.vn http://www.sbv.gov.vn http://vneconomy.vn http://cafef.vn