ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 56)

THỜI GIAN TỚI

Trước nhu cầu về vốn của nền kinh tế luôn ở mức cao đã buộc các Ngân hàng thương mại, nhất là Ngân hàng thương mại nhà nước phải tăng cường huy động vốn và tăng khối lượng tín dụng cho các doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế, căn cứ vào thực lực của mình, những đặc thù trong điều kiện kinh tế xã hội và xu thế phát triển của nền kinh tế cũng như yêu cầu phát triển của MSB, coi khu tạo vốn l một trong những khu quan trọng nhất quyết định hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Sau đây là định hướng huy động vốn của NH

Một là, thực hiện những cải tiến trong hệ thống phân phối. Không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hệ thống mạng lưới hoạt động kinh doanh nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu thị trường. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, hướng hoạt động nhiều hơn vào các dịch vụ Ngân hàng.

Hai là, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đặc biệt là các hình

thức huy động vốn kì hạn trên 12 tháng để nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, đồng thời đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay. Tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn hoạt động có chi phí thấp, ổn định.

Ba là, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư để cân đối cơ cấu vốn

huy động và đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định. Xây dựng cụ thể chiến lược khách hàng cá nhân để phục vụ tốt cho công tác huy động vốn. Trong đó cần chú ý tăng cường huy động vốn trung và dài hạn kết hợp điều chỉnh cơ cấu các khoản mục trong nguồn vốn trung và dài hạn theo hướng nâng cao tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh tế, phát hành giấy tờ có giá… Tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp, tiếp cận với những nguồn đầu tư từ nước ngoài để thu hút vốn ngoại tệ. Phát triển cơ sở khách hàng cá nhân và dịch vụ Ngân hàng bán lẻ đa dạng, chất lượng và cạnh tranh rộng khắp.

Bốn là, tiến hành phân đoạn thị trường theo những tiêu thức khác nhau (như phân loại theo địa bàn, điều kiện kinh doanh vùng, tập quán tiêu dùng,

mức độ cạnh tranh.v.v.) để từ đó xây dựng chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối.v.v. thích hợp cho từng phân đoạn thị trường.

Năm là, thực hiện trả lãi cho khách hàng gửi tiền và áp dụng hệ thống lãi suất mang tính cạnh tranh. Tạo ra sự chủ động hoàn toàn về vốn; Thường xuyên nắm bắt lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay trên thị trường để kịp thời điều chỉnh lãi suất của NH để vừa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh, vừa đảm bảo lợi nhuận. Song song với việc đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, NH cũng quan tâm đến hiệu quả của việc huy động vốn nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động và đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Hiệu quả ấy được thể hiện ở những nội dung sau:

- Lượng vốn huy động tăng trưởng cao hàng năm, tốc độ tăng trưởng được duy trì và tăng dần theo mục tiêu đã định. Theo đó kế hoạch huy động vốn phải được thực hiện thành công, mức vốn đạt được phải bằng hoặc vượt mức kế hoạch.

- Chi phí cho việc huy động vốn phải ở mức chấp nhận được, lãi suất huy động phải được xác định dựa trên mối quan hệ với lãi suất cho vay để người vay vốn chấp nhận được lãi vay và chi nhánh vẫn có lợi nhuận.

- Chất lượng nguồn vốn huy động phải đảm bảo, mang những tính chất như : hợp pháp, ổn định, lâu dài…để đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động khác của Ngân hàng.

- Cơ cấu nguồn vốn phải hợp lý theo mục tiêu, chiến lược huy động vốn mà chi nhánh đã đề ra. Sự hợp lý trong cơ cấu nguồn cũng là điều kiện để chi nhánh có cơ sở thực hiện, triển khai các kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình theo chiều hướng có lợi hơn.

Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết, thực trạng cũng như định hướng cho hoạt động huy động vốn NHTMCP Hàng Hải, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn cho Ngân hàng trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 56)