Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 52)

Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế cũng như chủ quan từ phía Ngân hàng. Có thể liệt kê một số nguyên nhân chính như sau:

-Môi trường kinh tế vĩ mô và chính sách vĩ mô, môi trường chính trị, xã hội; Ví như năm 2008, trước bối cảnh lạm phát tăng cao, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ nhằm khống chế mức tăng cung tiền, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản, mức độ rủi ro cũng như khả năng sinh lời của hệ thống Ngân hàng, vì vậy, mặc dù lãi suất huy động tăng cao nhưng tốc độ huy động vốn của các Ngân hàng vẫn chậm lại. Sang năm 2009, lãi suất huy động và cho vay đã ổn định trở lại, nhưng suy thoái kinh tế nặng nề cũng khiến hoạt động NH gặp không ít trở ngại.

- Văn hóa, thói quen tiêu tiền của người dân: thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam vẫn còn phổ biến, niềm tin đối với Ngân hàng còn hạn chế. - Uy tín của MSB đối với khách hàng vẫn chưa có, tính đồng nhất, sự phong phú đa dạng về sản phẩm NH còn chưa cao do hình thức huy động, kỳ hạn huy động…vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của đối tượng gửi tiền; thông tin về sản phẩm và danh tính của NH vẫn chưa được nhiều người biết đến.

- NH vẫn chưa có sự phân khúc thị trường một cách rõ rệt do đó chưa có những chiến lược sâu, sát, tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể, gây phân tán nguồn lực của NH mà hiệu quả đem lại vẫn chưa thực sự cao.

- Nhân viên NH là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng vì vậy cần thiết phải có những khóa học về nghiệp vụ NH để nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như cách thức phục vụ khách hàng.

- Công nghệ của MSB đã được cải thiện đáng kể trong thời gian vừa qua, đặc biệt khi mà MSB nằm trong chương trình hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng

cho Ngân hàng thế giới tài trợ, tuy nhiên việc triển khai áp dụng công nghệ mới còn chậm chạp.

- MSB vẫn chưa hoạch định chiến lược huy động vốn thật sự rõ ràng và phù hợp. Bộ phận marketing của các Ngân hàng phần nhiều chú trọng đến khách hàng vay vốn và khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính, chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng khách hàng tiền gửi, nhất là khách hàng tiền gửi cá nhân. Các sản phẩm huy động của Ngân hàng vẫn chưa thật sự đa dạng, tính tiện ích vẫn chưa cao; dù rằng các Ngân hàng đã có những nổ lực nhất định theo hướng này.

- Việc lãi suất huy động ngắn và dài hạn đều cùng một mức khiến người gửi tiền không hào hứng với các kỳ hạn dài mà chỉ nhắm đến gửi các kỳ hạn từ 1 đến 3 tháng. Vì thế, vốn trung dài hạn của các Ngân hàng đang ngày càng giảm. Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM thì vốn huy động ngắn hạn của các Ngân hàng trên địa bàn chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn huy động và MSB không phải là một ngoại lệ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nghiệp vụ huy động vốn tại MSB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nguồn vốn huy động của MSB vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng qua các năm, các sản phẩm tiết kiệm cũng ngày càng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu gửi tiền của khách hàng, mở rộng các kênh và hình thức giao dịch để tăng cường khả năng tiếp cận, phục vụ khách hàng.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, hoạt động huy động vốn của MSB còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục để có thể giảm thiểu được chi phí huy động vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh, đó là việc sản phẩm mới được đưa ra khá nhiều nhưng tính năng của sản phẩm dịch vụ còn hạn chế, hoạt động marketing chỉ mới được cải thiện trong thời gian gần đây, hiệu quả mang lại vẫn chưa được như ý muốn, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 52)