Kết quả huy động vốn tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 40)

2.2.2.1. Kết quả huy động vốn theo cơ cấu

Bảng 2.8. Cơ cấu nguồn vốn huy động

ĐVT: Triệu đồng

Năm 2007 2008 2009

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Các khoản nợ CP

Tiền gửi và vay

của các TCTD 7.820.734 50,53 14.603.271 48,89 23.832.614 40,20 Tiền gửi của KH 7.368.648 47,61 14.111.556 47,24 30.053.287 50,69 Phát hành GTCG 256.762 1,66 1.134.177 3.80 5.368.259 9,06 Tổng số tiền huy

động* 15.478.512 100 29.877.406 100 59.287.376 100 (*) kể cả các công cụ tài chính phái sinh và các công cụ nợ tài chính khác

Cụ thể cơ cấu nguồn vốn của MSB như sau:

Qua bảng số liệu, 2 nguồn vốn chính của MSB chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn là tiền gửi của khách hàng và tiền gủi của TCTD khác. Hai nguồn vốn này trong năm 2006 chiếm 85,41% và năm 2007 chiếm 86,46%, năm 2008 chiếm 88,03% trong tổng nguồn vốn của MSB, năm 2009 chiếm 84,44%.

Mặc dù bị tác động mạnh từ những biến động về lãi suất trên thị trường trong nước năm 2008, nguồn vốn huy động của Maritime Bank vẫn có mức tăng trưởng ổn định mà không phải Ngân hàng cổ phần nào cũng đạt được. Năm 2009, Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng cao và ổn định so với các năm trước. Đến thời điểm 31/12/2009 30.053.287 triệu đồng, tăng 47,05% so với năm 2008. Với kết quả này, Maritime Bank đã đảm bảo đáp ứng nhu cầu dư nợ tín dụng cho năm 2009, là cơ sở đảm bảo an toàn cho phát triển nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng.

Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế

Năm 2007, mặc dù mặt bằng lãi suất tiền gửi khá ổn định; lãi suất thị trường liên NH ở mức thấp, các thành viên Hiệp hội NH thoả thuận điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi... nhưng nguồn vốn huy động của các NH trong 2007 vẫn tăng cao. Nguồn vốn tăng mạnh trước hết là do vẫn chưa có kênh đầu tư nào thay được kênh NH. TTCK sụt giảm, thị trường BĐS vẫn "đóng băng", giá vàng biến động khá thất thường... Bên cạnh đó, vốn tăng cũng là kết quả cạnh tranh quyết liệt của các NH như mở rộng mạng lưới, tìm kiếm các khách hàng mới...

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, khi nguồn vốn trên thị trường có lúc khan hiếm đột biến do các Ngân hàng tập trung giữ thanh khoản, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế của Maritime Bank vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng ổn định, đến cuối năm 2009 đạt 17.731 tỷ VND, chiếm 59% tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư.

Năm 2007, nguồn vốn dân cư tiếp tục có xu hướng tăng chậm lại. Trong

năm này, tiền gửi từ các tổ chức đã chiếm đến 61% vốn huy động của các NH. Trong năm 2009, với sự phát triển nhanh chóng, hệ thống mạng lưới các điểm giao dịch, sự nỗ lực vượt bậc của các đơn vị kinh doanh trực tiếp, sự điều hành hiệu quả từ trụ sở chính nhằm đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và đầu tư thích đáng cho việc phát triển thương hiệu, Maritime Bank đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng với nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 12.321 tỷ VND.tăng 297% so với kế hoạch. Mức tăng trưởng này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn huy động, góp phần giúp Maritime Bank luôn duy trì tốt khả năng thanh khoản trước mọi diễn biến bất lợi của thị trường tài chính tiền tệ.

Bảng 2.9. Mức tăng giảm nguồn vốn

ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 2007 2008 2009 Tổng nguồn vốn huy động 7.616.245 15.478.512 29.877.406 59.287.376 Mức tăng giảm N/N-1 - 7.862.238 14.393.012 29.411.908 Tốc độ tăng trưởng - 103,23% 92,98% 98,46% (Nguồn BCTC MSB các năm 2006, 2007, 2008, 2009)

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng về vốn của MSB là một thành tích đáng khích lệ, mặc dù nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, MSB vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn tương đối ổn định, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng được diễn ra một cách suôn sẻ, điều này thể hiện ở tổng nguồn vốn huy động của MSB qua các năm, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của MSB mặc dù có sự suy giảm mạnh trong giai đoạn 2007- 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên, trong giai đoạn 2008-2009, tốc độ tăng trưởng của vốn huy động đã được cải thiện hơn so với giai đoạn trước, điều này cho thấy việc MSB đã có sự điều chỉnh chiến lược huy động để thích nghi với hoàn cảnh mới.

2.2.2.2. Kết quả huy động vốn theo loại tiền

ĐVT: Triệu đồng 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) VND 4.898.167 66,47 9.675.003 68.56 19.998.787 66,54 Ngoại tệ 2.470.481 33,53 4.436.553 31.44 10.054.500 33,46 Tiền gửi KH 7.368.648 100 14.111.556 100 30.053.287 100 (Nguồn BCTC của MSB 2007, 2008, 2009)

Năm 2007, mức tăng vốn huy động ngoại tệ của các NH đạt rất thấp so với mức tăng tiền gửi VNĐ . Đó là do cơ cấu kỳ hạn tiền gửi ngoại tệ của các NH hiện không vững chắc, phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn của một số DNNN lớn, huy động vốn từ dân cư bằng ngoại tệ giảm do tỉ giá ngoại tệ thời gian qua tương đối ổn định trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ luôn thấp hơn VNĐ nên người dân có xu hướng chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm. Trước tình hình chung như vậy khiến việc huy động vốn bằng ngoại tệ của MSB bị ảnh hưởng nhiều.

Vào năm 2009, xu hướng gửi tiền bằng ngoại tệ tăng mạnh trở lại đã giúp cho nguồn ngoại tệ huy động được có sự gia tăng đáng kể so với năm 2008, tăng 2,27 lần và đạt 10.054.500 triệu đồng

Bảng 2.11. Kết quả nguồn vốn huy động theo sản phẩm ĐVT: Triệu đồng 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng Số tiền Tỷ trọng Tốc độ tăng Tiền gửi thanh toán 4.568.562 29,52 8.479.634 28,39 85,61 17.872.690 30,15 110,77 Tiền gửi tiết kiệm 2.800.086 18,09 5.631.922 18,85 101,13 12.180.597 20,55 116,28 Giấy tờ có giá 256.762 1,66 1.134.177 3,80 341,72 5.368.259 9,06 373,32 Nguồn khác 7.853.073 50,74 14.625.762 48,96 86,24 23.861.857 40,25 63,15 Tổng cộng 15.478.483 100 29.871.495 100 92,99 59.283.403 100 98,46

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy, trong cơ cấu nguồn vốn huy động của MSB, tiền gửi thanh toán của khách hàng còn chiếm tỷ trọng khá cao. Năm 2007, nó chiếm 29,52% trong tổng nguồn vốn huy động của MSB, trong khi tiền gửi tiết kiệm của khách hàng chỉ chiểm khoảng 18% trong tổn nguồn vốn huy động, điều này thể hiện sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn huy động của MSB. Tuy nhiên tình hình này đã có những cải thiện và diễn biến theo hướng tốt dần theo các năm, với tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm tăng dần và tỷ trọng tiền gửi thanh toán giảm dần, góp phần xây dựng một cơ cấu huy động hợp lý, vững chắc, mang lại sự an toàn cho hoạt động của NH.

Huy động vốn từ GTCG của khách hàng chỉ chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong tổng nguồn vốn huy động của MSB và cũng đang có những sự thay đổi tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng.

Bảng 2.12. Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn

ĐVT: Triệu đồng

2007 2008 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng vốn huy động từ tiền gửi khách hàng 7.368.648 100% 14.111.556 100% 30.053.287 100% Không kì hạn 3.864.974 52,45% 8.097.654 57,38% 16.435943 54,69% Có kì hạn 3.503.674 47,55% 6.013.902 42,62% 13.617.344 45,31% Trong đó: + Ngắn hạn 1.874.466 53,50% 2.946.812 49,00% 6.720.159 49,35% + Trung hạn 1.214.023 34,65% 2.165.004 36,00% 4.768.793 35,02% + Dài hạn 415.185 12,84% 902.085 15,00% 2.128.390 15,63% (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2007, 2008, 2009)

Trong tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng, tiền gửi có kì hạn có tỷ trọng tăng dần qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn tương đối nhỏ. Trong nguồn vốn huy động có kì hạn, tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ lớn và là nguồn huy động chủ yếu, nguồn vốn trung và dài hạn tuy chiếm tỷ lệ không cao. Việc các Ngân hàng tại Việt Nam cũng như MSB khó huy động vốn trung và dài hạn không phải là một hiện tượng mới lạ. Trong lịch sử, Việt Nam đã từng trải qua những giai đoạn lạm phát cao và kéo dài, VND bị mất giá mạnh, người dân càng giữ VND lâu càng bị thiệt hại nặng. Người Việt Nam ưu chuộng những tài sản giữ được giá trị qua thời gian như vàng, USD, bất động sản…

Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, khi lạm phát cao quay trở lại, VND bị mất giá mạnh so với USD, tâm lý phòng thủ nói trên của người dân lại càng trở nên mạnh mẽ.

Các chương trình kích cầu của Chính phủ đang tạo nên những lo ngại về lạm phát trong tương lai, bởi NHNN vẫn đang điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt, chứ không đặt ra một mức lạm phát mục tiêu nào cả.

Rõ ràng là mức lạm phát gần 20% trong năm 2008 vẫn đang ám ảnh những người có tiền tiết kiệm. Chính vì khó có thể đưa ra dự báo về tỷ lệ lạm phát trong những năm sau (2010, 2011 …), nên việc người dân không mặn mà với các khoản tiền gửi kỳ hạn dài cũng là điều dễ hiểu. Có thể nói, nguyên nhân chính vẫn là do mức lãi suất mà các Ngân hàng đưa ra chưa đáp ứng được mức kỳ vọng của các nhà đầu tư.

Tuy nhiên tỷ lệ vốn trung và dài hạn cũng đang có sự dịch chuyển theo hướng tăng dần qua các năm, từng bước đáp ứng được sự thiếu hụt về nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn của NH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn tại ngân hàng TMCP hàng hải việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w