Liên hê ̣ với Viê ̣t Nam

Một phần của tài liệu Vấn đề Hồi giáo và chính trị tại Trung Đông – Bắc Phi đầu thế kỷ XXI (Trang 99)

7. Bố cục luận văn

3.4. Liên hê ̣ với Viê ̣t Nam

Làn sóng biểu tình quy mô rộng lớn nổ ra vào cuối năm 2010 tại Trung Đông – Bắc Phi được coi là một trong những sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất tới khu vực từ đầu thế kỷ 21 đến nay. Tình trạng bất ổn chính trị ở các nước Hồi giáo Bắc Phi, Trung Đông không những được coi là một khó khăn địa chiến lược chính trị, địa kinh tế rất lớn đối với phương Tây, đặc biệt là Mỹ, mà còn là "cơn ác mộng" đe dọa kinh tế thế giới vốn đang chật vật để thoát khỏi di chứng của cuộc khủng hoảng kinh tế cách đây không lâu [74]. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cũng chịu một số tác động gián tiếp từ những diễn biến tại khu vực này. Một số thế lực và các tổ chức phản động trong và ngoài nước đã và sẽ khai thác tình hình ở Trung Đông – Bắc Phi để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhất là tình hình hoạt động của các tôn giáo tại Việt Nam. Ở nước ta những năm gần đây, tuy tình hình kinh tế-xã hội vẫn ổn định, dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường, nền kinh tế đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhưng tình trạng tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền hiện nay vẫn còn khá nghiêm trọng, khiến cho nhân dân căm phẫn, lo lắng, giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Vì

92

vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu để kịp thời đưa vào thực thi những chính sách đổi mới phù hợp, đáp ứng những đòi hỏi của tình hình thực tế mới đang diễn ra nhanh chóng trong bối cảnh toàn cầu hoá, kinh tế tri thức và cách mạng công nghệ thông tin. Để nước ta không bị tác động và ảnh hưởng bởi những gì đã và đang xảy ra ở khu vực Trung Đông – Bắc Phi, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, kinh tế là vấn đề rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình hình ổn định của đất nước. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế-xã hội nước ta bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Tuy nhiên, nhờ những biện pháp tích cực của chính phủ mà tình hình kinh tế vĩ mô nước ta vẫn tương đối ổn định. Trong Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng 12/2012, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đánh giá, năm 2012 là năm thứ hai liên tiếp Việt Nam có được tình hình kinh tế vĩ mô tương đối ổn định. Báo cáo này chỉ ra rằng, đất nước bước vào năm 2011 trong một giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô tăng cao. Nhưng các biện pháp bình ổn được thực hiện trong năm 2011 giúp cho Việt Nam dần bình ổn nền kinh tế. Lạm phát đã giảm từ đỉnh điểm 23% hồi tháng 8/2011 xuống còn 7% trong tháng 10/2012. Một điều không kém phần quan trọng là chính phủ không ngừng ổn định kinh tế vĩ mô, coi đây là một trong những mục tiêu kinh tế quan trọng hàng đầu. Hành động và những tuyên bố của chính phủ giúp làm an lòng những nhà đầu tư và khôi phục lòng tin đối với tiền đồng, được minh chứng bằng kết quả tiền gửi tăng mạnh và tỉ trọng tiền gửi bằng tiền đồng gia tăng trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, kinh tế vĩ mô của Việt Nam vẫn còn rất khó khăn và đối mặt với nhiều rủi ro. Đặc biệt, tốc độ tăng GDP năm 2012 chỉ đạt hơn 5,03% (thấp nhất trong mười năm liên tiếp). Bên cạnh đó, mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 tăng khoảng 18,3% đạt 114,6 tỷ USD, song lại chủ yếu do xuất khẩu của khu vực có vốn FDI nên phần lớn doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn về đầu ra cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ suốt cả năm 2012. Như vậy, trong thời gian tới, chính phủ cần thực hiện tốt các chính sách nhằm ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tiếp tục cải thiện môi trường kinh tế trong nước và củng cố niềm tin

93

của nhà đầu tư và thị trường, việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công cần có sự phối hợp, tránh việc tăng giá tùy ý nhằm tránh gây tác động lạm phát tâm lý, cần tăng cường tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, đồng thời đẩy mạnh các biện pháp tăng thu, chống thất thu và nợ đọng thuế…

Thứ hai, phải đảm bảo việc làm cho người lao động, nhất là tầng lớp thanh niên. Do khó khăn về kinh tế nên năm 2012 đã có thêm khoảng 50.000 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động, đưa tổng số doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động trong 2 năm 2011 và 2012 lên đến 100.000 - chiếm một nửa số doanh nghiệp loại này trong suốt 2 thập kỷ qua [70]. Đến lượt mình, doanh nghiệp gặp khó khăn lại hạn chế tạo công ăn việc làm, thậm chí làm gia tăng thất nghiệp và giảm thu nhập của người lao động, tạo ra vòng xoáy cắt giảm tiêu dùng.Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 3,25%, khu vực nông thôn là 1,42% (năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,22%; 3,60%; 1,60%). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2012 là 2,8%, trong đó khu vực thành thị là 1,58%, khu vực nông thôn là 3,35% (năm 2011 các tỷ lệ tương ứng là: 2,96%; 1,58%; 3,56%). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm năm 2012 giảm nhẹ so với các tỷ lệ tương ứng của năm 2011 nhưng tỷ lệ lao động phi chính thức năm 2012 tăng so với một số năm trước, từ 34,6% năm 2010 tăng lên 35,8% năm 2011 và 36,6% năm 2012. Điều này cho thấy mức sống của người dân còn thấp, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển mạnh nên người lao động không chịu cảnh thất nghiệp kéo dài mà chấp nhận làm những công việc không ổn định với mức thu nhập thấp và bấp bênh.

Thứ ba, cần phải có các biện pháp tích cực hơn nữa để phòng chống tệ nạn tham nhũng đang ngày càng trầm trọng tại nước ta. Bài tham luận của Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Lê Văn Lân tại Hội thảo “Vai trò của Quốc hội trong phòng chống tham nhũng” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức ngày 9-10/8/2012 đã chỉ ra rằng “tình hình tham nhũng ở Việt Nam là nghiêm trọng, với những biểu hiện vừa tinh vi, phức tạp, vừa trắng trợn, lộ liễu, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, có những điểm giống và khác nhau so với tình hình tham nhũng ở các nước khác, nhưng đặc điểm nổi bật là

94

tính phổ biến. Trước đây, tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực kinh tế, nhưng ngày nay đã lan sang các lĩnh vực vốn được coi trọng về đạo lý như giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội, nhân đạo, từ thiện, phòng, chống dịch bệnh… Tham nhũng xảy ra ngay trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, là những cơ quan cầm cân, nảy mực, đại diện cho công lý và công bằng xã hội, như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án...”. Cũng theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế thì Việt Nam thuộc nhóm nước tham nhũng nghiêm trọng (theo tiêu chí của Tổ chức minh bạch quốc tế, thang điểm là 10; những nước có điểm dưới 3 được coi là tham nhũng nghiêm trọng). Những năm gần đây, chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam được xếp như sau: năm 2007 đạt 2,6 điểm, xếp thứ 123/179 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; năm 2008 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 121/180; năm 2009 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 120/180; năm 2010 đạt 2,7 điểm, xếp thứ 116/178; năm 2011 đạt 2,9 điểm, xếp thứ 112/182; năm 2012 đạt 3,1 điểm, xếp thứ 123/176. Theo đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế, ở châu Á, tình hình tham nhũng ở Việt Nam nghiêm trọng hơn so với Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... nhưng ít nghiêm trọng hơn Mông Cổ, Philippines, Lào, Nepal, Campuchia, Myanmar... Để khắc phục tình hình này, cần phải có những quy định cụ thể về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán nhằm phòng ngừa tham nhũng; thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng.

Thứ tư, cần phải vạch trần những thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù địch nhằm cổ xúy về tự do báo chí “tuyệt đối, không điều kiện” được phương Tây khởi xướng để che đậy cho những thủ đoạn bịa đặt, xuyên tạc, chống phá, xâm phạm quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức và sự ổn định của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy rằng theo sau “dân chủ”, “nhân quyền” là sự dẫn đường tích cực của truyền thông, báo chí; và chính truyền thông, báo chí đã tạo ra sự bất đồng sâu sắc trong nội bộ các quốc gia có các sự kiện trên. Điều đó được kết

95

hợp với sự can thiệp của nước ngoài, thông qua các thiết chế kinh tế, quân sự quốc tế để lật đổ chế độ điều hành tại nhiều quốc gia được cho là “độc tài”, “mất dân chủ”. Một khi đã thành công tại các nước Trung Đông – Bắc Phi, kịch bản này sẽ được áp dụng tại nhiều nước khác, không loại trừ Việt Nam. Hoạt động chống phá trên lĩnh vực truyền thông, báo chí của các thế lực thù địch đối với Việt Nam vừa qua đã được thực hiện với nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, nhất là các trang mạng trên internet (phương tiện đang có 34% dân số Việt Nam sử dụng) [84].Theo báo cáo của các cơ quan chức năng, hiện nay đang tồn tại hơn 50 trang mạng thường xuyên có nội dung sai lệch, xuyên tạc tình hình Việt Nam, có máy chủ đặt ở nước ngoài, hoạt động móc nối với các đối tượng chống cộng trong nước và ngoài nước. Việc phát tán các thông tin với nhiều suy diễn, mục đích khác nhau còn được các đài: RFA, RFI, Á châu tự do, BBC… hỗ trợ đắc lực. Chính vì vậy, cần phát huy tốt vai trò, hiệu lực của báo chí, truyền thông chân chính nhằm bảo đảm cho sự phát triển, tiến bộ về tự do báo chí ở Việt Nam, hạn chế những tác động tiêu cực của truyền thông lên tư tưởng, thái độ của nhân dân đối với nhà nước.

Thứ năm, sau những sự kiện xảy ra tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi, các hoạt động tôn giáo có thể cũng sẽ có sự điều chỉnh, trong đó hai xu hướng ôn hoà và cực đoan trong đạo Hồi có thể sẽ hoạt động mạnh hơn, số người theo xu hướng ôn hoà sẽ tăng lên, nhưng những người theo xu hướng cực đoan tuy không tăng nhiều về số lượng, nhưng hoạt động có thể sẽ cực đoan hơn [6]. Bên cạnh các quốc gia theo đạo Hồi ở Trung Đông và Bắc Phi, tại khu vực Đông Nam Á và Nam Á, số lượng các tín đồ theo đạo Hồi hiện nay cũng rất đông, nhất là ở những quốc gia có vị trí địa lý rất gần với Việt Nam, lấy đạo Hồi làm quốc giáo như Indonesia, Malaysia, Pakistan và Afganistan. Nếu nhóm đạo Hồi cực đoan hoạt động mạnh lên thì mặc dù số lượng của họ không đông, nhưng những hoạt động khủng bố và chống khủng bố sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Vì vậy, cần phải theo dõi sát tình hình tôn giáo của các nước này, từ đó có những dự đoán về xu hướng phát triển tôn giáo trong khu vực và có biện pháp đối phó chủ động, có hiệu quả.

Thứ sáu, cần phải tăng cường công tác đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của khu vực và quốc tế, góp phần ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh. Cụ

96

thể, cần chú trọng giải quyết, xử lý đúng đắn mối quan hệ với các nước lớn, các đối tác quan trọng, coi đây là yếu tố then chốt bên ngoài nhằm bảo đảm vững chắc quốc phòng của đất nước; đồng thời đổi mới, nâng cao chất lượng quan hệ với các nước láng giềng, các nước trong khu vực; chủ động hội nhập và giữ vai trò quan trọng trong ASEAN, giữ vững đoàn kết và liên kết chặt chẽ, phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN ở khu vực, tăng cường hơn nữa môi trường hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác, không để các nước lớn lợi dụng, sử dụng ASEAN như một công cụ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam [17]. Trong các quan hệ quốc tế, bên cạnh những nguyên tắc độc lập, tự chủ, cần phải tuân thủ các nghị quyết của Liên hợp quốc, tránh nghiêng theo một cường quốc hay nhóm nước riêng lẻ nào nhằm tránh bị bài bác, cô lập trên trường quốc tế.

Tiểu kết chƣơng 3

Những biến động chính trị thường được gọi là cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả Rập” diễn ra vào cuối năm 2010 và đầu năm 2011 tại Trung Đông – Bắc Phi là sự kiện nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Những phong trào này đều có điểm chung là cách mạng xã hội đòi dân chủ, diễn ra tại các nước nằm dưới chế độ độc tài do một lãnh đạo hoặc một dòng họ lãnh đạo trong thời gian dài; mang tính tự phát, không có các tổ chức, chính đảng đứng ra chỉ đạo, tổ chức, nhưng diễn ra khá nhanh chóng, bất ngờ, tốc độ lây lan rộng, có tính dây chuyền thông qua sử dụng internet và các mạng xã hội để tập hợp lực lượng. Sau những biến động mang tính bước ngoặt này, các đảng phái chính trị, phong trào Hồi giáo nổi lên như một lực lượng nổi bật trong khu vực, được thể hiện rõ ràng nhất ở kết quả bầu cử của các đảng Hồi giáo ở Tuy-ni-di, Marốc và Ai Cập. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, tất cả các nước trải qua những biến động của Mùa xuân Ả Rập hiện đang phải đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị, sa sút kinh tế, chia rẽ xã hội và sự nổi dậy của các lực lượng phiến quân và phải mất rất nhiều thời gian nữa để những nước này có thể khôi phục lại tình trạng như trước khi xảy ra những biến động chính trị này. Từ những diễn biến đã và đang diễn ra tại khu vực, cần thiết phải rút ra những nhận định chính xác về nguyên nhân, bán chất của những sự kiện đó, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu có liên hệ với đất nước ta.

97

KẾT LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số kết luận như sau:

1. Trung Đông – Bắc Phi là một trong những khu vực địa chính trị, tôn giáo có vai trò quan trọng nhất trên thế giới. Về mặt lịch sử, đây là nơi ra đời của ba tôn giáo lớn nhất trên thế giới là Ki-tô giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo, trong đó Hồi giáo có tốc độ phát triển nhanh nhất và có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong khu vực. Hiếm có nơi nào trên thế giới mà tôn giáo lại có ảnh hưởng sâu đậm đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, chính trị…như tại nơi này. Bên cạnh đó, khu vực này cũng chứng kiến nhiều chuyển biến chính trị sôi động trong vòng một thập kỷ qua cũng như những diễn biến khó lường trước và đoán định hiện nay.

2. Tuy không phải là nơi có số lượng tín đồ Hồi giáo lớn nhất trên thế giới nhưng Hồi giáo và các vấn đề liên quan đến Hồi giáo tại Trung Đông – Bắc Phi có

Một phần của tài liệu Vấn đề Hồi giáo và chính trị tại Trung Đông – Bắc Phi đầu thế kỷ XXI (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)