Nguyên nhân của phong trào nổi dậy tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi

Một phần của tài liệu Vấn đề Hồi giáo và chính trị tại Trung Đông – Bắc Phi đầu thế kỷ XXI (Trang 66)

7. Bố cục luận văn

2.2. Nguyên nhân của phong trào nổi dậy tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi

Đã gần ba năm kể từ khi bùng phát những biến động chính trị - xã hội khởi đầu tại Tuy-ni-di nhưng các tác động của nó đến khu vực vẫn còn đang tiếp diễn. Làn sóng bất ổn tại khu vực không chỉ khiến Tổng thống các nước Tuy-ni-di, Ai Cập và Sudan phải ra đi sau hàng chục năm cầm quyền, tổng thống Li-bi bị tiêu diệt, còn tổng thống Syria hiện nay đang chịu sức ép phải rút khỏi chính trường, mà còn tạo ra những biến chuyển lớn trên toàn bộ khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Điểm lại toàn bộ những sự kiện liên quan đến vấn đề này, có thể thấy rằng các cuộc biểu tình nổi dậy tại Trung Đông và Bắc Phi trong thời gian qua bắt nguồn từ những

59

nguyên nhân bên trong và những yếu tố tác động bên ngoài, trong đó các nguyên nhân bên trong là cơ bản, đóng vai trò quyết định; các nhân tố bên ngoài đóng vai trò gián tiếp thúc đẩy làn sóng bất ổn tại khu vực.

Nguyên nhân cơ bản đầu tiên cần phải kể đến là tình hình kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến đời sống của phần lớn dân chúng trở nên khó khăn hơn. Thêm vào đó, tình hình bất bình đẳng trong xã hội ngày càng gia tăng; chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo gây nên những bức xúc dồn nén từ lâu trong xã hội. Tình trạng khủng hoảng này càng trở nên trầm trọng hơn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Chính phủ các nước trong khu vực cũng đã từng nhận thấy những bế tắc và khó khăn về chính trị và kinh tế - xã hội trong nước, từ đó đề ra “Sáng kiến của các nước châu Phi và Trung Đông về dân chủ hoá” và được đưa ra thảo luận tại Hội nghị lần thứ 16 của Liên đoàn các nước Ả Rập tại Tuy-ni-di vào ngày 22-23/05/2004, nhưng sáng kiến đó đến nay vẫn chưa được thực hiện [13]. Đến năm 2010, kinh tế thế giới vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng, khiến những mâu thuẫn này trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, chỉ cần một sự kích động là có thể bùng phát thành các cuộc bạo động chính trị. Có thể nhận thấy tình hình khốn khó của một bộ phận lớn người nghèo tại các quốc gia có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào trong khu vực khi giá lương thực ngày càng tăng cao. Những nước tại Trung Đông – Châu Phi phần lớn đều không thể tự chủ hoàn toàn đối với nhu cầu lương thực trong nước và phải dựa phần lớn vào nguồn lương thực nhập khẩu. Chính vì vậy, họ rất nhạy cảm với những thay đổi về giá lương thực trên thế giới, trong đó người nghèo là những người dễ bị tổn thương nhất khi có những biến động về giá lương thực. Cuộc khủng hoảng lương thực trong các năm 2006-2008 trở thành mối lo ngại sâu sắc của nhiều nước trên thế giới, nhất là các quốc gia tại Trung Đông – Bắc Phi. Giá lương thực tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi tăng trung bình từ 21% đến 115% trong hai năm 2006 – 2007. Tại các quốc gia Yemen, Bahrain và Tuy-ni-di, một số sản phẩm tăng tới 140%, 125% và 25%. Chỉ có các nước giàu như Ả Rập Xê Út, Cô-Oét và Oman, nơi chính phủ tiếp tục trợ giá lương thực, mới thành công trong việc kiềm chế giá [26].

60

Hình 2.1 Giá một số loại thực phẩm chủ yếu tại Trung Đông – Bắc Phi

Nguồn: Tổ chức phát triển nông nghiệp Ả Rập

Theo Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) (2007), chi tiêu trung bình dành cho lương thực chiếm hơn một nửa ngân sách của các hộ gia đình trong khu vực, ví dụ tại Ma-rốc, tỷ lệ này vượt quá 60%. Ngoài ra, tỷ lệ dân số tại Trung Đông – Bắc Phi sống trên ngưỡng nghèo là khá cao. Theo các chuyên gia, việc nâng cao chuẩn nghèo từ 2 đô la lên 3 đô la/ngày sẽ khiến số lượng người nghèo tăng gấp đôi từ 45 triệu người lên 90 triệu người [26]. Kinh tế suy thoái, giá lương thực tăng cao đẩy phần lớn người dân vào tình cảnh khó khăn, khiến họ nhiều lần biểu tình đòi chính phủ phải có các biện pháp cải thiện tình hình. Nhiều quốc gia trong khu vực đã chứng kiến những cuộc biểu tình lớn sau khi giá thực phẩm tăng cao. Ví dụ tại Ai Cập, nơi 40% dân cư sống dưới 2 đô la/ngày, giá bánh mì tăng 500% đã bắt đầu một cuộc bạo loạn vào tháng 4/2008, buộc chính phủ sau đó phải phân bổ 2,5 tỷ đô la để trợ giá bánh mì, cấm xuất khẩu gạo, và phân phối bánh mì cho người nghèo, đồng thời lương của khu vực công cũng tăng 30%. Tại Jordan, chi phí của các loại thực phẩm cơ bản lên đến 60 % tổng chi phí một năm, nhưng may mắn là đất nước này đã không chứng kiến một cuộc bạo loạn như năm 1996 mà chỉ có những cuộc biểu tình hòa bình hơn. Vào đầu năm 2008, chính phủ Jordan đã quyết định tăng tiền lương khu vực công và xóa bỏ thuế đối với hàng hóa. Các cuộc biểu tình bạo lực tại Ma-rốc phản đối gia bánh mì tăng cao đã khiến chính phủ

61

phải hủy bỏ dự định tăng 30% giá bánh mì. Còn tại Yemen, quốc gia này đã chứng kiến một cuộc bạo động sau khi giá lúa mì, gạo và dầu ăn tăng đáng kể và người ta ước tính rằng với giá lương thực tăng cao như vậy, tỷ lệ nghèo đói tại nước này có thể tăng tới 6%. Tỷ lệ nghèo đói cũng dự kiến sẽ tăng tại Ai Cập (12%) và Ma-rốc (4%) [26]. Ngoài ra, giá lương thực tăng cao có khả năng làm chậm trễ nhiều cải cách tài chính đã được thông qua trước cuộc khủng hoảng giá lương thực.

Hình 2.2. Tỷ lệ chi phí lƣơng thực trong tổng chi phí gia đình

Nguồn: FAO (2007)

Những quan sát này cho thấy rằng làn sóng biểu tình tại các quốc gia trong khu vực không chỉ phản ánh sự thất bại về chính trị trong một thời gian dài của chính phủ, mà còn thể hiện sự tuyệt vọng của một bộ phận dân chúng dễ bị tổn thương nhất về cuộc sống ngày càng khó khăn cùng cực. Những vấn đề tưởng chừng đơn giản này vốn đã rất bức xúc từ lâu, nay trở nên căng thẳng, chuyển từ những vấn đề dân sinh thông thường thành những vấn đề chính trị - xã hội, từ những cuộc đấu tranh về quyền lợi cụ thể thành một phong trào đấu tranh đòi lật đổ chính quyền. Ngược lại, những xung đột này càng làm cho những thành quả kinh tế bị mất dần đi, đời sống người dân càng thêm khốn khó, cuộc khủng hoảng càng trở nên trầm trọng, khó có thể giải quyết trong một sớm một chiều.

Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cho tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi khoảng 24% trong năm 2009, cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ thất nghiệp 10% trên toàn thế giới và được coi là khu vực có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao nhất trên thế giới [51]. Và tình hình này dường như là vấn đề

62

kinh niên của khu vực trong nhiều năm. Một báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2012 cũng lưu ý “Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Trung Đông – Bắc Phi hiện cao nhất thế giới… phần lớn là thất nghiệp ở tầng lớp thanh niên”.

Dữ liệu từ báo cáo Xu hướng việc làm toàn cầu cho thanh niên 2013 của ILO. Dữ liệu khu vực được lấy từ các đánh giá sơ bộ của ILO năm 2012; dữ liệu của Mỹ và EU được lấy từ dữ liệu quý 2 năm 2012 của OECD.

Vụ tự thiêu của anh thanh niên Mohammed Bouazizi tại Tuy-ni-di vào cuối năm 2010, và một số người khác, tượng trưng cho sự thất vọng và chán chường của những người trẻ tuổi không thể kiếm được một công việc ổn định để duy trì cuộc sống hàng ngày. Điều đó đã trở thành một trong những động lực đằng sau các cuộc nổi dậy lịch sử trong khu vực, đòi hỏi phải có thay đổi và tìm kiếm một tương lai tươi sáng hơn cho thế hệ thanh niên.

Hình 2.3 Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp trên thế giới, độ tuổi 15-24 (%)

Nam Á Đông Á Châu Phi cận Saharan Thế giới Mỹ La- tinh và Ca-ri-bê Đông Nam Á và Thái Bình Dương Mỹ Liên minh Châu Âu Bắc Phi Trung Đông

63

Là khu vực có trữ lượng dầu và khí thiên nhiên dồi dào, bình quân thu nhập đầu người tại những nước tại Trung Đông – Bắc Phi không phải là thấp so với các khu vực khác trên thế giới, đạt trung bình 6.478 đô la vào năm 2009, so với 2.025 đô la tại khu vực Châu Phi cận Sahara.

Dữ liệu của Ngân hàng thế giới (2012), nguồn Prof. Mthuli Ncube and John C.Anyanwu (2012)

Tuy nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, nguồn lực nhân khẩu học phong phú cũng như tầng lớp trung lưu đang lên tại các quốc gia trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đã tạo nên sự khác biệt rất lớn trong bình quân GDP trên đầu người thực tế giữa các quốc gia Trung Đông – Châu Phi, khi 20% những người nghèo nhất xã hội chỉ sở hữu 6,8% GDP [45]. Sự bất bình đẳng về thu nhập gây ra những hệ lụy cho những nước này như làm chậm tăng trưởng kinh tế, dẫn đến những vấn đề về y tế và xã hội, chất lượng giáo dục giảm sút, làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, dẫn đến sự bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em, từ đó dẫn tới sự bất ổn và xung đột xã hội và chính trị được thể hiện qua cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả Rập”.

Nguyên nhân cơ bản thứ hai dẫn đến những làn sóng bất ổn lớn chưa từng có tại Trung Đông – Bắc Phi là thực trạng tham nhũng đã đến mức báo động tại nhiều nước trong khu vực. Các chỉ số chống tham nhũng quan trọng, bao gồm Chỉ số nhận

Hình 2.4 GDP theo đầu ngƣời tại các khu vực trên thế giới

Trung Đông – Bắc Phi (2009) Đông Á – Thái Bình Dương (2010)

(2009)

Châu Âu – Trung Á (2010) Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê (2010)

Nam Á (2010) Châu Phi cận Saharan (2010)

64

thức tham nhũng của Tổ chức minh bạch thế giới, Chỉ số chuyển đổi của Quỹ Bertelsmann, Báo cáo của tổ chức Liêm chính toàn cầu và Chỉ số Quản trị toàn cầu của Ngân hàng Thế giới đều cho thấy mức độ tham nhũng khá cao ở nhiều nước trong khu vực Trung Đông – Bắc Phi so với mức trung bình toàn cầu.

Phần lớn các quốc gia tại khu vực đều phải đối mặt với những thách thức an ninh liên tục, cả bên trong và bên ngoài; điều đó đã cung cấp một mảnh đất vô cùng màu mỡ cho tệ nạn tham nhũng hoành hành. Sự bất ổn và mối đe dọa liên tục về chiến tranh đã cho phép một số nhà lãnh đạo sử dụng bối cảnh này để tập trung quyền lực trong tay, khiến việc tham nhũng trở nên khó kiểm soát [35]. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng chính trị của các nhà nước trong khu vực (chủ yếu là chế độ độc tài quân sự, chế độ độc tài và chế độ quân chủ), cơ sở hạ tầng thể chế của khu vực công (khu vực nhà nước rất lớn, quá nhiều nhân viên với mức lương tương đối thấp), cộng với hệ thống kiểm tra yếu kém, cơ chế trách nhiệm giải trình không hiệu quả, thiếu các quy trình bầu cử công bằng và cạnh tranh, tự do dân sự thấp… cũng khiến tình trạng tham nhũng tại các quốc gia này trở nên trầm trọng và dai dẳng.

Ở nhiều nước trong khu vực, chính phủ thường hạn chế các chương trình chống tham nhũng và các hoạt động của các tổ chức xã hội. Các hạn chế pháp lý, bối cảnh chính trị không an toàn, thiếu tổ chức và điều phối liên ngành, và kinh phí hạn hẹp đã dẫn đến có rất ít các cuộc tranh luận công khai, đồng thời các tổ chức xã hội có ít cơ hội để ảnh hưởng đến chính sách công tại các quốc gia này.

Phong trào Mùa xuân Ả Rập đã thể hiện mức độ tham nhũng lớn trên diện rộng của các lãnh đạo tại ở nhiều quốc gia trong khu vực. Cụ thể, cáo buộc ăn cắp hàng chục tỷ đô la ngân quỹ nhà nước đối với các cựu lãnh đạo tại Ai Cập, Tuy-ni- di và Li-bi đã được ghi nhận. Sự giàu có của gia đình cựu Tổng thống Mubarak và các đồng minh chính trị của ông từ lâu đã là nguồn gốc của sự bất bình tại quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp cao, nghèo đói lan rộng và giá cả leo thang. Một số nguồn tin trên Internet cho rằng tài sản của gia đình Mubarak là từ 40 đến 70 tỷ đô la. Các nhà phân tích Trung Đông và báo cáo tin tức trong các phương tiện truyền thông Ả Rập nói rằng tài sản của Mubarak và gia đình ông hầu hết nằm trong bất động sản trải dài từ bờ Biển Đỏ của Ai Cập tới London, Los Angeles và New York, và trong các

65

tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ và ở nước ngoài [81]. Còn đối với cựu Tổng thống Ben Ali, theo ước tính giá trị tài sản của ông lên đến 5 tỷ bảng Anh, trong khi đó tài sản của các anh chị em của vợ ông, bà Leila Trabelsis còn lớn hơn nữa [80]. Trang web WikiLeaks gần đây tiết lộ, vào năm 2006, đại sứ Mỹ tại Tuy-ni-di báo cáo rằng hơn một nửa của tầng lớp thương nhân tại đất nước này có liên quan cá nhân đến cựu Tổng thống Ben Ali thông qua con cái, anh chị em ruột cũng như anh chị em vợ của ông. Mạng lưới chân rết này trở nên nổi tiếng ở Tuy-ni-di với tên gọi “Gia đình” [20].

Bảng 2.1 Xếp hạng tham nhũng của các nƣớc Trung Đông – Bắc Phi

Quốc gia Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ca-ta 19 22 27

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất 28 28 27

Oman 41 50 61 Bahrain 48 46 53 Jordan 50 56 58 Ả Rập Xê Út 50 57 66 Cô-Oét 54 54 66 Tuy-ni-di 59 73 75 Ma-rốc 85 80 88 Ai Cập 98 112 118 Algieria 105 112 105 Li-băng 127 134 128 Syria 127 129 144 Li-bi 146 168 160 Yemen 146 164 156 Sudan 172 177 173 I-rắc 175 175 169

Ghi chú: (*) tổng số 178 nước; (**) tổng số 183 nước; (***) (tổng số 176 nước) Nguồn: Tổ chức minh bạch quốc tế

66

Nguyên nhân thứ ba cần phải nhắc đến là sự bất cập của thể chế chính trị tại phần lớn các quốc gia trong khu vực, bao gồm chế độ chính trị độc tài, các nhà lãnh đạo cầm quyền quá lâu, chính phủ thất bại trong việc cải cách chính trị và kinh tế. Hầu hết các chế độ chính trị ở các nước Trung Đông - Bắc Phi đều đã được thiết lập từ cách đây khá lâu, và hầu như không có thay đổi gì đáng kể tới tận bây giờ, thậm chí một số nhà nước do một người, một dòng họ trị vì quá lâu, trong nhiều trường hợp các nhà lãnh đạo thường nắm quyền cho đến khi qua đời; sau đó quyền lực lại rơi vào tay những hậu duệ trong dòng họ đó. Có thể nêu ra một số điển hình như nhà nước Ai Cập do cựu Tổng thống Hosni Mubarak nắm quyền trong suốt 30 năm sau vụ đảo chính vào tháng 10-1981; nhà nước Tuy-ni-di do cựu Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali nắm quyền 23 năm; nhà nước Li-bi do cựu Tổng thống Gadhafi lãnh đạo suốt 42 năm liền sau cuộc đảo chính quân sự năm 1969; nhà nước Yemen do cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh năm quyền trong suốt 33 năm; Thủ tướng Bahrain Khalifa Ibn Salman Al Khalifa cầm quyền từ năm 1970 và là thủ tướng lâu đời nhất trên thế giới. Còn tại các quốc gia có chế độ quân chủ lập hiến khác, dòng dõi hoàng tộc thường nắm hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ, và

Một phần của tài liệu Vấn đề Hồi giáo và chính trị tại Trung Đông – Bắc Phi đầu thế kỷ XXI (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)