Quan điểm và mục tiêu phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay (Trang 75)

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “ 23.376 89

3.1.Quan điểm và mục tiêu phát triển.

3.1.1 Quan điểm.

Một là, phát triển công nghiệp nông thôn phải thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa X khẳng định: “ Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo qui hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường; đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. Phát triển nhanh và nâng cao chất lượng các loại dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống của dân cư nông thôn” [16, tr. 132]. Trên tinh thần ấy, với đặc thù của tỉnh, việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Nam phải thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động, khai thác thế mạnh về nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, các lợi thế để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh tăng trưởng nhanh, bền vững, có hiệu quả. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX xác định: “Hướng trọng tâm của thời kỳ này là phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất đồ uống như bia, nước khoáng, nước giải khát; phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng; phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động như may mặc, da giày, chế biến gỗ để góp phần vào chuyển dịch kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn” [ 17, tr.82].

Hai là, phát triển công nghiệp nông thôn phải kết hợp chặt chẽ với phát triển nông nghiệp và dịch vụ.

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, sự phát triển của công nghiệp nông thôn luôn gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của nông nghiệp và dịch vụ. Đảng ta khẳng định: “ Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn” [16, tr.126]. Như vậy, xuất phát từ mối quan hệ hữu cơ giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, việc phát triển công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Nam phải kết hợp chặt chẽ với sự phát của nông nghiệp và dịch vụ; phát triển công nghiệp nông thôn vừa dựa trên cơ sở của sự phát triển nông nghiệp và dịch vụ, vừa thúc đẩy cho sự phát triển nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn tỉnh Quảng Nam. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam xác định: “Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tăng mạnh tỉ trọng và phát triển song song công nghiệp và dịch vụ” [17, tr.44]. Do đó, trong cơ cấu kinh tế nông thôn, ngoài việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp phải tích cực phát triển các nghề tiểu – thủ công nghiệp và dịch vụ trên cơ sở chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.

Ba là, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp ở miền núi gắn với với việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đối với tỉnh Quảng Nam vừa nhằm phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, vừa thúc đẩy trở lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp nông thôn ở vùng đồng bằng, ven biển nói riêng. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh xác định: “ Qui hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng; triển khai xây dựng nhà máy xi-măng Thạnh Mỹ, Khu kinh tế cửa khẩu Nam Giang. Xây dựng hệ

thống thủy điện gắn với hình thành các cụm công nghiệp” [17, tr.49- 50].

Bốn là, phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề với sự đa dạng về qui mô, trình độ, phát huy các yếu tố truyền thống.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X khẳng định: “ Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; phát triển mạnh các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa; phát triển bền vững các làng nghề” [15, tr.193-194]. Chính vì vậy, đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở tỉnh Quảng Nam cần phải lựa chọn quy mô phù hợp, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, có sức cạnh tranh cao, giải quyết được nhiều lao động có việc làm. Tỉnh Quảng Nam xác định: “ Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế xuất; khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách. Đồng thời, có những bước đi tắt hướng đến kinh tế tri thức, từng bước hình thành các ngành sử dụng công nghệ cao” [17, tr. 45].

Hơn thế nữa, phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Quảng Nam phải phát huy các yếu tố truyền thống, tạo ra những sản phẩm có nét độc đáo, tinh xảo, giữ được những nét đặc trưng về bản sắc văn hóa. Chính vì thế, tỉnh Quảng Nam xác định: “Trong cơ cấu kinh tế nông thôn, phát triển mạnh các ngành nghề, làng nghề truyền thống về tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ như dệt may, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre, đồ đồng, đồ gốm gắn liền với phát triển ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa các dân tộc” [17, tr.83-84].

3.1.2. Mục tiêu.

Mục tiêu từ nay đến năm 2015 là đảm bảo cho sản xuất công nghiệp có sự ổn định cao, tăng trưởng với tốc độ nhanh, vững chắc, cạnh tranh được với thị trường trong và ngoài nước. Không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tạo ra nhiều việc làm, cải thiện tích cực đời sống người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành nghề công nghiệp nông thôn. Các chỉ tiêu cụ thể:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2015

1. Giá trị sản xuất công nghiệp

Trong đó: giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn

Tỉ đồng “ 9.934 6.612 22.522 15.765

2. Lao động công nghiệp Người 123.376 196.553

3. Kim ngạch xuất khẩu công nghiệp Triệu USD

270 547

4. Cơ cấu công nghiệp/GDP % 40 42

Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay (Trang 75)