Thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay (Trang 49 - 69)

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “ 23.376 89

2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp nông thôn ở tỉnh Quảng Nam.

Nam.

Quảng Nam có 16 huyện và 2 thành phố, trong đó huyện Đông Giang, Tây Giang tách ra từ huyện Hiên nên số liệu của 2 huyện này từ năm 2005 trở về trước là chung của huyện Hiên; huyện Nam Trà My và Bắc Trà My được tách ra từ huyện Trà My nên số liệu 2 huyện này từ năm 2005 trở về trước là chung của huyện Trà My; huyện Phú Ninh mới thành lập từ năm 2005 nên số liệu từ năm 2005 trở về trước chưa có.

2.2.1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.

Sự phát triển của công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam trước hết được thể hiện ở sự tăng thêm về mặt số lượng của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Các cơ sở công nghiệp nông thôn nghiên cứu ở đây bao gồm: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ hợp, hợp tác xã, hộ cá thể. Theo số liệu báo cáo của Sở Công thương Quảng Nam thì số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn của tỉnh như sau: Năm 2004 có 10.987 cơ sở; năm 2005 có 11.099 cơ sở; năm 2006 có 11.772 cơ sở; năm 2007 có 11.959 cơ sở [36]. Như vậy số lượng cơ sở tăng lên qua các năm. Nhịp độ phát triển của chúng qua từng năm là: năm 2005 so với 2004 tăng 1%; năm 2006 so với 2005 tăng 6%; năm 2007 so với năm 2006 tăng 0,6%.

Xét theo ngành nghề số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam được phân bố như sau:

Bảng 2.4. Số cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn Quảng Nam phân theo ngành. ĐVT: Số cơ sở Ngành 2004 2005 2006 2007 1.Chế biến lương thực, thực phẩm 5.212 5.233 5.696 5.779 2. Dệt 382 311 674 697 3. May, trang phục 1.568 1.604 1.728 1.765 4. Sản phẩm từ da 138 141 149 132 5. Sản phẩm từ gỗ và lâm sản 2.591 2.624 2.260 2.268

6. Cơ khí và sửa chữa cơ khí 706 766 859 939

7. Sản xuất hóa chất 8 10 12 14

8. Sản xuất cao su và nhựa 19 21 24 25

9. Sửa chữa xe có động cơ 58 86 96 78

10. Sản xuất vật liệu xây dựng 256 228 233 219

11. Sản xuất giẩy 5 8 15 21

12. Các ngành khác 44 67 26 22

Tổng 10.987 11.099 11.772 11.959

Nguồn: Sở Công thương Quảng Nam.

Qua bảng 2.4 cho thấy hoạt động công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam thường tập trung ở các ngành chế biến lương thực, thực phẩm: năm 2004 có 5.212 số cơ sở (chiếm 47,43%), năm 2005 có 5.233 cơ sở (chiếm 47,15%), năm 2006 có 5.696 cơ sở (chiếm 48,39%) và năm 2007 có 5.779 cơ sở (chiếm 48,32%); ngành chế biến gỗ và lâm sản: năm 2004 có 2.591 cơ sở (chiếm 23,58%), năm 2005 có 2.624 cơ sở (chiếm 23,64%), năm 2006 có 2.260 cơ sở (chiếm 19,20%), năm 2007 có 2.268 (chiếm 18,96%); ngành may: năm 2004 có 1.568 cơ sở (chiếm 14,27%), năm 2005 có 1.604 cơ sở (chiếm 14,45%), năm 2006 có 1.728 cơ sở (chiếm 14,68%), năm 2007 có 1.765 cơ sở (chiếm 14,76%). Như vậy hoạt động của các cơ sở công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam chỉ mới tập trung phát triển ở một số ngành nghề truyền thống, ngành nghề có gắn với hoạt động nông nghiệp và một số ngành sử dụng lao động phổ thông hoặc được đào tạo ngắn hạn. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện một số cơ sở sản xuất trong các ngành nghề mới, hiện đại như

sản xuất hóa chất, điện, điện tử, sản xuất thiết bị văn phòng… phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn.

Tuy nhiên không thể chỉ căn cứ vào số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn để đánh giá tình hình hoạt động công nghiệp nông thôn mà phải dựa vào nhiều căn cứ khác, trong đó cần lưu ý đến cơ cấu (loại hình tổ chức sản xuất) và quy mô sản xuất của chúng. Quy mô sản xuất của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn của kinh tế cá thể, hộ gia đình thường thấp hơn quy mô sản xuất các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước.

Bảng 2.5. Số cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn Quảng Nam phân theo thành phần kinh tế.

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

cơ sở Tỉ lệ % cơ sở Tỉ lệ % cơ sở Tỉ lệ % cơ sở Tỉ lệ %

Tổng 10.987 100 11.099 100 11.772 100 11.959 100 1. Doanh nghiệp nhà nước 20 0,18 20 0,18 20 0,17 20 0,194 2.Ngoài doanh nghiệp nhà nước 10.967 99,82 11.079 99,82 11.752 99,83 11.939 99,806 Trong đó: + hợp tác xã 20 0,183 18 0,163 19 0,162 19 0,160 +công ty trách nhiệm hữu hạn 19 0,173 29 0,262 58 0,452 100 0,592

+ doanh nghiệp tư nhân

12 0,082 13 0,072 30 0,213 64 0,288

+ Hộ cá thể 10.916 99,562 11.019 99,503 11.645 99,173 11.756 98,960

Nguồn: Sở Công thương Quảng Nam.

Qua bảng 2.5 ta thấy, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn của tỉnh Quảng Nam chia theo thành phần kinh tế cho thấy tỉ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ngoài doanh nghiệp nhà nước rất cao (99,82%), trong khi đó tỉ lệ cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn thuộc doanh nghiệp nhà nước rất thấp (0,18%). Điều này nói lên rằng hoạt động công nghiệp nông thôn hiện nay thích hợp với loại hình tổ chức sản xuất không phải là doanh nghiệp nhà nước. Tỉ lệ hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực công nghiệp nông

thôn rất cao (98- 99%). Quy mô sản xuất công nghiệp nông thôn của các hộ cá thể thường là nhỏ, cho nên có thể nhận xét rằng hoạt động công nghiệp nông thôn hiện nay ở Quảng Nam còn ở quy mô nhỏ là phổ biến.

2.2.2. Giá trị sản xuất của công nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Nam.

Bảng 2.6. Giá trị sản xuất của công nghiệp nông thôn Quảng Nam qua các năm (Theo giá cố định năm 1994)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2005 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn 683.858 937.071 2.215.268 2.904.102 3.720.003 4.364.420 Giá trị sản xuất công nghiệp 1.034.108 1.327.852 3.215.261 4.075.726 5.262.437 6.734.485 Giá trị sản xuất toàn tỉnh 5.676.078 6.414.017 10.974.653 12.918.933 15.341.964 15.524.000 Tỉ trọng Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn/ Giá trị sản xuất công nghiệp (%)

66,13 70,57 68,90 71,25 70,70 65,60

Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn /giá trị sản xuất toàn tỉnh (%)

12,05 14,61 20,18 22,48 24,25 28,11

Nguồn: Sở Công thương và Cục Thống kê Quảng Nam

Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn của Quảng Nam đạt được như sau: 683.858 triệu đồng năm 2000; 937.071 triệu đồng năm 2001; 2.215.268 triệu đồng năm 2005 và năm 2007 đạt 3.720 tỉ đồng, năm 2008 đạt 4.364.420 triệu đồng và luôn chiếm trên dưới 70% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Như vậy, sản xuất công nghiệp ở Quảng Nam chủ yếu là sản xuất công nghiệp nông thôn. Tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn trong giá trị sản xuất toàn tỉnh tăng lên qua các năm từ 12,05% năm 2000 tăng lên 20,18%

năm 2005 và 28,11% năm 2008 (bảng 2.6).

Bảng 2.7. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn theo địa bàn.

ĐVT: Triệu đồng. Địa bàn 2000 2001 2005 2006 2007 2008 Tốc độ phát triển bình quân (2000- 2008) (%) Tam Kỳ 110.527 133.451 261.123 340.439 470.485 624.781 24,17 Hội An 72.330 70.102 123.344 202.484 241.072 249.855 16,76 Đại Lộc 74.528 83.507 160.120 207.649 278.506 330.425 20,46 Điện Bàn 155.876 345.052 912.958 1.207.094 1.444.196 1.563.268 33,40 Duy Xuyên 143.317 160.689 300.071 381.196 565.149 629.113 20,31 Quế Sơn 28.201 35.700 81.316 103.521 152.760 213.753 28,81 Thăng Bình 34.024 35.916 75.017 91.251 92.296 109.076 15,67 Núi Thành 51.532 55.812 225.299 261.709 330.688 468.559 31,77 Hiệp Đức 3.297 3.598 3.634 4.183 4.520 4.619 4,30 Tiên Phước 3.637 4.837 11.365 14.200 18.780 21.180 24,64 Phước Sơn 2.331 2.635 2.973 3.304 4.011 4.700 9,16 Nam Giang 996 1.736 3.153 3.029 3.324 3.930 18,72 Tây Giang 772 1.167 2.044 3.565 - Đông Giang 5.034 6.422 7.362 9.000 - Bắc Trà My 3.556 3.728 4.935 5.747 - Nam Trà My 621 812 1.027 1.809 - Phú Ninh - - 44.912 71.894 98.848 121.040 - Tổng 683.858 937.071 2.215.268 2.904.102 3.720.003 4.364.420 26,07

Nguồn: Sở Công thương Quảng Nam.

Xét theo địa bàn thì hoạt động công nghiệp nông thôn chủ yếu tập trung ở các huyện đồng bằng. Bởi vì nơi đây tập trung nhiều cụm công nghiệp- làng nghề, phát triển mạnh các ngành chế biến lương thực, thực phẩm, ngành dệt, may mặc, cơ khí dân dụng và vật liệu xây dựng- đó là những ngành thuộc thế mạnh của tỉnh Quảng Nam. Theo thống kê của các huyện số liệu năm 2007: Duy Xuyên có 1.956 cơ sở sản xuất; Đại Lộc có 1.879 cơ sở; Điện Bàn có 1.853 cơ sở; Tam Kỳ có 1.518 cơ sở; Thăng Bình có 1.418 cơ sở; Núi Thành có 852 cơ sở; ít nhất là huyện Tây Giang chỉ có 39 cơ sở chủ yếu là hộ gia đình.

Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn của huyện Điện Bàn luôn đạt cao nhất năm 2000 là 155.876 triệu đồng (chiếm 22,8%); năm 2001

1.805 2.422

là 345.051 triệu đồng (chiếm 36,8%); năm 2005 là 912.958 triệu đồng (chiếm 41,2%); năm 2006 là 1.207.094 triệu đồng (chiếm 41,6%); 38,8% năm 2007 là 1.444.196 triệu đồng (chiếm 38,8%); năm 2008 là 1.563.268 triệu đồng (chiếm 35,38%). Tiếp đến là huyện Duy Xuyên, Tam Kỳ, Núi Thành. Các huyện miền núi như Nam Giang, Tây Giang, Nam Trà My giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn rất thấp, chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ bởi vì hầu hết các huyện này chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn, chưa có doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn mà chủ yếu tập trung sản xuất ở hộ cá thể đối với các ngành sửa chữa cơ khí nhỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, sơ chế nguyên liệu từ nông, lâm sản… cung cấp tại địa phương là chính.

Xét về cơ cấu ngành nghề thì giá trị sản xuất qua các ngành như sau (xem bảng 2.8):

Bảng 2.8. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn Quảng Nam theo ngành nghề (Theo giá cố định năm 1994)

ĐVT: Triệu đồng Ngành 2000 2001 2005 2006 2007 Tốc độ phát triển bình quân (%) 1. Chế biến lương thực, thực phẩm 230.569 312.452 953.364 1.070.687 1.394.147 29,31 2. Dệt 99.902 123.10 6 224.827 260.435 373.332 20,72 3. May trang phục 45.445 43.202 107.863 155.776 269.256 28,93 4. Sản phẩm từ da 18.498 25.162 36.585 40.705 80.552 23,40 5. Sản phẩm từ gỗ và lâm sản 58.062 64.550 162.607 289.879 327.460 28,03 6. Cơ khí và sửa chữa cơ khí 39.718 47.758 111.726 168.470 225.667 28,16 7. Sản xuất hóa chất 2.513 3.839 4.495 6.123 5.442 11,67 8. Sản xuất sản phẩm cao su & nhựa

6.046 9.177 13.393 24.243 30.970 26,28 9. Sửa chữa xe có động cơ 18.075 23.089 74.397 83.211 105.017 28,58 10. Sản xuất vật liệu xây dựng 160.772 277.605 514.424 790.440 892.216 27,73 11. Sản xuất giấy 2.062 3.300 5.604 6.239 7.134 19,40 12. Các ngành khác 2.196 3.831 5.983 6.894 8.810 21,95 Tổng 683.858 937.071 2.215.26 8 2.904.102 3.720.003 27,37

Nguồn: Sở Công thương Quảng Nam.

Qua bảng 2.8 ta thấy ngành chế biến lương thực, thực phẩm là ngành có giá trị sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu ngành nghề công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam (chiếm trên 33%). Năm 2000 đạt 230.569 triệu đồng (chiếm 33,72%); năm 2001 đạt 312.452 triệu đồng (chiếm 33,34%); năm 2005 là 953.364 triệu đồng (chiếm 43,03%); năm 2006 là 1.070.687 triệu đồng (chiếm 36,87%); năm 2007 là 1.394.147 triệu đồng (chiếm 37,48%). Ngành này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nông nghiệp và đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn, thường hoạt động gần vùng nguyên liệu, có ở khắp các

địa bàn trong tỉnh và tập trung vào xay xát lương thực, chế biến sản phẩm từ gạo, khoai sắn, ngô, chế biến rau quả, chế biến chè, chế biến thủy hải sản, sản xuất nước mắm, một số nước giải khát có ga, sản xuất đường, bánh kẹo, dầu thực vật,…. Hoạt động trong ngành này chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân và cá thể với quy mô vừa và nhỏ, ngoài ra có một số nhà máy có quy mô đầu tư lớn như nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế biến hạt điều và chế biến nước dứa cô đặc.

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng chiếm trên 23% trong giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn. Năm 2000 là 160.772 triệu đồng (chiếm 23,51%); năm 2001 là 277.605 triệu đồng (chiếm 29,62%); năm 2005 là 514.424 triệu đồng (chiếm 23,22%); năm 2006 là 790.440 triệu đồng (chiếm 27,22%); năm 2007 là 892.216 triệu đồng (chiếm 24%). Ngành này có ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh nhưng tập trung chủ yếu ở Đại Lộc, Núi Thành, Thăng Bình, Quế Sơn. Sản phẩm chủ yếu là đá xây dựng, gạch ngói nung, gốm sứ, gạch ceramic, cát khuôn đúc, bột thạch anh,… Thị trường của ngành này tương đối tốt vì nhu cầu xây dựng ngày càng cao, có những sản phẩm đạt chất lượng cao có thể cạnh tranh với sản phẩm cùng loại trên thị trường trong nước.

Ngành dệt là một trong những ngành phát triển ở Quảng Nam, thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 9 doanh nghiệp, trong đó có 2 công ty trách nhiệm hữu hạn, 5 hợp tác xã, và các hộ dệt cá thể tập trung ở Duy Xuyên, Điện Bàn, với tổng số thiết bị hơn 8360 khung dệt. Giá trị sản xuất trong cơ cấu ngành nghề nông thôn năm 2000 là 99.902 triệu đồng (chiếm 14,61%); năm 2001 là 123.106 triệu đồng (chiếm 13,14%); năm 2005 là 224.827 triệu đồng (chiếm 10,15%); năm 2006 là 260.435 triệu đồng (chiếm 9%); năm 2007 là 373.332 triệu đồng (chiếm 10,03%). Tuy nhiên chất lượng sản phẩm chưa tốt, sản lượng vải được sản xuất trên khung dệt gỗ chiếm gần 80% trên tổng sản lượng vải ngành dệt, hơn 95% sản lượng vải sản xuất ra đều là bán thành phẩm chưa phải là sản phẩm cuối cùng. Ngành dệt và

ngành may chưa có sự gắn kết, ngành dệt với công nghệ lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu của ngành may.

Ngành chế biến gỗ, lâm sản có tỉ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 8% trong cơ cấu ngành nghề. Năm 2000 là 58.062 triệu đồng (chiếm 8,5%); năm 2001 là 64.550 triệu đồng (chiếm 6,9%); năm 2006 là 289.879 triệu đồng (chiếm 10%); năm 2007 là 327.460 triệu đồng (chiếm 8,8%). Ngành này bao gồm các hoạt động của các cơ sở cưa xẻ gỗ, chế biến gỗ, song, mây, tre nứa, các loại hàng mộc gia dụng, trang trí nội thất, hàng mộc xuất khẩu, gỗ tà vẹt… Với chủ trương di dời các cơ sở chế biến gỗ trong nội thành về nông thôn; đồng thời một số nghề thủ công có sử dụng nguyên liệu mây, tre, nứa, lá… được khôi phục nên ngành này đã phát triển mạnh, nhất là ở các huyện Hiệp Đức, Tiên Phước, Nam Giang, Hội An.

Ngành may mặc là ngành có mặt ở hầu hết các địa bàn, phần lớn là hoạt động may gia công xuất khẩu hay may quần áo may sẵn tiêu thụ trong nước. Trong những năm qua ngành may đã có bước phát triển khá nhanh về sản lượng cũng như tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000- 2007 là 28,93%, đóng góp 4,6- 7,7% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn. Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu ngành may có tốc độ tăng khá, góp phần làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Năm 2007 ngành may đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu là 13,6 triệu USD, chiếm 22,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là quần áo Jean, Jacket, sơ mi, thể thao, bảo hộ lao động,… Tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở phương thức gia công hàng xuất khẩu là chính, chưa có khách hàng trực tiếp, nguyên phụ liệu trong nước còn hạn chế, phải xuất khẩu thông qua các khách hàng Hàn Quốc và Đài Loan. Phần lớn các cơ sở may gia công xuất khẩu đều trang bị máy móc thiết bị mới hiện đại, còn các cơ sở nhỏ thì chủ yếu là thiết bị cũ, lạc hậu.

Ngành cơ khí chiếm tỉ trọng trên 5% tổng giá trị sản xuất, bao gồm các cơ sở sản xuất và dịch vụ cơ khí ở các cụm công nghiệp và ở địa phương,

sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nông nghiệp như máy tuốt lúa, máy gặt, xe cải tiến, nông cụ cầm tay…; các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu xây dựng như khung cửa sắt- nhôm, sắt xây dựng, cán kéo thép, tôn, lưới,…Giá trị sản xuất ngành cơ khí năm 2006 là 168.440 triệu đồng (chiếm 5,8%); năm 2007 là 225.667 triệu đồng (chiếm 6%).

Còn lại các ngành khác, mỗi ngành đóng góp khoảng 3% giá trị sản

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay (Trang 49 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w