Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Nam có ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay (Trang 41 - 45)

hưởng đến phát triển công nghiệp nông thôn.

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên. - Vị trí địa lý.

Quảng Nam là một tỉnh duyên hải miền Trung, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có diện tích tự nhiên hơn 10,408 ngàn km2. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng- đô thị lớn nhất của miền Trung, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và tỉnh Kon Tum, phía Nam là hệ thống cảng biển Kỳ Hà và sân bay Chu Lai, nằm kề khu công nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất (Quảng Ngãi)- là khu công nghiệp lớn của Việt Nam trong tương lai.

Địa hình khá phức tạp, 80% diện tích đồi núi, núi cao và dốc tập trung ở phía Tây, một số ít đồi thấp cùng dãy đồng bằng hẹp dựng dọc ven biển, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng miền núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển.

Vùng miền núi gồm các huyện phía Tây của tỉnh: Đông Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My và Nam Trà My. Là nơi đầu nguồn của các con sông, nơi cư trú của các đồng bào dân tộc ít người, sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nương rẫy, lâm nghiệp. Vùng này có 800.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó có gần 400.000 ha đất rừng với trữ lượng gỗ lớn và nhiều lâm đặc sản, thực vật quý. Thế mạnh của vùng là các sản phẩm gỗ, lâm sản phi gỗ (mây, tre, đót…) và khai khoáng.

Vùng trung du gồm các huyện Tiên Phước, Hiệp Đức và vùng Tây của một số huyện như tây Đại Lộc, tây Quế Sơn,…Thế mạnh nơi đây là vùng có tiềm năng để phát triển các cây trồng dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, khai

thác vật liệu xây dựng, khoáng sản phục vụ cho công nghiệp chế biến.

Vùng đồng bằng là các huyện có giáp biển, là nơi sản xuất lương thực và chăn nuôi chính của tỉnh, trong đó có diện tích rất lớn dọc theo sông Thu Bồn và Vu Gia có khả năng phát triển vùng trồng dâu nuôi tằm. Đồng thời nơi đây là mặt bằng sản xuất vừa là nơi cung cấp lao động chủ yếu cho các làng nghề công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp.

- Tài nguyên.

+ Tài nguyên rừng.

Diện tích rừng tự nhiên có khoảng 389.600 ha với trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m3 và 50 triệu cây tre nứa, trong đó rừng giàu khoảng 10.000 ha, phân bổ chủ yếu là đỉnh núi cao. Diện tích rừng còn lại chủ yếu là rừng nghèo, rừng trung bình và rừng tái sinh. Rừng trồng khoảng 60.000 ha. Ngoài gỗ, rừng Quảng Nam còn nhiều lâm sản khác, như tre nứa, song, mây,… sản lượng khai thác hàng năm là gỗ 91.721 m3; củi 524.993 m3; song mây 185 tấn; tre luồng 5.100 cây [6, tr.5]. Có thể nói, nguồn tài nguyên rừng đã và đang góp phần cân bằng sinh thái môi trường, vừa là nơi cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề trên địa bàn như: nghề mộc, nghề tre đan, làm hương, chế biến gỗ…

+ Tài nguyên nước.

Tổng chiều dài hệ thống sông ngòi nằm trên địa phận tỉnh Quảng Nam khoảng 900km, bao gồm 9 con sông lớn. Nguồn nước mặt lớn, với diện tích lưu vực sông Vu Gia 5.500 km2, Thu Bồn 3.350 km2, Tam Kỳ 755 km2. Hiện trên toàn tỉnh có khoảng 30 hồ (loại hồ có dung tích trên 1 triệu m3 nước), tổng dung tích là 500 triệu m3, trong đó đáng kể có hồ Phú Ninh 343 triệu m3, hồ Khe Tân 54 triệu m3, hồ Thạch Bàn 9,6 triệu m3… [6, tr.6]. Nguồn nước ở Quảng Nam khá dồi dào, cung cấp cho hoạt động của nhiều ngành kinh tế nói chung, trong đó quan trọng nhất là sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề nông thôn khác.

+ Nguồn lợi thủy sản

đến vịnh Dung Quất dài 125 km và thềm lục địa rộng lớn. Diện tích ngư trường rộng trên 40.000 km2, có trữ lượng gần 90.000 tấn hải sản các loại, khả năng cho phép khai thác hàng năm 42- 45 ngàn tấn với 30% sản lượng có thể đưa vào chế biến xuất khẩu. Có nhiều loại hải sản quý như hải sâm, bào ngư, tôm hùm, đặc biệt có yến sào ở Cù lao chàm. Trên đất liền có khoảng 30.000 ha mặt nước (cả 3 loại: nước lợ, nước ngọt, nước mặn), trong đó có gần 10.000 ha bãi triều, hàng chục ngàn ha eo biển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy hải sản.

Với đặc điểm sông nước do thiên nhiên ưu đãi kể trên, Quảng Nam có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, có ý nghĩa lớn trong việc tái tạo nguồn lợi và tạo nguồn nguyên liệu có giá trị xuất khẩu cao.

+ Tài nguyên khoáng sản.

Quảng Nam là vùng có nhiều tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, đã phát hiện và đánh giá được hơn 200 điểm quặng và mỏ với hơn 35 chủng loại khoáng sản. Khoáng sản kim loại có sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, thiếc, titan, vàng, …, khoáng sản phi kim loại như đá vôi xi măng, đất sét, đá xây dựng, cát xây dựng, than bùn, cát thủy tinh, đất sét, cao lanh làm gốm sứ. Có thể nói là một trong những tỉnh có nhiều vàng nhất của Việt Nam; tỉnh duy nhất ở miền Nam có than đá và bên cạnh các vỉa than ấy có hàng chục tỉ m3 khí mêtan, có từ 1300- 1500 triệu m3 cát trắng có chất lượng rất tốt (SiO2 chiếm trên 99%, Fe2O3 chỉ chiếm dưới 0,05%; thành phần hạt Thạch Anh đạt trên 99%); có 20 mỏ nước khoáng trong đó có những mỏ nước khoáng có chất lượng tốt như Phú Ninh, Tây Viên. Với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú nên Quảng Nam có tiềm năng phát triển một số ngành công nghiệp có thế mạnh như khai khoáng và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng,…

2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội. - Đặc điểm về kinh tế.

Quảng Nam tăng lên đáng kể và có bước phát triển khá nhanh. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng liên tục qua các năm, bình quân mỗi năm trong 10 năm tăng 9,56%, trong đó khu vực công nghiệp- xây dựng tăng 17,87%; khu vực dịch vụ tăng 11,26%; nông lâm nghiệp thủy sản tăng 2,95%. Riêng năm 2006 GDP đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua 13,45%, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 21,65%; nông nghiệp tăng 3,79%; dịch vụ tăng 13,96% [6, tr.11]. Năm 2007 tăng 14,38% so với năm 2006. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 22,18 % (công nghiệp tăng 24,2%, xây dựng tăng 17,18 %); khu vực dịch vụ tăng 15,54%. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung (14,38%) của năm 2007, khu vực công nghiệp - xây dựng đóng góp 7,86%, khu vực dịch vụ 5,75%; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đóng góp 0,76% [6, tr.12].

Một trong những mục tiêu quan trọng của phương hướng chung về phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh là tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỉnh công nghiệp, phấn đấu đến năm 2015 trở thành tỉnh công nghiệp. Trong những năm qua, tỉ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ chiếm trong tổng GDP đã tăng dần lên qua các năm, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp.

Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của tỉnh qua các năm (2004- 2008)

ĐVT: %

Năm Các ngành kinh tế

Nông, lâm nghiệp, thủy sản Công nghiệp Dịch vụ

2004 33,27 32,10 34,63

2005 31,02 33,97 35,01

2006 28,99 35,53 35,48

2007 26,11 37,87 36,02

2008 22,14 39,42 38,44

Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam

Qua bảng 2.1 cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh đã dịch chuyển đúng hướng: nông- lâm- thủy sản đã giảm từ 33,27% năm 2004 xuống còn 22,14%

năm 2008; tỉ trọng công nghiệp- xây dựng liên tục tăng từ 32,10% năm 2004 lên 37,87% năm 2007, lên 39,42% năm 2008.

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh như sau:

Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ở Quảng Nam

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006

1. Số doanh nghiệp Doanh nghiệp 727 904

- Doanh nghiệp nhà nước “ 52 46

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước “ 661 841

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay (Trang 41 - 45)