Đánh giá chung về tình hình phát triển công nghiệp nông thôn Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay (Trang 69 - 75)

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài “ 23.376 89

2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển công nghiệp nông thôn Quảng Nam.

(ĐVT: 1000 USD) Mặt hàng 2001 2005 2006 2007 1. Sản phẩm may mặc 9.016 17.972 23.492 31.328 2. Cát trắng 947 1.523 950 2.087 3. Hàng mộc - - 22.015 20.320 4. Sản phẩm gỗ 5.265 25.860 2.589 8.587 5. Hàng mây tre 114 353 316 358 6. Gốm sứ 92 1.282 1.048 128 7. Quế 320 686 345 620 8. Song mây 164 50 10 - 9. Tinh bột sắn - 4.237 4.290 4.438 10. Sản phẩm rơm 175 251 223 189

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Nam, 2007.

Đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Quảng Nam đã có mặt tại hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc, Hoa Kỳ là những thị trường tiêu thụ lớn nhất (kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc: 23 triệu USD, Hoa Kỳ: 20 triệu USD). Ngoài ra thị trường các nước Slovakia, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng chiếm tỷ lệ khá cao, dao động từ 10-17 triệu USD. Hàng may mặc chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ, Nga, Hàn Quốc và Nhật Bản, hàng thủy sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Quảng Nam, xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ. Hàng đồ gỗ, mộc xuất khẩu sang thị trường Đan Mạch, Đức; gạo, lạc xuất khẩu sang thị trường Philippin…

2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển công nghiệp nông thônQuảng Nam. Quảng Nam.

2.3.1. Những kết quả đạt được.

phát triển đáng kể, bước đầu phát huy được tác dụng của chúng tới sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Sự phát triển công nghiệp nông thôn đã đem lại một số kết quả nhất định. Đó là:

Thứ nhất, đã tạo được một lượng sản phẩm góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư ở nông thôn cũng như ở thị trường thành phố và một số tỉnh thành khác trong cả nước, đồng thời tham gia vào công tác xuất khẩu của địa phương. Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp năm 2005 đạt 95 triệu USD; năm 2006 đạt 110 triệu USD; năm 2007 đạt 155 triệu USD; năm 2008 đạt 200 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị kim ngạch xuất khẩu 2005- 2008 là 28,16%.

Thứ hai, công nghiệp nông thôn đã góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn, giảm bớt luồng di dân từ nông thôn ra thành thị để tìm việc làm, thực hiện chủ trương “ly nông bất ly hương”. Chẳng hạn, một số làng nghề thu hút trên 60% tổng số lao động của địa phương vào hoạt động sản xuất như làng nghề dệt vải Mã Châu, Đông Yên- Thi Lai; làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch; làng nghề chế biến nước mắm Bình Dương; làng nghề hương Quán Hương; làng nghề đan lát Tam Vinh…

Thứ ba, công nghiệp nông thôn phát triển đã góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, thu nhập bình quân người lao động trong hoạt động công nghiệp nông thôn tăng dần qua các năm. Chẳng hạn, trước những năm 1990 thu nhập lao động nông thôn ở Quảng Nam chỉ 60.000 đ/tháng, thậm chí có nơi chỉ đạt 26.000 đ/tháng. Đến năm 2000 là 340.000 đ/tháng, năm 2005 là 450.000 đ/tháng, năm 2007 là 550.000/tháng. Như vậy, thu nhập của lao động nông thôn từ năm 2000 đến năm 2007 đã tăng 7,11%. Đồng thời đã góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân cư nông thôn, tăng sức mua cho thị trường nông thôn, từng bước giảm bớt khoảng cách chênh lệch quá xa về mức sống giữa thành thị và nông thôn.

Thứ tư, sự phát triển công nghiệp nông thôn đã hình thành được nhiều ngành nghề mới, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Đến nay đã có 5/18 huyện, thành phố có tỉ trọng hộ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm trên 20% tổng số hộ nông thôn, trong đó Điện Bàn 41%; Hội An 36,6%; Duy Xuyên 26,8%; Núi Thành 22,1%; Phú Ninh 21,3%.

Thứ năm, sự phát triển các làng nghề đã góp phần khai thác và tận dụng các nguồn lực sẵn có ở địa phương, tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh, trong nước và một phần cho xuất khẩu, qua đó quảng bá hình ảnh của con người và văn hóa Quảng Nam tới người tiêu dùng trên thế giới.

Kết quả trên do nhiều nguyên nhân, trước hết là do Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương chính sách khuyến khích phát triển nông thôn, đặc biệt là Chính phủ đã ban hành Nghị định 134/2004/NĐ-CP về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, Nghị định 66/2006/NĐ-CP về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn. Ngoài ra tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động số 2109/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện kết luận số 02-KL/TU của Hội nghị tỉnh ủy lần thứ 3 về giải pháp phát triển công nghiệp- dịch vụ, đồng thời đã ban hành một số chính sách thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố, đó là cơ chế ưu đãi về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp; các loại phụ thu về cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông; các hỗ trợ về đầu tư tín dụng,… Qua đó đã khơi dậy các tiềm lực sẵn có trong dân cư nông thôn cũng như ở thành thị tập trung vào dầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp nông thôn.

2.3.2. Một số hạn chế.

Thứ nhất, công nghiệp nông thôn Quảng Nam chủ yếu có quy mô vốn nhỏ.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có quy mô vốn dưới 1 tỉ đồng (chiếm 99%); từ 1- 5 tỉ đồng chiếm 0,87%; từ 5-10 tỉ đồng chiếm 0,13%. Trong khi đó khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại còn nhiều hạn chế, bởi còn khó khăn về điều kiện thế chấp, tỉ lệ

giá trị được vay vốn so với tài sản thế chấp, thời gian vay, lãi suất…

Do nguồn vốn nhỏ, các nguồn vốn huy động gặp khó khăn nên chưa chủ động được nguồn vốn ổn định cho sản xuất kinh doanh, khó đổi mới công nghệ thiết bị để tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nguồn vốn vay cũng chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù có lãi nhưng vì phải trả lãi suất tiền vay cao nên lợi nhuận thấp, làm cho khả năng tích lũy tái đầu tư mở rộng sản xuất hạn chế.

Thứ hai, hầu hết các cơ sở công nghiệp nông thôn sử dụng thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu. Một số cơ sở có thiết bị công nghệ trung bình hoặc trung bình tiên tiến, nhưng cũng không nhiều. Ví dụ có một số hợp tác xã dệt may của Trà Kiệu, Duy Trinh (Duy Xuyên) có sử dụng máy dệt kiếm của Trung Quốc nhưng đều là máy dệt đã qua sử dụng 10-15 năm và được mua lại từ các cơ sở sản xuất ở thành phố Hồ Chí Minh thanh lý. Các cơ sở sản xuất nông cụ, làm bánh kẹo cũng đã sử dụng các máy móc thiết bị nhưng phần lớn là các máy móc thiết bị cũ, tiêu hao nhiều năng lượng. Các cơ sở làm hàng thủ công mỹ nghệ, làm bánh tráng, chế biến nước mắm, dệt chiếu vẫn sử dụng các phương pháp thủ công là chính. Do tình trạng công nghệ thiết bị như vậy nên các cơ sở công nghiệp nông thôn đạt năng suất thấp, giá thành cao làm cho khả năng cạnh tranh trên thị trường bị hạn chế.

Thứ ba, các sản phẩm công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam chất lượng còn thấp, kiểu dáng mẫu mã đơn điệu, nhiều sản phẩm còn chưa có thương hiệu.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam đã sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm phong phú, một số sản phẩm đã tạo được uy tín cho người tiêu dùng như hàng mộc mỹ nghệ Kim Bồng, đồ đồng Phước Kiều, lồng đèn Hội An. Tuy nhiên cũng có nhiều sản phẩm đã được sản xuất cả hàng chục năm nay nhưng vẫn chưa nâng cao được chất lượng, đổi mới được kiểu dáng và khá nhiều sản phẩm vẫn chưa có thương hiệu hoặc

chưa đăng ký thương hiệu như xơ dừa Tam Hải, nước mắm Tam Tiên,….

Thứ tư, thị trường tiêu thụ không ổn định, chủ yếu là tiêu thụ nội địa, thị trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế, hầu hết các cơ sở xuất khẩu thông qua ủy thác với các đơn vị ngoài tỉnh. Đặc biệt là đầu ra cho các sản phẩm ở các làng nghề truyền thống gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có tổ chức làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho các hộ ở làng nghề.

Thứ năm, trình độ tay nghề của người lao động ở các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn còn thấp, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính, lao động có tay nghề cao, lao động kỹ thuật, lao động quản lý vẫn còn thiếu. Các trường và trung tâm dạy nghề của tỉnh chưa có kinh phí và giáo viên để mở các lớp đào tạo nghề cho thợ thủ công.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.

Thứ nhất, Quảng Nam là một tỉnh nghèo, vốn đầu tư tự có của các hộ rất hạn hẹp, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay lại khó khăn do cơ chế cho vay của ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Mặt khác, các cơ quan quản lý ở địa phương cũng chưa chú trọng đến phương án tạo vốn cho các cơ sở công nghiệp nông thôn để nó có khả năng mở rộng sản xuất, đổi mới và hiện đại công nghệ, trang thiết bị, vốn đầu tư cho hoạt động công nghiệp nông thôn.

Thứ hai, chưa tìm ra phương thức đào tạo nghề và thu hút lao động phù hợp với đặc điểm lao động nông thôn ở Quảng Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp nông thôn. Mặt khác, trình độ dân trí thấp ở vùng cao là một cản trở lớn đến việc phát huy cơ hội tự tạo việc làm tại chỗ.

Thứ ba, nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp chưa thật đầy đủ, chưa thấy hết vị trí quan trọng của công nghiệp nông thôn, nên trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời, còn lúng túng, tư tưởng sản xuất nông nghiệp thuần túy vẫn còn tồn tại ở một số địa phương. Sự chăm lo tạo điều kiện để khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn của chính quyền các huyện, xã còn hạn chế, nhất là các xã vùng trung du, miền núi.

hoạt động của công nghiệp nông thôn giữa ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp và tổ chức liên minh hợp tác xã. Mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp thiếu đồng bộ chặt chẽ, còn có tư tưởng khoán trắng cho cấp huyện, xã quản lý, trong khi cán bộ cấp huyện còn mỏng phải kiêm nhiều việc, cấp xã chưa có cán bộ chuyên trách theo dõi về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Do vậy, sản xuất ở nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn thiếu người tư vấn, hướng dẫn cho sự phát triển.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp nông thôn ở Quảng Nam hiện nay (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w