Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội (Trang 28)

b) Hiệu suất sử dụng vốn

1.1.3.1. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại

Vốn tự có của ngân hàng thương mại là vốn riêng của ngân hàng được hình thành từ các nguồn như:

Nguồn vốn hình thành ban đầu. Tuỳ theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, ngân sách nhà nước cấp. Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp. Ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân.

Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Nếu ngân hàng kinh doanh có lãi, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn chủ bằng cách chuyển một phần lợi nhuận thành vốn đầu tư. Ngoài ra nguồn vốn còn được bổ sung từ phát hành cổ phần.

Nguồn vay nợ có thể chuyển thành cổ phần: đây là khoản nợ lưỡng tính. Vốn nợ của ngân hàng thương mại lànguồn vốn mà ngân hàng huy động được từ các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể trong xã hội. Thông thường nguồn vốn nợ chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại, đây là nguồn vốn quan trọng và chủ yếu để đáp ứng mọi nhu cầu vốn của nền kinh tế. Nguồn vốn nợ được hình thành từ tiền gửi và tiền vay.

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh và để có được nguồn tiền có chất lượng ngày càng cao, các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động khác nhau như:

Tiền gửi thanh toán : Đây là tiền gửi của doanh nghiệp hoặc hộ cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ. Trong phạm vị số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện. Nhìn chung, lãi suất của các khoản tiền này rất thấp, thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.

Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: Là loại tiền gửi có sự thoả thuận về thời gian giữa người gửi tiền và ngân hàng. Do tính chất của nguồn vốn này là có thời hạn quy định nên tương đối ổn định và người gửi tiền được hưởng lãi xuất tuỳ thuộc vào thời hạn và tính chất của mỗi khoản kí thác. Về nguyên tắc tiền gửi có kỳ hạn chỉ được rút ra khi hết thời hạn tuy nhiên để thực thi tốt chính sách khách hàng các tổ chức tín dụng có thể giải quyết cho khách hàng rút tiền ra trước hạn nhưng khách hàng không được hưởng lãi suất có kỳ hạn mà được hưởng lãi suất không kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư: Các tầng lớp dân cư đều có thể gửi tiết kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lợi đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Sổ tiết kiệm này không dùng để thanh toán tiền hàng và dịch vụ song có thể thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép.

Tiền gửi của các ngân hàng khác: Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và các mục đích khác, ngân hàng thương mại này có thể gửi tiền tại các ngân hàng khác. Tuy nhiên quy mô nguồn này không lớn.

Tại nhiều nước, ngân hàng Trung ương thường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn chủ sở hữu. Do vậy, khi nhu cầu tín dụng của nền kinh tế vượt quá tổng số nguồn vốn huy động trên để đảm bảo cho mọi hoạt động của nền kinh tế tiến hành đều đặn, ngân hàng đảm bảo cung cấp mọi nhu cầu vốn cho nền kinh tế thì ngân hàng thương mại ngoài các nguồn vốn huy động từ tiền gửi, ngân hàng còn có thể vay mượn từ NHNN, các tổ chức tín dụng hoặc vay trên thị trường vốn.

Vay của ngân hàng TW: Ngân hàng TW cho các ngân hàng thương mại vay vốn nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách thiếu vốn tạm thời trong hoạt động kinh doanh và thanh toán chi trả, hình thức vay chủ yếu là tái triết khấu. Ngân hàng TW với tư cách là người cho vay cuối cùng đối với ngân hàng thương mại. Tuy nhiên việc này nằm trong khuôn khổ của chính sách tiền tệ.

Vay ở các tổ chức tín dụng khác:Ở bất kỳ mọi thời điểm nào cũng có những ngân hàng có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi tại tài khoản tiền gửi thanh toán của họ ở ngân hàng nhà nước, khoản dự trữ này không sinh lời. Bởi vậy họ sẵn sàng cho các ngân hàng khác vay trong một thời gian ngắn để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách. Trong nhiều trường hợp, nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng nhà nước.

Vay trên thị trường vốn: Khi ngân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trung, dài hạn. Thông thường đây là khoản vay không có đảm bảo. những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w