Đào tạo, tuyển chọn cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội (Trang 101)

b) Kết quả trên mặt kinh tế

3.2.2.1. Đào tạo, tuyển chọn cán bộ tín dụng

Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu không có sự hợp tác và cam kết đầy đủ của toàn bộ tập thể, cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ nhận thức xã hội, hiểu biết pháp luật tốt.

Để đảm bảo chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao thì ngân hàng cần phải đào tạo các cán bộ tín dụng phải giỏi về nghiệp vụ, hiểu biết kiến thức về thị trường và pháp luật. Ngoài ra còn phải có đạo đức nghề nghiệp tốt (trung thực, tự giác, trách nhiệm,...), có tác phong giao dịch tốt,... Trên cơ sở đó có thể hiểu biết về khách hàng, quyết định đối tượng đầu tư cho vay đúng hướng, khách quan, có khả năng thu hồi vốn cao. Do vậy cần phải tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ ngân hàng nói chung và đội ngũ cán bộ tín dụng nói riêng một cách toàn diện, liên tục để không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, năng lực công tác.

Để nâng cao trình độ cán bộ, ngay từ khâu tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ cần phải đổi mới, tuân thủ đúng quy trình, quy chế thi tuyển công khai, nghiêm túc. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoặc đạo đức tác phong yếu kém, đặc biệt đối với cán bộ tín dụng có biểu hiện tiêu cực.

Trong công tác đào tạo cán bộ tín dụng, ngoài việc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ còn cần đào tạo cho cán bộ tín dụng cách thức giao tiếp với khách hàng sao cho có hiệu quả nhất, khách hàng có sự hài lòng nhất. Cán bộ tín dụng cần chấn chỉnh phong cách giao dịch với khách hàng với phương châm nhanh chóng, thuận tiện, không được gây phiền hà đối với khách hàng nhưng phải đảm bảo nguyên tắc, chế độ quy định, đồng thời thực hiện chính sách ưu đãi khách hàng một cách tích cực, tạo lợi ích nhiều hơn cho cả khách hàng và ngân hàng. Trong công tác đào tạo cán bộ Eximbank Hà Nội cần chú ý đào tạo các kỹ năng sau:

Kỹ năng bán hàng: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kỹ năng nhất định về Marketing để thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng để cho vay được nhiều với chất lượng tốt.

Kỹ năng tìm hiểu điều tra: Kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng biết cách thu nhập và khai thác thông tin có ích cho ngân hàng, từ khách hàng và các nguồn khác, để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.

Kỹ năng phân tích: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết nhận định đánh giá tình hình có cơ sở khoa học từ đó rút ra kinh nghiệm tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.

Kỹ năng viết: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng nêu bật được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, chỉ ra được những rủi ro, nguy hiểm gặp phải khi đặt quan hệ tín dụng dưới hình thức văn bản có tính thuyết phục để trình lên xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.

Kỹ năng đàm phán với khách hàng: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết thương lượng với khách hàng, về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã quy định trong chế độ, thể lệ cho vay, để khoản vay được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.

Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực về kinh tế tài chính, về tin học và ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình, trong sự nghiệp kinh doanh của ngành, để ngày càng có sự nỗ lực hơn trong công tác. Cơ chế hợp lý khen thưởng những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kỷ luật kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm, phòng chống rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w