Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội (Trang 58)

f) Bao thanh toán tuyệt đối (Forfaiting)

1.4.1.5. Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng xuất nhập khẩu

Trong mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng, nguồn nhân lực luôn là yếu tố có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến không chỉ chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu mà cả sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng phức tạp, công nghệ càng hiện đại thì đòi hỏi trình độ, năng lực của cán bộ ngân hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải được nâng cao hơn. Với một đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ giỏi, có đạo đức và năng lực, hiểu biết về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và thông lệ quốc tế sẽ giúp

ngân hàng hạn chế được những rủi ro, nắm bắt được những cơ hội tốt để cho vay và tất yếu sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. 1.4.1.6. Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng

Trang thiết bị tuy không là yếu tố cơ bản nhưng có góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lí, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đặc biệt với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin hiện nay các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thị trường trong tương lai...và xử lí thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác, thiết lập tốt mối liên hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, bộ phận. Trên cơ sở đó có quyết định tín dụng đúng đắn nhanh chóng, thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng diễn ra mạnh mẽ với chất lượng cao hơn.

1.4.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan được đề cập đến ở đây là các yếu tố bên ngoài ngân hàng: Khách hàng, các điều kiện kinh tế vĩ mô, pháp lý… Nhóm nhân tố này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu mà các ngân hàng luôn phải quan tâm chú ý để có thể có một dịch vụ tín dụng tốt tài trợ xuất nhập khẩu tốt nhất.

1.4.2.1. Năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngân hàng thực tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu khi doanh nghiệp phát sinh nhu cầu được tài trợ. Mỗi biểu hiện tốt hay xấu của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Năng lực của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể được đánh giá trên các phương diện:

Về trình độ quản lý và đạo đức kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp: tình hình kinh tế ngày càng phức tạp thì đòi hỏi trình độ, năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu càng cần phải được nâng cao. Với bộ máy lãnh đạo có nghiệp vụ giỏi, có trách nhiệm và hiểu biết về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro, nắm bắt được những cơ hội tốt kinh doanh và tất yếu sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng tín dụng

xuất nhập khẩu của ngân hàng.

Về khả năng tài chính: Thông qua các hệ số vốn tự có, hệ số nợ, khả năng sinh lợi... cho biết tiềm lực tài chính của doanh nghiệp có lớn mạnh hay không. Đây là một yếu tố tác động đến việc lựa chọn các nguồn tài trợ của doanh nghiệp. Mặt khác, khả năng tài chính của doanh nghiệp còn là cơ sở để ngân hàng quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không, cho vay bao nhiêu và khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. Nó tác động đến chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu từ cả hai phía doanh nghiệp và ngân hàng.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu khi có khả năng sản xuất ra các mặt hàng thoả mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của thị trường thì sẽ tạo lập được một vị trí trên thị trường quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, có khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng cao. Điều đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu .

1.4.2.2. Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước

Đây là một yếu tố quan trọng tác động mạnh đến mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng.

Nhân tố kinh tế: Hoạt động tín dụng tài trợ xuất khẩu cũng như các hoạt động khác, luôn phải chịu tác động của các nhân tố môi trường kinh tế: các nhân tố vĩ mô, môi trường kinh doanh... Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tín dụng được mở rộng và đạt hiệu quả cao; còn nền kinh tế kém ổn định thì sẽ làm cho khả năng cho vay và khả năng trả nợ vay ảnh hưởng lớn.

Nhân tố chính trị, pháp lý: Pháp luật là bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Vì vậy, nhân tố pháp lý có vị trí đặc biệt quan trọng đối với hoạt động ngân hàng. Khi các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng hiểu biết và tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai và hiệu quả tín dụng mới cao, đưa quy mô tín dụng ngày càng mở rộng.

giữa khách hàng và ngân hàng. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu còn liên quan tới các mối quan hệ xã hội giữa các quốc gia. Do vậy, tín nhiệm là điều kiện để nâng cao khả năng mở rộng tín dụng và mang lại hiệu quả tín dụng như mong muốn của ngân hàng và khách hàng.

Ngoài ra việc chất lượng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu c̣n phụ thuộc nhiều vào các yếu tố môi trường tự nhiên trong và ngoài nước, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới sản lượng sản phẩm xuất nhập khẩu của nền kinh tế. 1.4.2.3. Chính sách về xuất nhập khẩu của Nhà nước

Để nâng cao chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu, mỗi quốc gia đều đưa ra các chính sách ngoại thương cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước và thế giới. Chính sách về xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kỳ này bao gồm: chính sách hỗ trợ đầu tư; hỗ trợ giá; chính sách thị trường; chính sách thuế; chính sách tỷ giá; chính sách tự do hoá và bảo hộ mậu dịch… Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển kéo theo hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu được mở rộng. Vì nếu như chính sách xuất nhập khẩu được định hướng một cách đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế đất nước và tình hình biến động của khu vực và thế giới nhất là thì nó sẽ mở ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu những khả năng và cơ hội tốt trong việc mở rộng và tiếp cận thị trường quốc tế, nhận được sự tài trợ lớn từ các ngân hàng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI EXIMBANK HÀ NỘI

2.1. Khái quát về ngân hàng Eximbank Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Eximbank Hà Nội

Ngân hàng thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam, gọi tắt là Vietnam Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những 004Egân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) đầu tiên ở Việt Nam.

Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 04/06/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấp phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank).

Trụ sở: Tầng 8 - Vincom Center, 72 Lê Thánh Tôn và 45A Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM.

Số điện thoại: (84.8) 3281 0056 Fax: (84.8) 3821.6913.

Telex: 812690 EIBVT SWIFT: EBVIVNVX.

Website: www.eximbank.com.vn

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.355 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 15.275 tỷ đồng. Eximbank hiện nay là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NHTMCP tại Việt Nam. Eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với 183 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Nghãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và Thành phố Hồ Chí Minh. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 852 Ngân hàng ở tại 80 quốc gia trên thế giới.

195/EIB/VP ngày 10/08/1992 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản số 002/GCT ngày 22/09/1992 theo giấy phép đặt văn phòng chi nhánh số 0503/GP.UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 27/11/1992. Địa điểm hiện tại ở số 19 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tính đến thời điểm này, EIBHN là chi nhánh lớn mạnh nhất miền Bắc với 154 cán bộ nhân viên bao gồm 8 phòng giao dịch trực thuộc.

Là một Chi nhánh lớn, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế tài chính hai niềm Nam - Bắc, Ngân hàng thương mại Cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam Chi nhánh Hà Nội (Eximbank Hà Nội) gồm nhiều phòng ban với các chức năng nhiệm vụ khác nhau góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ.

Sô đồ tổ chức phòng ban:

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Eximbank Hà Nội

Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng KHCN Phòng TTQT Phòng KHDN Phòng HCNS Phòng KDTH Phòng DVKH 05 phòng giao dịch Phòng DVKH Cá Nhân Phòng DVKH Doanh nghiệp Phòng NQ

Những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế xã hội nói chung và hoạt động của hệ thống Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam- Chi nhánh Hà Nội nói riêng. Song với sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần chủ động sáng tạo đoàn kết nhất trí của toàn thể các bộ công nhân viên Chi nhánh, những năm qua Chi nhánh đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao và được xếp loại đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Chi nhánh luôn xác định hoạt động huy động vốn là điều kiện đầu tiên để duy trì và mở rộng hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng. Vì thế chi nhánh không ngừng nỗ lực, đưa ra các hình thức huy động mới nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động huy động vốn

Bảng 2.1: Công tác huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2009 2010 2011

Chỉ tiêu Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % Số tiền tỷ lệ % a. Tiền gửi 3,031.26 93.76 4,353.15 94.63 4,973.84 98.75

- Tiền gửi TK của dân

cư 1,681.16 52.00 2,028.60 44.10 1,712.58 34.00

- Tiền gửi của tổ chức

KT 1,350.10 41.76 2,324.55 50.53 3,261.26 64.75

b. Vốn vay 201.74 6.24 246.85 5.37 63.16 1.25

- Vay của TCTD khác 201.74 6.24 246.85 5.37 63.16 1.25

Tổng vốn huy động 3,233.00 100.00 4,600.00 100.00 5,037.00 100.00

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội năm 2009, 2010, và 2011)

5,037 tỷ đồng, so với tháng năm 2010, tăng 620.69 tỷ đồng (tương đương 14.26%. So với kế hoạch NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam giao năm 2010, đạt 95%. Tuy Eximbank Hà Nôi không hoàn thành chỉ tiêu Hội sở đặt ra nhưng với bối cảnh nền kinh tế kho khăn như những năm qua thì đó là một kết quả khá tốt.

Huy động từ nguồn vốn nợ, ta thấy năm 2011 tăng 1,804 tỷ đồng so với năm 2009 và tăng 437 tỷ đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, lượng tiền gửi tiết kiệm tăng không được ổn định: Tiền gửi tiết kiệm năm 2011 tăng 31.42 tỷ đồng, tương ứng tăng 2% so với năm 2009; tốc độ tăng này không còn giữ được trong năm tiếp theo.So với năm 2010, tiền gửi tiết kiệm giảm 16 % ứng với giảm 316.02 tỷ đồng. Mức lãi suất chưa thực sự hấp dẫn cùng với tình hình bất ổn của nền kinh tế khiến lượng tiền lớn của dân cư đang dần chuyển hướng sang kênh đầu tư khác và họ nắm giữ tiền mặt thay vì đi gửi ngân hàng như trước đây. Mặc dù lượng tiền gửi tiết kiệm có giảm so với năm trước nhưng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn huy động trong năm 2011 lại chỉ chiếm hơn 30% thay vì trên 50% như trước.

Trong năm 2011, tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh, chiếm hơn 60% tổng nguồn huy động. Tốc độ tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức kinh tế có phần giảm nhưng vẫn đạt mức cao. So với năm 2010, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã tăng 936.71 tỷ đồng. Đây cũng là một thành công của ngân hàng trong cơ chế thị trường nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt. Thành công của hoạt động huy động vốn là do chi nhánh đã thực hiện chính sách khách hàng tốt, thực hiện chính sách lãi suất mềm dẻo linh hoạt, và có chiến lược huy động vốn đúng đắn nên đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế với lãi suất thấp, góp phần lớn vào kết quả kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời chi nhánh luôn chú ý thực hiện phương châm an toàn trong tăng trưởng, luôn đảm bảo không có trường hợp phải khất chi của khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiền gửi, luôn thực hiện tốt các quy định về dự trữ bắt buộc, góp phần làm tăng thêm sự an toàn của hệ thống.

huy động vốn tại chi nhánh, tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn ( trên 60% so với tổng vốn huy động). Đây là nguồn tiền gửi ngắn hạn, chủ yếu là tiền gửi thanh toán, tiền kí quỹ... nguồn vốn này không ổn định. Với cơ cấu nguồn vốn như vậy, nó ảnh hưởng rất lớn tới tình hình thu nhập cũng như chi phí của ngân hàng.

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là lĩnh vực đầy khó khăn rủi ro nhưng đây cũng là hoạt động mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Vì lý do đó mà chi nhánh đặt ra mục tiêu của công tác tín dụng là phát triển an toàn hiệu quả, mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát của chi nhánh.

Địa bàn kinh doanh của chi nhánh là nơi tập trung nhiều cơ quan, tập đoàn kinh tế lớn. Vì vậy, những năm gần đây, chi nhánh luôn tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng để giữ và tăng thị phần đối với các khách hàng truyền thống, tìm kiếm khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh kinh doanh có hiệu quả, có dự án, phương án khả thi để đầu tư cho vay đặc biệt là các dự án trọng điểm quốc gia của các Tập đoàn, Tổng Công ty lớn như Dự án xây trường trung cấp Công An của Công ty Cổ Phần Đầu Tư Văn Phú-Invest, Dự án mua máy bay Airbus A321 của Việt Nam Airlines, nâng mức cho vay đối với Tập Đoàn Xăng Dầu Việt Nam…

Kết quả công tác mở rộng tín dụng mà chủ yếu là mở rộng hoạt động cho

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam-Chi nhánh Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w