HỖ TRỢ MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 85)

9. Kết cấu của luận văn

3.9. HỖ TRỢ MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC

CB-GV cần đƣợc hổ trợ để có họ thể hoàn thành tốt công việc NCKH. Nếu chúng ta không cung cấp các nguồn lực cần thiết cho họ, dù đó là thời gian, vật tƣ, tiền bạc hoặc nhân lực, họ sẽ nhanh chóng mất hứng thú trong công việc. Những cán bộ đƣợc hỗ trợ và trang bị đầy đủ thì không cảm thấy “bị buộc phải làm” và nhƣ vậy sẽ tập trung nhiều hơn cho công việc của họ. Thiếu sự hỗ trợ có thể làm nản lòng cán bộ NCKH, tuy nhiên hổ trợ đầy đủ bản thân nó không hẳn là đã động viên đƣợc nhân viên.

Cán bộ NCKH cũng có thể đƣợc động viên hoặc cảm thấy chán nản do môi trƣờng làm việc hàng ngày. Môi trƣờng để bao quát những thứ nhƣ giờ giấc làm việc, điều kiện làm việc... . Điều khó hơn nhƣng lâu nay ít đƣợc chú ý là trên cơ sở đồng lƣơng thỏa đáng còn cần phải bảo đảm những điều kiện, và môi trƣờng làm việc thích hợp thì mới thật sự khuyến khích đƣợc lao động khoa học.

Đam mê của nhà khoa học, niềm vui của họ, là sáng tạo, muốn phát huy tối đa năng lực sáng tạo đó họ cần lƣơng đủ để dành trọn thì giờ làm việc. Nhƣng đồng thời để làm việc có hiệu quả họ còn cần chỗ làm việc đủ tiện nghi tối thiểu, cần phƣơng tiện làm việc thuận tiện (phòng thí nghiệm, thƣ viện, internet, thông tin, liên lạc), cần hậu cần khoa học tốt (hỗ trợ các việc văn phòng), v.v. , cần sự thông cảm, ủng hộ và tôn trọng của xã hội và các cơ quan quản lý, cần có bạn bè, đồng nghiệp, học trò, và bầu không khí sinh hoạt học thuật dân chủ, phóng khoáng, lành mạnh, khuyến khích sự trao đổi bình đẳng giữa các ý kiến khác nhau, v.v. Chỉ với những điều kiện và một môi trƣờng nhƣ thế mới hy vọng có nhiều nhà khoa học làm việc ngày đêm, lăn xả vào những nhiệm vụ khó khăn nhất, nhƣ thƣờng thấy ở các trung tâm khoa học lớn trên thế giới.

Nếu cán bộ NCKH than phiền về môi trƣờng làm việc, cần tìm hiểu những lý do khác có thể gây ra sự không hài lòng. CBKH sẽ không than phiền môi trƣờng làm việc nếu nhƣ họ gắn bó và yêu thích công việc. Tuy nhiên, cần phải xem môi trƣờng là yếu tố quan trọng. Môi trƣờng làm việc chính là "bệ phóng " cho các nhà khoa học.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng này tác giả đã đƣa ra nhóm các giải pháp thúc đẩy động cơ NCKH của CB,GV nhà trƣờng nhƣ :

- Đảm bảo quyền lợi và thu nhập

- Đáp ứng và thỏa mãn các nhu cầu tạo động cơ NCKH

- Mở rộng và làm phong phú công việc

- Sự tham gia của các nhà khoa học

- Sự ghi nhận thành tích

- Biểu dƣơng, khen thƣởng, tôn vinh các nhà khoa học

- Gắn trách nhiệm đối với các nhà khoa học

- Thăng chức, thăng tiến

- Tạo điều kiện môi trƣờng làm việc v.v..

Xây dựng cơ chế chính sách bám sát vào các nhóm giải pháp trên đây thật sự là yếu tố thúc đẩy động cơ NCKH của CB,GV nhà trƣờng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu luận văn đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau :

1. Động cơ NCKH là yếu tố tâm lý tạo nên sức mạnh tinh thần, điều khiển, thúc đẩy hoạt động của ngƣời làm NCKH nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học thỏa mãn nhu cầu nào đó.

Động cơ NCKH của CB-GV nhà trƣờng là yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần điều chỉnh, điểu khiển, thúc đẩy hoạt động của họ nhằm chiếm lĩnh các tri thức chuyên sâu về KH-CN, các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp tƣơng ứng, hƣớng tới hình thành và phát triển nhân cách của các nhà khoa học trong tƣơng lai.

2. Một cách khái quát, thực trạng hoạt động NCKH của CB-GV nhà trƣờng : Động cơ NCKH đã đƣợc hình thành, nhƣng chƣa ở mức cao, chƣa có sự hài hòa giữa khía cạnh nội dung và khía cạnh nội lực. Hầu hết cán bộ đều ý thức rõ ràng về khía cạnh nội dung của động cơ NCKH với nhiều nội dung phong phú và số CB-GV đã tự nhận định rằng nó có sức thúc đẩy rất mạnh trong hoạt động NCKH. Trong thực tế về khía cạnh lực thì động cơ NCKH lại có hiệu lực thúc đẩy chƣa cao ở hầu hết CB-GV nhà trƣờng.

3. Hầu hết cán bộ , giảng viên đã nhận thức rõ ràng cái gì mình muốn vƣơn tới, muốn đạt tới. Động cơ NCKH rất phong phú với các nhóm động cơ chủ yếu nhƣ : Động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội, động cơ tự khẳng định và động cơ vụ lợi.

Các nhóm động cơ NCKH đƣợc sắp xếp ở thứ bậc nhƣ sau : Động cơ hoàn thiện tri thức (Say mê, tìm tòi) ở bậc một, động cơ nghề nghiệp ở bậc thứ hai, động cơ vụ lợi ở vị trí thấp nhất. Thứ bậc của động cơ có thể có biến đổi theo thời gian tuy nhiên sự biến đổi này là không đáng kể.

Mặc dù hầu hết các CB-GV đều đã đƣa ra quan điểm rõ ràng, những nội dung về động cơ NCKH mà mình muốn vƣơn tới, tuy nhiên sức mạnh thúc đẩy của động cơ NCKH chƣa có sự phát triển tƣơng xứng. Độ hiệu lực của động cơ NCKH còn ở mức chƣa cao trong CB-GV.

Nhƣ vậy mặc dù động cơ NCKH của cán bộ , giảng viên trong nhà trƣờng đã hình thành rất cụ thể xong hiệu lực của động cơ đó chƣa cao. Nhiều CB-GV NCKH chỉ có hiệu lực ở mức tiềm năng.

Nguyên nhân của thực trạng trên do nhiều điều kiện khách quan cũng nhƣ chủ quan nhƣ chế độ chính sách về lƣơng, các điều kiện làm việc, môi trƣờng làm việc...bên cạnh đó cũng phải kể đến các yếu tố chủ quan nhƣ cái tâm của nhà khoa học, đạo đức trong NCKH cũng nhƣ các động cơ vụ lợi vẫn còn tồn tại không ít trong giới cán bộ NCKH.

KHUYẾN NGHỊ

Qua quá trình học tập và hoàn thành các môn học lý thuyết về khoa học quản lý - chuyên ngành quản lý KH-CN và qua những kết quả thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ, tác giả mong muốn có đƣợc sự đóng góp của mình về phƣơng diện lý luận quản lý KH-CN với một số khuyến nghị sau đây:

1. Đối với CB-GV nhà trường

Trƣớc hết nhận thức sâu sắc khía cạnh nội dung và khía cạnh nội lực của động cơ NCKH của bản thân mình, tức là xác định rõ mục tiêu, mục đích mà mình muốn đạt tới trong NCKH. NCKH để đạt đƣợc cái gì ? Làm gì ? Cho ai ? v..v. Tuy nhiên nếu chỉ riêng việc xác định rõ ràng khía cạnh nội dung của động cơ NCKH thì chƣa đủ mà phải làm nội dung đó trở thành những động lực thúc đẩy mạnh mẽ cho bản thân trong quá trình NCKH, giúp cho chúng ta vƣợt qua những trở ngại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ NCKH,

để chiếm lĩnh các tri thức KH-CN, đồng thời hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, phát huy năng lực của một nhà khoa học trong tƣơng lai.

Do vậy muốn tăng cƣờng độ hiệu lực của động cơ NCKH, cán bộ giảng viên nhà trƣờng cần kiên trì hơn nữa trong NCKH, để lĩnh hội các tri thức KH-CN, đồng thời thƣờng xuyên thực hành những tri thức đó trong NCKH cũng nhƣ trong đời sống kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho bản thân có thêm nhiều những trải nghiệm và tích lũy không ngừng vốn kiến thức KH-CN.

CB-GV nhà trƣờng cần xác định rõ NCKH là một nhiệm vụ trọng tâm bên cạnh nhiệm vụ đào tạo. Cần xây dựng động cơ NCKH của bản thân mình theo hƣớng tích cực chủ động, xuất phát từ niềm đam mê, hay say NCKH để trinh phục các tri thức về KHCN chứ không phải xuất phát từ việc NCKH chỉ để thỏa mãn cái Danh, cái chức vụ, quyền hành chỉ phục vụ lợi ích của bản thân mình .

2. Đối với nhà trường :

Cần áp dụng các biện pháp quản lý theo hƣớng phát huy cao độ tính tích cực chủ động và sáng tạo của CB-GV. Tổ chức điều khiển, hƣớng dẫn cho các nhà NC biết tự giải quyết các nhiệm vụ NCKH.

Nhà trƣờng cần thƣờng xuyên giao nhiệm vụ tự NCKH cho cán bộ giảng viên, buộc ngƣời làm nghiên cứu phải chủ động, độc lập thực hiện các nhiệm vụ NCKH đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá công tác NCKH theo hƣớng khái quát tri thức, vận dụng sáng tạo các tri thức NCKH vào thực tiễn đời sống xã hội.

Thông qua các hội nghị KH, giúp cho cán bộ KH có những ấn tƣợng tốt đẹp về tri thức khoa học, nâng cao độ hiệu lực NCKH của CB-GV, đƣa họ vào những hoạt động NCKH lý thú và tâm huyết.

Bên cạnh việc giảng dạy, nhà trƣờng cần tổ chức sắp xếp và tạo điều kiện thuận lợi cho các CB-GV nhà trƣờng tham gia NCKH, nhƣ về mặt thời

gian, tài chính, hỗ trợ về điều kiện và môi trƣờng làm việc. Thƣờng xuyên tổ chức thi đua khen thƣởng, tôn vinh các nhà khoa học có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH từ đó làm tấm gƣơng điển hình cho đông đảo CB-GV nhà trƣờng có động lực noi theo.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Ngọc Bích (2002), Tâm lý học nhân cách – Một số vấn đề lý luận, Nhà xuất bản ĐHQG HN,.

[2]. Bộ KH-CN (2003), KH-CN Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, HN [3] Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (1999), Nghị định số 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;

[4] Chính phủ nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (1999), Nghị định số 119/1999/NĐ-CP về một số chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH-CN; HN.

[5] Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (28-08-2001), Nghị Quyết số 09/2001/NQ-CP về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài;

[6] Vũ Cao Đàm (1999), NCKH – Phương pháp luận và thực tiễn, NXB chính trị Quốc gia, HN.

[7]. Đề án (2004), đổi mới cơ chế quản lý KH-CN, (Ban hành kèm theo Quyết định số 171/2004/QĐ-TTg, ngày 28 tháng 9 năm 2004 của Thủ tƣớng Chính phủ)

[8] Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận NCKH. NXB KH&KT, HN. [9] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thàng (1998), Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm,.

[10]. Phạm Minh Hạc (2001), Tuyển tập tâm lý học, Nhà xuất bản Giáo dục, [11]. Lê Hƣơng (2002), Động cơ và điều chỉnh hành vi, đề tài Viện Tâm lý học.

[12]. Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phú (2004), Một số vấn đề nghiên cứu về nhân cách, NXB Chính trị Quốc gia,

[13].Kỷ yếu Hội nghị “Nghiên cứu KHCN và đào tạo định hƣớng xây dựng đại học nghiên cứu tiên tiến” (1/2004), Trường Đại học KHTN, ĐHQG HN, HN

[14]. Phí Văn Lịch (2/1998), Tình hình công nghệ và chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài 10 năm qua. Tạp chí Hoạt động khoa học [15]. Nguyễn Hồi Loan (1999), Động cơ của sinh viên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn” đề tài nghiên cứu.

[16]. Nguyễn Sỹ Lộc (chủ biên) (2000), Quản lý nhà nước về KH-CNMT, NXB Khoa học và Kỹ thuật, HN.

[17]. Nguyễn Sỹ Lộc (7/2004), Quản lý và đào tạo quản lý trong lĩnh vực KH-CN, Tạp chí Hoạt động KH-CN, HN.

[18]. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản ĐHQG HN.

[19]. GS.TS. Trần Nghi (2006), Định hướng xây dựng trường đại học KHTN thành trường đại học đẳng cấp quốc tế, HN.

[20]. Nguyễn Ngọc Phú (2004), Lịch sử tâm lý học, Nhà xuất bản ĐHQG HN. [21]. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật KH- CN, NXB Chính trị Quốc gia.

[22]. Quốc hội (2001), Luật KH-CN, NXB Khoa học và Kỹ thuật, HN. [23]. Quốc hội (2001), Luật KH-CN, NXB KH&KT, HN.

[24]. Nguyễn Thạc, Nguyễn Thành Nghị (1992), Tâm lý học sư phạm đại học, NXB Giáo dục.

[25]. Trần Thị Thìn (2004), Động cơ học tập của sinh viên sư phạm, thực trạngvà phương pháp giáo dục, đề tài luận án tiến sỹ tâm lý giáo dục, HN. [26]. Trần Thị Thơm (2006), Động cơ học tập chuyên ngành tâm lý học của sinh viên khoa tâm lý, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, khoá luận tâm lý học, HN.

[27]. Đỗ Thị Thu Trang (2006), Một số kỹ năng tự học của sinh viên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG HN, luận văn thạc sỹ.

[28]. Tạp chí Tâm lý học số 2/2002, số 6/2003, số 11/2003.

[29]. A.N.Leonchiev (1977), Hoạt động – ý thức – Nhân cách.

[30]. Frederique Sachwald, Thierry Paulmier (3-2002), Việt Nam cần xây dựng chính sách công nghệ theo hướng nào? Tài liệu Diễn đàn kinh tế-tài chính Việt-Pháp, HN.

PHỤ LỤC CÁC BẢNG HỎI

PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN

Kính gửi quý thày cô hiện đang công tác giảng dạy và NCKH tại trường ĐH KHTN – ĐHQG HN

Chúng tôi hiện là học viên cao học khoa Khoa học Quản lý, chuyên ngành Quản lý KH-CN, trƣờng đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp với đề tài: “ Động cơ NCKH của CB-GV trong trƣờng đại học – Nghiên cứu trƣờng hợp Trƣờng ĐH KHTN – ĐHQG HN”. Chúng tôi rất mong đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thày cô. Xin quý thày cô vui lòng đánh dấu (v) vào những phƣơng án mà quý thày cô cho là phù hợp nhất hoặc điền vào những phần còn trống.

Xin gửi lời cảm ơn trân trọng và lời chúc sức khỏe tới toàn thể quý thày cô !

Câu 1. Xin quý thày/cô cho biết lý do nào khiến quý thày cô tham gia NCKH trong trƣờng? Lý do ………... ……… ……… ……… ……… Câu 2. Những lý do nào dƣới đây có sức mạnh thúc đẩy quý thày/cô NCKH? Xin hãy đánh dấu vào mức độ phù hợp nhất?

Lý do Có sức thúc đẩy Mạnh Mạnh vừa Ít Hầu nhƣ không

1. Muốn nắm vững cách giành lấy tri thức 2. Muốn nắm vững các tri thức KH-CN 3. Muốn có một vốn hiểu biết về Khoa học & Công nghệ để vận dụng nó vào cuộc sống

4. Muốn có một nghề nghiệp ổn định 5. NCKH để sau này làm việc tốt

6. Muốn trở thành một nhà khoa học giỏi 7. Muốn hoàn thành nhiệm vụ với nhà trƣờng

8. Muốn thể hiện sự tôn trọng của đồng nghiệp và sinh viên

9. Muốn làm cho cấp trên hài lòng

10. Muốn NCKH để phục vụ, cống hiến cho XH

11. Muốn khẳng định mình có năng lực NCKH

12. Muốn trở thành CB-GV giỏi trong NCKH

13. Muốn đồng nghiệp quý mến, tôn trọng thông qua thành quả NCKH của mình

14. Muốn kiếm đƣợc nhiều tiền

15. Muốn đƣợc ở lại HN làm việc lâu dài 16. Muốn có thành tích thi đua với CB- VC

17. Muốn chờ đợi tìm kiếm cơ hội khác tốt hơn

Câu 3. Sau đây là những biểu hiện tự giác trong NCKH, xin quý thày/cô đánh dấu vào mức độ phù hợp nhất.

Biểu hiện Thƣờng

xuyên Đôi khi

Hầu nhƣ không bao

giờ

1. Chủ động xây dựng vấn đề NC 2. Tranh luận với đồng nghiệp

3. Nêu ra câu hỏi và tự tìm tài liệu trả lời 4. Tự tìm tài liệu để Nghiên cứu thêm 5. Tham gia các hiệp hội NCKH 6.Tham gia các buổi hội thảo NCKH 7. Thực hành những điều trong NCKH 8. Kiểm tra rà soát các kiến thức NC

9. Kiểm tra, đánh giá sau khi làm xong bất kì việc gì trong NCKH

10. Lập kế hoạch trong NCKH và thực hiện tới cùng

Câu 4. Quý thày/cô dành bao nhiêu thời gian cho NCKH mỗi ngày (ngoài thời gian giảng dạy):

□ Trên 4 giờ □ Từ 2 giờ đến 3 giờ □ Từ 3 giờ đến 4 giờ □ Từ 1 giờ đến 2 giờ □ Dƣới 1 giờ

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)