PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 68)

9. Kết cấu của luận văn

2.4. PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN

2.4.1. Về cơ chế tiền lương cho CB-GV đại học

Nhiều cán bộ cho rằng thu nhập từ NCKH không đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Ở nhiều nƣớc, lƣơng giảng viên đại học phụ thuộc vào số đề tài NCKH và hiệu quả từ đó. Trong khi ở nƣớc ta lƣơng rải đều và tăng theo năm.

Lƣơng giảng viên tỉ lệ thuận với thời gian lên lớp. Đối với các giảng viên, cán bộ trẻ, số giờ lên lớp không nhiều. Thu nhập của giảng viên thuộc dạng thấp, khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên giảng viên trẻ còn phải tham gia nhiều hoạt động khác của bộ môn, của Khoa, của Trƣờng. Ngoài ra còn phải dành một thời gian rất lớn đầu tƣ bổ sung kiến thức chuyên môn cũng nhƣ hoàn thiện bài giảng của mình. Nhiều chuyên ngành, kiến thức mới thay đổi theo từng ngày, nếu không cập nhật, bổ sung, tổng hợp kiến thức thì chỉ đem lại cho sinh viên những cái cũ. Mặt khác cũng không thể biến giảng

viên thành những cái máy dạy, lấy thời gian để dạy thêm tại chức, chuyên tu, ngắn hạn. Công việc chính của giảng viên, ngoài giảng dạy một số tiết nhất định họ còn phải NCKH.

Nếu so sánh số giờ dạy của giảng viên ở nƣớc ta và ở trƣờng đại học Laval, Canada thì sẽ thấy sự khác nhau rất lớn. Một giáo sƣ ở đại học Laval chỉ dạy trung bình 3-5 tiết/ 1 tuần, tính ra cũng chỉ khoảng 120 - 150 tiết/ 1 năm. Ít hơn cả giảng viên trẻ Việt Nam. Thời gian còn lại, các giáo sƣ chủ yếu dành cho nghiên cứu. Thu nhập chính của họ cũng từ những hoạt động này.

Khác so với các giáo sƣ trong nƣớc là các giáo sƣ nƣớc ngoài có hệ thống phòng thí nghiệm riêng và đƣợc quyền chủ động về kinh phí. Tức là sử dụng tiền ,dùng để NCKH nhƣ thế nào là quyền của giáo sƣ, miễn là nghiên cứu có kết quả. Từ đấy giáo sƣ có thể trích ra trả lƣơng cho giảng viên trẻ, cho sinh viên PhD, Master…

Tất nhiên tất cả các đề tài cấp bộ, cấp nhà nƣớc đều đứng trên danh nghĩa "hỗ trợ khoa học", nhƣng theo tác giả với số tiền ấy, hiếm có những đề tài khoa học có kết quả tốt. Và giảng viên đại học cũng không thể sống với kinh phí từ NCKH.

Trong giáo dục đã từng có ý kiến đổ lỗi những sự trì trệ, bê bối cho sự yếu kém của đội ngũ giáo viên. Trong khoa học chúng ta cũng thƣờng đƣợc nghe những ý kiến chê trách đội ngũ khoa học nhƣ : bệnh hám danh, cơ hội, chạy theo chức tƣớc địa vị, đố kỵ, kém ý thức hợp tác, v.v., khá phổ biến trong giới khoa học. Cần lật ngƣợc lại cách suy nghĩ để thấy rằng một phần khá lớn những yếu kém đó chẳng qua cũng chỉ là hậu quả tất yếu của những bất cập kéo dài hàng chục năm nay của bộ máy quản lý, không chỉ thiếu tầm, mà thiếu cả tâm, và không phải chỉ từ cấp thừa hành mà từ cấp cao.

Xây dựng chính sách khoa học phải nhằm mục tiêu phát huy tối đa năng lực khoa học của đất nƣớc, làm sao cho hiệu suất lao động khoa học đạt

mức cao nhất có thể đƣợc. Muốn vậy, cần hiểu đúng một số đặc thù của lọai lao động này, các nhu cầu vật chất, tinh thần, cần đáp ứng để nhà khoa học có thể làm việc hết sức mình và cống hiến.

Trƣớc hết là lƣơng và thu nhập thực tế, vì có thực mới vực được đạo, nhƣ ta thƣờng nói.

Với thu nhập từ lƣơng nhƣ vậy, nhiều nhà khoa học chỉ có thể dùng một phần nhỏ thời gian và tâm trí để làm khoa học theo đúng trách nhiệm, còn lại phải làm những việc khác, tuy không đúng với năng lực, sở trƣờng và trách nhiệm, nhƣng đem lại phần lớn thu nhập cho họ.

Nếu trong toàn bộ hệ thống quản lý nhà nƣớc nó là nguyên nhân cơ bản sản sinh ra và nuôi dƣỡng tham nhũng tràn lan, thì trong khoa học nó tác động nặng nề đến tính trung thực, gian dối, sản phẩm NCKH khoa học không hoàn thiện.

2.4.2. Điều kiện và môi trường làm việc

Tuy nhiên, lƣơng, dù cấp bách đến đâu cũng chƣa phải là tất cả vấn đề. Kinh nghiệm cho thấy ở một số nƣớc giàu có, trả lƣơng rất cao mà thành tựu khoa học vẫn chƣa tƣơng xứng. Ngay trong nƣớc ta, chính sách “chiêu hiền đãi sĩ “ của một số địa phƣơng đƣa ra mấy năm qua cũng chỉ để tuyên truyền nhiều hơn chứ chƣa có kết quả thiết thực.

Các nhà khoa học đều hiểu rằng đây không phải là nghề để làm giàu. Một phát minh khoa học thƣờng phải có thời gian mới thấy hết lợi ích của nó, hơn nữa do những tƣơng quan liên ngành chằng chịt trong KH-CN ngày nay, không phải lúc nào cũng có thể đánh giá dễ dàng lợi ích trực tiếp của một ngành khoa học riêng lẻ hay một phát minh khoa học riêng lẻ đối với sản xuất và đời sống. Trái lại, một quyết định sáng suốt của nhà quản lý giỏi có thể đem lại hàng tỉ đô la lãi cho công ty trong thời gian ngắn, hoặc một sáng kiến kỹ thuật cũng có thể làm lợi ngay đƣợc hàng triệu đô la. Vì thế, dễ hiểu rằng ở

các nƣớc tiên tiến lƣơng của tổng giám đốc hay chủ tịch hội đồng quản trị các công ty lớn thƣờng cao hơn nhiều lần lƣơng các bác học lớn. Song điều đó hoàn toàn không có nghĩa xã hội đánh giá thấp sự đóng góp của nhà khoa học. Vấn đề lƣơng cho nhà khoa học không phải quá khó, nếu cơ quan quản lý thật sự quan tâm. Điều khó hơn nhƣng lâu nay ít đƣợc chú ý là trên cơ sở đồng lƣơng thỏa đáng còn cần phải bảo đảm những điều kiện, và môi trƣờng làm việc thích hợp thì mới thật sự khuyến khích đƣợc lao động khoa học.

Đam mê của nhà khoa học, niềm vui của họ, là sáng tạo, muốn phát huy tối đa năng lực sáng tạo đó họ cần lƣơng đủ để dành trọn thì giờ làm việc. Nhƣng đồng thời để làm việc có hiệu quả họ còn cần chỗ làm việc đủ tiện nghi tối thiểu, cần phƣơng tiện làm việc thuận tiện (phòng thí nghiệm, thƣ viện, internet, thông tin, liên lạc), cần hậu cần khoa học tốt (hỗ trợ các việc văn phòng), v.v. , cần sự thông cảm, ủng hộ và tôn trọng của xã hội và các cơ quan quản lý, cần có bạn bè, đồng nghiệp, học trò, và bầu không khí sinh hoạt học thuật dân chủ, phóng khoáng, lành mạnh, khuyến khích sự trao đổi bình đẳng giữa các ý kiến khác nhau, v.v. Chỉ với những điều kiện và một môi trƣờng nhƣ thế mới khuyến khích có nhiều nhà khoa học làm việc.

Một chính sách khoa học không chú ý đầy đủ các đặc thù nói trên dễ phạm sai lầm và bất cập.

Với những điều kiện và môi trƣờng nhƣ vậy, lƣơng có cao bao nhiêu cũng khó thu hút đƣợc các nhà khoa học giỏi. Nhà khoa học cần lƣơng, nhƣng cái cần hơn nữa là điều kiện và môi trƣờng làm việc. Có đƣợc điều kiện làm việc tốt, môi trƣờng làm việc tốt mới thật sự tạo động cơ cho các CB-GV nhà trƣờng say mê NCKH.

Nhà khoa học muốn sáng tạo cần có cái gọi là “tự do hàn lâm” (academic freedom) trong phạm vi nhất định, và thông thƣờng chỉ có chuyên gia từng lĩnh vực, am hiểu và có kinh nghiệm nghiên cứu trong lĩnh vực đó

mới biết nên nghiên cứu đề tài gì và cần phƣơng tiện gì. Và cũng chỉ có chuyên gia cùng ngành (peer) với họ mới có thể đánh giá và thẩm định một đề tài nào đó có đáng đƣợc nghiên cứu hay không.

Ở các nƣớc tiên tiến, nhà nƣớc chỉ xác định một số hƣớng ƣu tiên (thƣờng không nhìều lắm) để tập trung đầu tƣ cho những nghiên cứu về các hƣớng đó, thông qua các viện hay đại học (công hay tƣ) do nhà nƣớc lập ra (nhƣ Viện KIST ở Hàn Quốc) hay các tổ chức tƣ nhân lập ra.

Tuy nhiên trong mỗi hƣớng ƣu tiên, cần nghiên cứu đề tài gì vẫn phải do chuyên gia bàn thảo và quyết định. Nhà nƣớc thực hiên sự kiểm tra qua các sản phẩm làm ra, thể hiện ở các ứng dụng thực tế hay các công trình đƣợc công bố trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế.

Đối với các nghiên cứu thuộc những hƣớng ƣu tiên thì nhƣ vậy, còn những đề tài nhằm giải quyết nhu cầu của từng doanh nghiệp thì các doanh nghiệp tự làm, với sự hợp tác và giúp đỡ của các đại học và viện nghiên cứu. Các đề tài chƣa rõ địa chỉ ứng dụng cụ thể hoặc có tính chất lâu dài về khoa học cơ bản, đòi hỏi nhiều đầu tƣ có tính rủi ro cao thì do chuyên gia ở các đại học và viện nghiên cứu chọn rồi có thể xin tài trợ của nhà nƣớc (hoặc các tổ chức tƣ nhân) thông qua các quỹ hỗ trợ NCKH.

Đề tài nào muốn đƣợc tài trợ thì làm đề án gửi lên cơ quan quản lý quỹ hỗ trợ, ở đây họ tổ chức lấy ý kiến thẩm định của các chuyên gia cùng lĩnh vực (peer review) và dựa vào đó quyết định tài trợ cho những đề tài nào.

Nhƣ vậy lợi ích thực tế mà nhà khoa học đƣợc hƣởng không phải ở chỗ đƣợc trả công nghiên cứu (vì coi việc nghiên cứu là nhịệm vụ, đã đƣợc tính đến trong lƣơng), mà ở chỗ đƣợc có điều kiện nghiên cứu về những vấn đề mình tâm đắc; mỗi đề tài đƣợc tài trợ cùng với các kết quả nghiên cứu là những bằng chứng thành tích hoạt động khoa học, đƣợc ghi nhận trong hồ sơ cá nhân có lợi cho sự thăng tiến nghề nghiệp của nhà khoa học.

Nhƣ vậy động lực thúc đẩy nghiên cứu không phải là thu nhập trực tiếp qua đề tài mà là lợi ích lâu dài và cơ bản của công tác nghiên cứu. Khi đề tài thực hiện xong không cần tổ chức nghiệm thu nhƣ ta làm một cách hình thức và thƣờng không khách quan, mà chỉ cần báo cáo kết quả cho cơ quan tài trợ. Việc thẩm định các đề tài để tài trợ không chỉ căn cứ vào nội dung đề tài, ý nghĩa và tính khả thi của nó mà còn xét các thành tích nghiên cứu mấy năm gần đây nhất của nhà khoa học, trong đó một phần quan trọng là kết quả thực hiện các đề tài trƣớc đã đƣợc hƣởng tài trợ. Nếu một đề tài đƣợc tài trợ mà ít kết quả thì không có hy vọng đề tài sau đƣợc tiếp tục nhận tài trợ. Thành thử, tuy không nghiệm thu mà vẫn buộc ngƣời nghiên cứu thực hiện nghiêm túc.

Bên cạnh những nguyên nhân kể trên cũng có những nguyên nhân từ chính bản thân các nhà khoa học, các CB-GV nhà trƣờng nhƣ :

2.4.3. Tính đố kị cản trở động cơ NCKH

Tính đố kỵ dẫn đến không đánh giá đúng, không phục nhau, gây mất đoàn kết đang làm cản trở sự nghiệp khoa học.

Muốn trọng dụng các nhà khoa học, đầu tiên phải đánh giá đúng khả năng của họ. Rất nhiều nhà khoa học làm đƣợc việc nhƣng mà đánh giá đúng chƣa đƣợc chính xác. Có ngƣời chuyên về lý thuyết, có ngƣời chuyên cả lý thuyết lẫn thực hành, có ngƣời chỉ chuyên về thực hành mà lý thuyết không mạnh. Hiện tƣợng này phổ biến nhiều vì chúng ta vẫn còn tệ quan liêu. Thực sự coi trọng các nhà khoa học, quan điểm đó chƣa thực hiện một cách đúng. Nói là trọng dụng các nhà khoa học, nhƣng trƣớc khi trọng dụng chƣa hiểu họ có khả năng gì, có thể tham gia vào lĩnh vực nào...?

Có ngƣời nói giỏi nhƣng làm việc thực tế hiệu quả không cao. Nhƣng có ngƣời không biết nói nhiều nhƣng làm rất hiệu quả. Cho nên trông công tác quản lý phải hiểu vấn đề đó chứ không nên chỉ nghe nhà khoa học nói mà

phải xem họ làm và đánh giá kết quả một cách khách quan thì mới là trọng dụng.

Chúng ta vẫn còn tồn tại một cái nhƣợc điểm trong con ngƣời là tính đố kỵ. Thƣờng là không đánh giá đúng lẫn nhau, không chịu phục nhau, đôi khi đi đến mất đoàn kết không liên hợp với nhau đƣợc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.

Nhƣ vậy qua thực tế khảo sát và điều tra xã hội học tác giả đã thu đƣợc các kết quả trình bày ở trên. Một cách khái quát, thực trạng hoạt động NCKH của CB-GV nhà trƣờng : Động cơ NCKH đã đƣợc hình thành, nhƣng chƣa ở mức cao, chƣa có sự hài hòa giữa khía cạnh nội dung và khía cạnh nội lực. Hầu hết cán bộ đều ý thức rõ ràng về khía cạnh nội dung của động cơ NCKH với nhiều nội dung phong phú và số CB-GV đã tự nhận định rằng nó có sức thúc đẩy rất mạnh trong hoạt động NCKH. Trong thực tế về khía cạnh lực thì động cơ NCKH lại có hiệu lực thúc đẩy chƣa cao ở hầu hết CB-GV nhà trƣờng.

Hầu hết cán bộ , giảng viên đã nhận thức rõ ràng cái gì mình muốn vƣơn tới, muốn đạt tới. Động cơ NCKH rất phong phú với các nhóm động cơ chủ yếu nhƣ : Động cơ hoàn thiện tri thức, động cơ nghề nghiệp, động cơ xã hội, động cơ tự khẳng định và động cơ vụ lợi.

Các nhóm động cơ NCKH đƣợc sắp xếp ở thứ bậc nhƣ sau : Động cơ hoàn thiện tri thức ở bậc một, động cơ nghề nghiệp ở bậc thứ hai, động cơ vụ lợi ở vị trí thấp nhất. Thứ bậc của động cơ có thể có biến đổi theo thời gian tuy nhiên sự biến đổi này là không đáng kể.

Mặc dù hầu hết các CB-GV đều đã đƣa ra quan điểm rõ ràng, những nội dung về động cơ NCKH mà mình muốn vƣơn tới, tuy nhiên sức mạnh thúc đẩy của động cơ NCKH chƣa có sự phát triển tƣơng xứng. Độ hiệu lực

của động cơ NCKH còn ở mức chƣa cao trong CB-GV. Nhiều CB-GV NCKH chỉ có hiệu lực ở mức tiềm năng.

Nguyên nhân của thực trạng trên do nhiều điều kiện khách quan cũng nhƣ chủ quan nhƣ chế độ chính sách về lƣơng, các điều kiện làm việc, môi trƣờng làm việc...bên cạnh đó cũng phải kể đến các yếu tố chủ quan nhƣ cái tâm của nhà khoa học, đạo đức trong NCKH cũng nhƣ các động cơ vụ lợi vẫn còn tồn tại không ít trong giới cán bộ NCKH.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐỘNG CƠ NCKH CỦA CÁN BỘ VÀ GIẢNG VIÊN NHÀ TRƢỜNG

3.1 ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI VÀ THU NHẬP CHO NHÀ KHOA HỌC.

Các nhà khoa học chủ trì nhiệm vụ KH-CN trọng điểm cấp quốc gia sẽ đƣợc hƣởng cơ chế tài chính đặc biệt, tự trả lƣơng cho những ngƣời cùng hợp tác, góp vốn hoặc lập doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh.... Đây cũng là một phần nội dung đề án do Bộ KH-CN đang soạn thảo về một số chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học. Một số chính sách ƣu đãi với các nhà NCKH :

Theo dự thảo đề án, nhà nƣớc sẽ ƣu đãi, hỗ trợ các nhà khoa học ở hai nhóm.

- Đối với nhóm đối tƣợng thứ nhất, hằng năm Bộ KH-CN sẽ nghiên cứu, lựa chọn 10-20 nhiệm vụ KH-CN trọng điểm cấp quốc gia, sau đó giao cho các nhà khoa học đầu ngành thực hiện và yêu cầu các nhà khoa học phải có sản phẩm để bàn giao lại cho nhà nƣớc. Đi đôi với việc đó, nhà nƣớc sẽ giao cho các nhà khoa học quyền tự chủ khoản kinh phí hoạt động thƣờng xuyên. Các nhà khoa học chủ trì những nhiệm vụ này sẽ đƣợc tự chủ sử dụng nguồn kinh phí đó để tăng thu nhập cho chính mình và trả lƣơng theo hợp đồng đối với những ngƣời cùng hợp tác, mua sắm tài liệu, mời các nhà khoa học quốc tế, đăng ký sáng chế, giải pháp hữu ích, công bố kết quả trên các tạp chí trong nƣớc và quốc tế, đi dự hội nghị quốc tế...

- Đối với nhóm cán bộ khoa học trẻ, nếu họ có ý tƣởng, các viện, các trƣờng sẽ thành lập những nhóm ƣơm tạo công nghệ hoặc ƣơm tạo doanh nghiệp dƣới sự tổ chức, chỉ đạo, tƣ vấn của một nhà khoa học đầu ngành.

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)