Cấu trúc của động cơ

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 25)

9. Kết cấu của luận văn

1.2.4.Cấu trúc của động cơ

Cấu trúc của động cơ có thể phân biệt theo 2 loại cấu trúc: cấu trúc của hệ động cơ và cấu trúc cả động cơ hoạt động nhƣ một tiểu hệ thống động cơ của con ngƣời. Cấu trúc của hệ động cơ bao gồm những động cơ khác nhau tạo nên một hệ thống trọn vẹn. Ở mỗi giai đoạn phát triển cá thể hay mỗi thời điểm khác nhau của cuộc sống, có những động cơ giữ vai trò chủ đạo chi phối các động cơ khác. Vai trò của các động cơ trong hệ thống thay đồi tuỳ thuộc vào điều kiện sống cụ thể và hoạt động sống cụ thể của mỗi ngƣời [12;220]. Cấu trúc của động cơ nhƣ một tiểu hệ thống trong hệ thống động cơ con ngƣời đƣợc xem nhƣ cấu trúc vi mô của động cơ mà ở đó có 2 thành phần, 2 khía cạnh khác nhau: đó là khía cạnh nội dung và khía cạnh lực.

Khía cạnh nội dung của động cơ phản ánh cái mà con ngƣời muốn vƣơn tới, muốn đạt tới. Nó vừa mang tính khái quát lại vừa mang tính cụ thể, tuỳ thuộc vào điều kiện khách quan nơi con ngƣời sinh sống và hoạt động. ví dụ: một cá nhân có động cơ tự khẳng định bản thân, tính khái quát của động cơ cho phép chủ thể thực hiện động cơ đó bằng nhiều phƣơng thức khác nhau với nhiều hoạt động khác nhau. Tính khái quát của động cơ đem lại cho nó tính đa dạng trong hình thức thoả mãn. Khi mà nội dung động cơ tự khẳng định mình kết hợp đƣợc với một lực đủ lớn thì động cơ đó sẽ thôi thúc con ngƣời thực hiện bằng đƣợc những hoạt động của mình nhằm thoả mãn chúng. Ví dụ ở đây đối với nhà khoa học (cán bộ và giảng viên) động cơ tự khẳng định mình mang tính khái quát đƣợc thực hiện hoá trong việc dạy học và hoạt động NCKH.

Khía cạnh lực của động cơ phản ánh độ bền, độ mạnh của động cơ. Chức năng chính của động cơ là thúc đẩy định hƣớng hành động. Để thúc đẩy, kích thích đƣợc hoạt động thì lực của động cơ phải đủ mạnh và đủ bền để hƣớng hoạt động đi đến kết quả cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của chủ thể. Một động cơ mà tính hiệu lực yếu thì sẽ không thực hiện đƣợc chức năng thúc đẩy hƣớng dẫn hoạt động, nó chỉ là dạng động cơ có lực tiềm năng hay tiềm tàng.

Khía cạnh nội dung và khía cạnh lực trong cấu trúc của động cơ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Một lực mà không có nội dung thì không đạt đƣợc một ý nghĩa nhân cách và không thể tồn tại nhƣ một lực thúc đẩy. Một động cơ có nội dung nhƣng sức mạnh kích thích của nó mới ở dạng tiềm năng thì động cơ đó chƣa có tác dụng thực tế.

- Trong quá trình hình thành động cơ con ngƣời, sự hình thành khía cạnh nội dung diễn ra trƣớc khi hình thành khía cạnh lực. Bất kì một chủ thể nào cũng chứa đựng trong nó “lực động cơ tiềm năng” đối với hoạt động của con ngƣời. Để cho những gì đã đƣợc nhận thức với lực tiềm năng có đƣợc vai trò của lực thực sự thúc đẩy chủ thể thực hiện hoạt động đáp ứng nhu cầu, cần phải có một quá trình trong đó những gì đã đƣợc nhận thức phải đƣợc gắn kết với những trải nghiệm xúc c chỉ cảm nhất định của cá nhân chỉ khi sự gắn kết đó tạo ra đƣợc một lực đủ lớn để chủ thể vƣợt qua đƣợc những ham muốn nhất thời, lúc đó động cơ mời trở thành động cơ có hiệu lực.

- Trong quá trình hoạt động sự thay đổi khía cạnh nội dung và khía cạnh lực không đồng đều với nhau. Chẳng hạn nhƣ khi con ngƣời đói, con ngƣời tích cực tìm kiếm thức ăn, thoả mãn nhu cầu ăn của mình. Nhƣng khi đã đƣợc ăn no thì hoạt động tìm kiếm thức ăn giảm xuống mặc dù nội dung động cơ này vẫn còn tồn tại trong hệ thống động cơ của chủ thể. Khi ấy động cơ của hoạt động tìm kiếm thức ăn từ một động cơ có hiệu lực trở thành một động cơ có lực thúc đẩy ở dạng tiềm năng.

Nhƣ vậy tƣơng quan giữa khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ con ngƣời luôn luôn thay đổi, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách nhau. [16,tr.234].

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 25)