SỰ THAM GIA CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 80)

9. Kết cấu của luận văn

3.4.SỰ THAM GIA CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC

CB-GV nhà trƣờng sẽ cam kết gắn bó nhiều hơn với công việc nếu nhƣ họ đƣợc quyền phát biểu về chúng. Họ có khuynh hƣớng tin tƣởng và ủng hộ

những quyết định mà trong đó có phần của họ tham gia vào. Điều này làm cho công việc sẽ có nhiều ý nghĩa hơn đối với nhóm cũng nhƣ cá nhân. Một trong những phƣơng pháp tuyệt hảo để mở rộng việc tham gia của họ là lôi kéo họ vào trong việc xác định các mục tiêu công việc. Chính các nhà KH sẽ có những ý kiến đóng góp quan trọng cho việc thiết lập các mục tiêu và làm thế nào để đạt đƣợc chúng. Về phía quản lý có thể khuyến khích họ tham gia bằng nhiều cách. Có thể hỏi ý của cán bộ NCKH trong các cuộc họp chính thức hoặc trong các cuộc tiếp chuyện ngắn thân mật. Những câu hỏi tƣơng tự nhƣ :“Theo ý kiến thày/cô, chúng ta nên cải tiến hệ thống thƣ thế nào ?” rất có ích để đẩy mạnh việc tham gia khi hỏi trục tiếp họ . Cũng không cần phải nỗ lực gì nhiều khi phải hỏi một Cán bộ đƣợc mời tham khảo ý kiến đó. Cần phải nghiên cứu các đề nghị đó một cách nghiêm túc khi muốn có đề nghị với các cán bộ KH . Nếu chỉ luôn luôn hỏi mà không có hành động gì thì trong tƣơng lai chúng ta sẽ nhận đƣợc rất ít các câu trả lời của họ. Nhiều Cán bộ NCKH muốn tham gia vào các quyết định : nhất là khi các quyết định này tác động lên công việc của họ. Nếu các nhà khoa học tham gia một cách thật sự mà họ không đóng góp điều gì đó họ sẽ cảm thấy mất hãnh diện về những đóng góp của mình và quyết tâm nhiều hơn để thực hiện quyết định đó.

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 80)