Định nghĩa động cơ NCKH

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 28)

9. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Định nghĩa động cơ NCKH

Chúng ta biết rằng bất kì một hoạt động nào diễn ra cũng đều đƣợc thúc đẩy bởi những động cơ xác định. Động cơ không phải là cái gì trừu tƣợng bên trong cá thể, nó phải đƣợc hiện thân ở đối tƣợng hoạt động. [9,tr.110].

Xuất phát từ định nghĩa NCKH chúng ta thấy rằng mục đích của hoạt động NCKH là chiếm lĩnh tri thức hoa học, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, nhân cách tƣơng ứng với nó. Động cơ NCKH hiện thân ở đối tƣợng tức là hiện thân ở những tri thức kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, nhân cách…mà hoạt động NCKH mang lại. Nhƣng hoạt động NCKH nói chung không chỉ do động cơ đó định hƣớng, điều chỉnh, thúc đẩy, mà còn rất nhiều động cơ khác bám vào đối tƣợng của hoạt động NCKH, chi phối hoạt động NCKH. Các nhà nghiên cứu chỉ ra có 2 loại động cơ bao trùm nhất chi phối hoạt động NCKH đó là động cơ chiếm lĩnh tri thức và động cơ quan hệ xã hội.

Động cơ chiếm lĩnh tri thức là động cơ hiện thân ở đối tƣợng NCKH, nhằm thoả mãn nhu cầu nhận thức, khám phá, tìm tòi và thoả mãn lòng say mê với bản thân trong quá trình NCKH…do sự lôi cuốn của bản thân tri thức cũng nhƣ phƣơng pháp để tiếp cận và chiếm lĩnh tri thức đó. Mỗi lần giành đƣợc cái mới, ngƣời làm NCKH cảm thấy nguyện vọng chiếm lĩnh và hoàn thiện tri thức của bản thân mình đƣợc thoả mãn một phần.

Về động cơ quan hệ xã hội: đôi khi ngƣời làm NCKH say sƣa NCKH nhƣng sự say sƣa đó lại vì nếu hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái khác” ngoài mục đích trực tiếp của việc NCKH. Những điều này chỉ có thể đạt đƣợc trong điều kiện họ chiếm lĩnh đƣợc tri thức khoa học ví dụ nhƣ để thoả mãn danh vọng, củng cố vị trí, đƣợc sự coi trọng của xã hội, của đồng nghiệp v..v.

Trong trƣờng hợp này những mối quan hệ xã hội của cá nhân đƣợc hiện thân trong động cơ của ngƣời làm NCKH. Do đó loại động cơ NCKH này đƣợc gọi là động cơ quan hệ xã hội.

Từ những phân tích trên, tác giả hiểu rằng: Động cơ NCKH là sức mạnh tinh thần điều khiển, điều chỉnh, thúc đẩy hoạt động nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học để thoả mãn những nhu cầu của con ngƣời.

Một phần của tài liệu Động cơ nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên các trường đại học (nghiên cứu trường hợp trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐQGHN (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)