LXXXImùa mưa Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô Có

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 46)

mùa mưa. Gió Gió Bắc – Ðông Bắc từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Có thể nói Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa (80%), và xuống thấp vào mùa khô (74,5%). Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm.

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh nằm trong vùng không có gió bão, thời tiết, khí hậu khá ổn định, ôn hòa có thể phát triển du lịch quanh năm. Đây cũng là một điều kiện quan trọng để phát triển du lịch MICE.

2.2.3. Giao thông, vận chuyển

Về đường không, Tp. Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam cả về diện tích và công suất nhà ga. Bên cạnh sân bay quốc tế, sân bay nội địa ở vị trí gần sát, cũng nối chuyến đến hầu hết các điểm du lịch lớn tại Việt Nam. Nhiều hãng hàng không nổi tiếng, có uy tín trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Tp. Hồ Chí Minh như Vietnam Airlines, Korea Air, Thai Airway, China Airway, Air France, Singapore Airlines, AeroSvit (Ukraina), Etihad Airways (Các Tiểu Vương quốc Ảrập Thống Nhất), hãng hàng không Emirates (Dubai), hãng hàng không Air Astana (Kazakhstan)... Các hãng hàng không giá rẻ bắt đầu tham gia hoạt động tại đây như Pacific Airline, Nok Air, Jestar Asia, Tiger Airways…. Chất lượng và dịch vụ hàng không ngày càng được cải thiện và tiện lợi.

Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông chiếm khoảng 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh có bốn cảng biển chính: Sài Gòn, Bến Nghé, Nhà Bè, Tân Cảng cùng các cảng sông Bình Đông, Tân Thuận, Tôn Thất Thuyết, Bình Lợi, Bình Phước... Cảng Sài Gòn là một trong những cảng lớn nhất Việt Nam, chiếm 25% trong tổng khối lượng hàng hóa thông qua các cảng biển cả nước. Cảng Bến Nghé nằm phía hạ lưu sông Sài Gòn, rộng 32 ha, tổng chiều dài cầu cảng 528 m, có thể cho tàu có tải trọng từ 15.000 - 20.000 tấn cập bến.

Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến Bắc – Nam, tuyến nội ô và khu vực phụ cận. Trong thành phố có hai nhà ga chính: Sóng Thần và Sài Gòn. Bên cạnh đó, còn có một số nhà ga nhỏ như Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thông đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh không phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.

Phương tiện vận chuyển khách du lịch đường bộ ngày càng được hiện đại hóa, chất lượng. Thành phố có 6 bến xe khách liên tỉnh được phân bố ở các cửa ngõ ra vào gồm Miền Đông,

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 46)