gây nhiều khó khăn cho các công ty lữ hành trong việc thực hiện các hoạt động của đoàn MICE.
Hiện nay, đối với các chương trình du lịch khen thưởng, các công ty lữ hành tại Tp. Hồ Chí Minh thường chỉ giữ khách MICE tại Tp. Hồ Chí Minh một số đêm, còn lại chuyển khách MICE ra các điểm du lịch phụ cận Thành phố để tránh tình trạng tắc đường. Thậm chí, một số doanh nghiệp lữ hành còn lo ngại trong tương lai nếu không có sự thay đổi, Tp. Hồ Chí Minh sẽ không thể giữ được vị trí điểm đến MICE hàng đầu như hiện nay so với các điểm MICE khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu...
- Tp. Hồ Chí Minh thiếu địa điểm tổ chức các sự kiện chuyên đề của Du lịch MICE. Trong các chương trình MICE, cả hội nghị, hội thảo, triển lãm, khen thưởng, nhà tổ chức thường tổ chức các dạ tiệc cho đại biểu tham dự. Các sự kiện này thường mang tính độc đáo và dấu ấn bản sắc địa phương. Bên cạnh việc tổ chức tại các khách sạn cao sao, Trung tâm hội nghị, triển lãm, một số nhà tổ chức còn tổ chức dạ tiệc tại những địa điểm đặc biệt mang tính văn hóa, lịch sử của địa phương... Một số sự kiện khách tham dự lên đến hàng nghìn người và Tp. Hồ Chí Minh gặp khó khăn trong việc tìm kiếm địa điểm tổ chức những sự kiện lớn như vậy.
- Thiếu các phương tiện giải trí về đêm: Tuy Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm giải trí nhộn nhịp nhất Việt Nam nhưng nếu so sánh với các hoạt động giải trí về đêm tại Băng cốc, Singapore thì những hoạt động giải trí này vẫn còn nghèo nàn. Tp. Hồ Chí Minh thiếu những nhà hát khổng lồ như tại Băng cốc, nơi biểu diễn những chương trình nghệ thuật về văn hóa, lịch sử và cuộc sống thường ngày của Thành phố với cách biểu diễn rất chân thực để tất cả các du khách nước ngoài đều hiểu dù không biết ngoại ngữ. Tp. Hồ Chí Minh thiếu những công viên, vườn thú nơi du khách có thể quan sát cuộc sống về đêm của các loài động vật như tại Singapore...
- Tp. Hồ Chí Minh thiếu những trung tâm mua sắm các sản phẩm mỹ nghệ của địa phương như tại Băng cốc, Thái Lan nơi du khách có thể mua sắm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang nét đặc trưng của Thành phố.
- Tp. Hồ Chí Minh thiếu đội ngũ phiên dịch viên giỏi. Hiện nay, các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo gặp nhiều khó khăn khi thuê phiên dịch viên giỏi tại Tp. Hồ Chí Minh vì số lượng ít so với nhu cầu và chi phí quá cao. Đôi khi, các nhà tổ chức hội nghị, hội thảo tại Tp. Hồ Chí Minh phải thuê phiên dịch viên từ Hà Nội, Huế vào Thành phố và phải chịu thêm chi phí vé máy bay và chỗ ở.
CVIII
Tiểu kết Chương 2
- Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất tại Việt Nam với lượng khách quốc tế chiếm khoảng 60% lượng khách quốc tế đến nước ta qua cửa khẩu và doanh thu du lịch chiếm khoảng 42% doanh thu du lịch cả nước.
- So sánh với các thành phố khác trong cả nước, Tp. Hồ Chí Minh có nhiều tiềm năng và điều kiện nhất để phát triển du lịch MICE nên việc lựa chọn du lịch MICE để ưu tiên phát triển là hoàn toàn đúng đắn.
- Trong các phân khúc chính của Du lịch MICE, phân khúc hội nghị, hội thảo chiếm tỷ trọng và vị trí quan trọng nhất, tiếp theo là triển lãm và cuối cùng là khen thưởng.
- Lượng khách MICE đến Tp. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 20% lượng khách quốc tế đến Tp. Hồ Chí Minh. Doanh thu du lịch MICE từ năm 2009-2012 ước đạt 2,5 tỷ đô la Mỹ. Có thể khẳng định Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm Du lịch MICE lớn nhất cả nước.
- Tuy nhiên, sự phát triển du lịch MICE chưa tương xứng với tiềm năng và những điều kiện ưu đãi do còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn và thách thức.
- Để đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, trên cơ sở kinh nghiệm phát triển du lịch MICE thành công của các thành phố trong khu vực, thực trạng phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh, đặc biệt những tồn tại, hạn chế, người viết sẽ đề xuất các giải pháp tập trung phát triển du lịch MICE tại Tp. Hồ Chí Minh ở Chương 3.
CIX
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
3.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới, khu vực
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch MICE trên thế giới
Theo WTTC năm 2011, đầu tư 1 đồng vào du lịch thương mại sẽ tạo ra 10 đồng về năng suất lao động. Trong thập kỷ qua, 1/3 tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới là nhờ du lịch thương mại quốc tế. Theo Tổ chức Global Business Travel Spending Outlook, 2011-2015, tốc độ tăng trưởng chi tiêu của du lịch MICE toàn cầu năm 2010 là 8,4%; năm 2011 là 9,2%, tạo ra 1 nghìn tỷ đô la Mỹ.
Chỉ riêng tại Mỹ, có tổng cộng 1,8 triệu hội nghị, triển lãm thương mại, hội thảo, đại hội, sự kiện khen thưởng… được tổ chức. Tổng chi tiêu của những sự kiện này là 263 tỷ đô la. Những sự kiện này đã đóng góp cho GDP: 106 tỷ đô la, đóng thuế thu nhập liên bang: 14,3 tỷ đô la, thuế thu nhập bang và địa phương: 11,3 tỷ đô la. Đóng góp trực tiếp của ngành Hội nghị cho GDP là 106 tỷ đô la, lớn hơn ngành sản xuất ô tô (78 tỷ đô la), nghệ thuật biểu diễn/thể thao/bảo tàng (71 tỷ đô la), dịch vụ xử lý số liệu và thông tin (76 tỷ đô la). Tính tổng những tác động trực tiếp, gián tiếp và do kích thích, lĩnh vực Hội nghị đóng góp cho GDP tổng cộng là 458 tỷ đô la.
3.1.2. Triển vọng phát triển du lịch MICE tại Châu Á-Thái Bình Dương
Khu vực Châu Á tiếp tục là khu vực kinh tế phát triển năng động trong tương lai. Vào năm 2050, sức mua của người dân Châu Á sẽ tăng 6 lần bằng mức của Châu Âu ngày nay. Châu Á sẽ chiếm 52% thị phần Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Hiện nay, chính phủ và khu vực tư nhân khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang thành lập các đơn vị phụ trách hội thảo, triển lãm và tăng cường đầu tư trực tiếp vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng hội thảo, triển lãm và các chương trình trợ cấp. Hai nước đầu tư lớn nhất trong khu vực đối với du lịch MICE tại Châu Á Thái Bình Dương là Singapore và Australia. Năm 2010, Australia nằm ở vị trí thứ 11, Singapore ở vị trí thứ 24 những nước tổ chức hội nghị của các tổ chức quốc tế trên thế giới (thứ 3 và thứ 6 tại Châu Á Thái Bình Dương) theo xếp hạng của ICCA. Singapore đã đầu tư 175 triệu đô Sing (145 triệu đô la Mỹ trong 5 năm hoặc 29 triệu đô la Mỹ 1 năm) cho chương trình thu hút sự kiện thương mại trong khi chính phủ Australia cũng đầu tư 28 triệu đô la Mỹ hàng năm. Những đầu tư này tập trung vào việc bán hàng, marketing và chương trình trợ cấp. Những địa điểm khác tại Châu Á Thái Bình Dương cũng bắt đầu quan tâm đầu tư cho lĩnh vực sự kiện thương mại. Thái Lan đã tăng