LXXXIIVăn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình Tây Ninh, Ký Thủ Ôn Mạng lưới có khả năng

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 47)

Văn Thánh, Miền Tây, Chợ Lớn, Tân Bình - Tây Ninh, Ký Thủ Ôn. Mạng lưới có khả năng tiếp nhận trên 1.200 xe/ngày, vận chuyển gần 41.000 khách/ngày đi các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Cũng theo số liệu từ 1994, tổng lượng hành khách liên tỉnh qua thành phố khoảng 106,4 triệu lượt người/năm, nhiều nhất qua quốc lộ 1A. Nhiều công ty lữ hành đã đầu tư những đội xe chở khách du lịch đạt chuẩn quốc tế, có thể vận chuyển những đoàn khách lớn. Theo kết quả bình chọn của Chương trình “Thành phố Hồ Chí Minh-100 điều thú vị” thì 5 thương hiệu vận chuyển đường bộ tiêu biểu là Taxi Mai Linh, Taxi Vinasun, Công ty Phương Trang, Vietravel, Công ty du lịch Hòa Bình.

Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Đến tháng 9 năm 2011 toàn thành phố có 480.473 xe ôtô và 4.883.753 xe môtô. Để giải quyết vấn đề giao thông đô thị, Tp. Hồ Chí Minh đang đầu tư cho hệ thống giao thông công cộng. Hiện nay, thành phố có 3.250 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang được tiến hành. Theo dự kiến, trong tương lai, thành phố sẽ có bốn tuyến, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga.

Như vậy, Tp. Hồ Chí Minh có hệ thống đường hàng không và đường biển và đường bộ phát triển, đặc biệt là đường hàng không. Đây là điều kiện tiên quyết giúp Thành phố phát triển du lịch MICE. Tuy nhiên, giao thông nội thành đang phải đương đầu với nhiều vấn đề như tắc đường, quá tải, ô nhiễm khói bụi…lại là nhân tố cản trở sự phát triển du lịch, trong đó có du lịch MICE.

2.2.4. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội

Tp. Hồ Chí Minh từng được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông. Do là thủ phủ khu vực phía nam, hơn nữa để phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa, người Pháp đã xây dựng ở đây nhiều công trình kiến trúc quan trọng và đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật bao gồm các dịch vụ về bưu chính viễn thông, ngân hàng, giao thông. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội của Thành phố rất tốt.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, Tp. Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20,2% tổng sản phẩm quốc gia, 26,1% giá trị sản xuất công nghiệp và 44% dự án đầu tư nước ngoài. Thành

Một phần của tài liệu Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)