phố cũng đứng đầu Việt Nam về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước, có 3.536 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hiệu lực đến cuối năm 2009 với tổng vốn 27.390 triệu USD.
Tổng sản phấm nội địa (GDP) năm 2012 đạt gần 592.000 tỷ đồng, tăng 9,2% so với năm 2011. Kinh tế thành phố phát huy vai trò đầu tàu, duy trì GDP gấp 1,8 lần so với cả nước. Đặc biệt trong điều kiện kinh tế cực kỳ khó khăn nhưng tổng thu ngân sách Nhà nước vẫn đạt gần 217.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với năm 2011. GDP bình quân đầu người đạt 3.700 USD. Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, Tp. Hồ Chí Minh xếp ở vị trí thứ 20/63 tỉnh thành.
Về thương mại, Tp. Hồ Chí Minh có 28 trung tâm mua sắm, 92 siêu thị và 230 chợ truyền thống. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa đến nay của thành phố. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Tp. Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội.
Ngoài lĩnh vực Thương mại, Tp. Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính - tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc.
Như vậy, Tp.Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tầu của Việt Nam về kinh tế, đầu tư nước ngoài, thương mại, dịch vụ, ngân hàng tài chính với cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, viễn thông, tài chính ngân hàng…) và dịch vụ xã hội tốt nhất cả nước.
2.2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
2.2.5.1. Cơ sở lưu trú du lịch
Trong những năm gần đây, sự phát triển của hệ thống khách sạn cao cấp đã đáp ứng được yêu cầu của khách quốc tế có khả năng thanh toán cao, trong đó phần lớn là khách du lịch MICE và góp phần phục vụ tốt các sự kiện chính trị, văn hóa, thể thao lớn của Thành phố như Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC 2006, SEA GAMES 2003. Đây cũng là cơ hội, điều kiện tốt để Thành phố đẩy mạnh thu hút khách du lịch thương nhân, phát triển du lịch MICE và