6. Chức năng của Tạp chí truyền hình
3.3.1 Về mặt nội dung:
3.3.1.1 Nâng cao chức năng tra cứu, tra khảo
- Về chất lượng:
+ Giải thích các khái niệm, học thuật trong lĩnh vực truyền hình một cách trực diện, đơn giản để người đọc có được một cái nhìn rõ ràng nhất. Trong mỗi bài viết nên đưa ra các box thông tin nhỏ giải thích ngắn gọn các khái niệm, ví dụ như MC là gì? Đạo diễn hình ảnh là gì? Xe màu là gì?... bên cạnh những ví dụ, những câu chuyện thực tế, những phân tích của bài viết. Như vậy, người đọc vừa có được một khái niệm rõ ràng, vừa có những phần thông tin bổ trợ, phân
+ Ngoài ra, cũng cần nâng cao tính chuẩn xác trong việc giải thích khái niệm. Ngoài những ý kiến cá nhân phải có những giải thích, lý luận, trích dẫn từ những nguồn đảm bảo độ chính xác về mặt khoa học để tăng lòng tin của người đọc về độ chuẩn xác của khái niệm mà tờ Tạp chí đưa ra.
- Về số lượng:
+ Nâng cao số lượng các khái niệm được giải thích trong mỗi số tạp chí. Theo kết quả khảo sát ba tờ Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí Truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số thì mỗi số phát hành, các tờ tạp chí này chỉ đưa ra và giải thích từ 2 đến 5 khái niệm. Theo kết quả điều tra xã hội học đối với 324 công chúng độc giả của các tờ Tạp chí truyền hình được khảo sát tại khu vực Hà Nội thì 20% công chúng độc giả mong muốn số lượng các khái niệm trong lĩnh vực truyền hình được đưa ra và giải thích là từ dưới 5 khái niệm, 30% công chúng độc giả mong muốn số lượng khái niệm trong lĩnh vực truyền hình được đưa ra và giải thích là từ 5 tới 7 khái niệm. Và 50% công chúng độc giải mong muốn số lượng khái niệm trong lĩnh vực truyền hình được đưa ra và giải thích là trên 7 khái niệm.
+ Ổn định về hệ thống chuyên mục, đảm bảo mỗi số tạp chí có một số khái niệm nhất định được đưa ra, được giải thích. Theo kết quả khảo sát ba tờ tạp chí truyền hình trong phạm vi khảo sát, thời điểm hiện tại số lượng tin bài thực hiện chức năng tra cứu tra khảo không ổn định, có số nhiều tin bài, có số ít tin bài. Hệ thống các chuyên mục thực hiện chức năng tra cứu tra khảo cũng không mang tính thường kỳ. Có những chuyên mục ở số báo này có, nhưng ở số báo khác lại không xuất hiện. Việc ổn định số lượng tin bài và hệ thống các chuyên trang, chuyên mục sẽ nâng cao tính khoa học trong việc trình bày tạp chí, đồng thời giúp công chúng độc giả tiện theo dõi và tiếp nhận thông tin nhằm phục vụ nhu cầu tra cứu, tra khảo.
+ Nâng cao tỉ trọng các tin, bài thực hiện chức năng tra cứu, tra khảo của các tờ tạp chí truyền hình. Theo các chuyên gia, phóng viên, biên tập
viên đang làm tại các ấn phẩm tạp chí truyền hình, tỉ trọng tin, bài thực hiện chức năng tra cứu, tra khảo nên chiếm khoảng 20% tổng số trang tin, bài trong mỗi số tạp chí thay vì tỉ trọng dưới 15% của các tờ Tạp chí truyền hình nằm trong phạm vi khảo sát của luận văn như hiện nay. Việc nâng cao tỉ trọng các tin, bài thực hiện chức năng tra cứu, tra khảo sẽ giúp cho chức năng công cụ của các tờ Tạp chí truyền hình được thể hiện một cách rõ nét hơn, hiệu quả hơn đối với công chúng độc giả.
3.3.1.2 Mở rộng phạm vi, đối tượng thực hiện chức năng chỉ dẫn của các tờ Tạp chí Truyền hình
Nhược điểm của các tờ tạp chí truyền hình hiện nay là chủ yếu giới hạn phạm vi chỉ dẫn các nội dung, thông tin truyền hình trong phạm vi các nội dung, các kênh phát sóng của Đài, đơn vị chủ quản của mình. Ví dụ: Tạp chí truyền hình Hà Nội chỉ dẫn các thông tin truyền hình, lịch phát sóng, lịch phim truyện, giới thiệu nội dung tóm tắt các chương trình… của Đài truyền hình Hà Nội; Tạp chí truyền hình Việt Nam chỉ dẫn các thông tin truyền hình, lịch phát sóng, lịch phim truyền, giới thiệu nội dung tóm tắt các chương trình … của Đài truyền hình Việt Nam; Tạp chí truyền hình Số chỉ dẫn các thông tin truyền hình, lịch phát sóng, lịch phim truyện, giới thiệu tóm tắt các chương trình… của Đài truyền hình Kỹ thuật Số và các dịch vụ kinh doanh của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC…
Việc hạn chế phạm vi thực hiện chức năng chỉ dẫn của các tờ Tạp chí truyền hình gây khó khăn cho người đọc khi họ muốn tìm hiểu, tra cứu nội dung thông tin nhiều chương trình truyền hình của các Đài truyền hình khác nhau. Cầm Tạp chí truyền hình Số, công chúng độc giả khó có thể biết được thông tin chỉ dẫn về các chương trình truyền hình của Đài truyền hình Hà Nội hoặc Đài truyền hình Việt Nam. Và ngược lại, cầm tờ Tạp chí truyền hình Việt Nam, công chúng độc giả khó có thể biết những thông tin chỉ dẫn về các chương trình truyền
khán giả bị giới hạn tiếp nhận nội dung chỉ dẫn trong một phạm vi rất nhỏ hẹp so với nhu cầu.
Theo nhà báo Lê Thọ Bình, nên làm theo mô hình của tờ TV guide đang rất phát triển trên thế giới. Đó là một cuốn cẩm nang ti vi, chỉ dẫn tất cả các chương trình hay nhất, hấp dẫn nhất của tất cả các kênh truyền hình lớn nhất trên toàn thế giới. Nhờ chức năng này mà TV Guide trở thành tờ tạp chí bán chạy nhất, có số lượng phát hành mỗi số lớn nhất trên thế giới. Người đọc cần nó, họ coi TV Guide như một cuốn cẩm nang, một công cụ giúp họ lựa chọn được những chương trình truyền hình yêu thích nhất, phù hợp nhất.
Khoảng thời gian từ tháng 2/2009 tới tháng 6/2009, tờ Tạp chí Truyền hình Số đã xây dựng format dựa theo mô hình của TV Guide, đưa thông tin và chỉ dẫn tất cả các chương trình truyền hình hay của các Đài lớn ở Việt Nam. Tuy nhiên chỉ sau một thời gian ngắn, tờ Tạp chí này đã phải quay lại với format chỉ giới thiệu các nội dung giới hạn trong VTC. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đơn vị chủ quản tờ tạp chí này và thái độ bất hợp tác của các Đài truyền hình khác.
Theo nhà báo Lê Thọ Bình, giữa các Đài truyền hình phải có sự chia sẻ thông tin với nhau. Nên mở rộng phạm vi chỉ dẫn các chương trình truyền hình của các Đài thay vì thu hẹp lại. Ở thời điểm hiện tại, khi chưa tìm được một tiếng nói chung và chia sẻ thông tin giữa các Đài truyền hình lớn, các tờ Tạp chí truyền hình có thể mở rộng phạm vi chỉ dẫn các chương trình truyền hình từ các Đài truyền hình địa phương nhỏ như: Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Nguyên… (ở khu vực miền Bắc); Cần Thơ, Khánh Hòa, Phan Thiết, Đồng Nai… (ở khu vực miền Trung và Nam)… Đây cũng thực sự là một mảnh đất rất màu mỡ nhằm tạo điều kiện cho các tờ Tạp chí truyền hình có thể thu hút công chúng khán giả.
Trên thực tế, nội dung chương trình của các Đài truyền hình địa phương ngày một phong phú, khả năng phủ sóng của các Đài truyền hình địa phương
cũng ngày một rộng hơn, công chúng khán giả có thể xem nhiều chương trình được tiếp sóng từ nhiều Đài địa phương khác nhau. Do đó nhu cầu tìm hiểu, được biết, được chỉ dẫn thông tin về lịch phát sóng, nội dung phát sóng, giới thiệu nội dung tóm tắt… các chương trình truyền hình của Đài truyền hình địa phương từ công chúng độc giả là rất lớn. Việc cung cấp thông tin chỉ dẫn các chương trình truyền hình của Đài truyền hình địa phương sẽ làm cho phạm vi chỉ dẫn của các tờ Tạp chí truyền hình rộng hơn, nội dung chỉ dẫn phong phú, đa dạng hơn, tính hữu ích, hiệu quả của các tờ Tạp chí truyền hình đối với công chúng cũng lớn hơn, giúp họ hài lòng và thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình.
Thực tế chứng minh, công chúng luôn luôn lựa chọn những tờ tạp chí mang đến cho họ nhiều thông tin chỉ dẫn hấp dẫn nhất. Tờ tạp chí truyền hình nào sớm đáp ứng được nhu cầu này tờ tạp chí đó sẽ chiếm được vị thế lớn trong lòng công chúng.
3.3.1.3 Nâng cao tính tương tác
Tính tương tác với công chúng khán giả chính là một trong những đặc tính thể hiện rõ nhất chức năng nối dài cánh tay của Đài truyền hình tới công chúng khán giả, là cầu nối trung gian giữa Đài truyền hình với công chúng khán giả, giúp Đài truyền hình và công chúng khán giả gần gũi với nhau hơn, góp phần mở rộng sức lan tỏa thương hiệu cho các Đài truyền hình.
Theo kết quả khảo sát từ ba tờ Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số, tỉ trọng các trang tin, bài trong mỗi số tạp chí thực hiện chức năng tương tác ở thời điểm hiện tại là: Tạp chí truyền hình Số thời kì từ tháng 2/2009 tới tháng 6/2009 (3,6% tới 8,5%), Tạp chí truyền hình Số từ tháng 7/2009 tới tháng 9/2010 (1,2%), Tạp chí Truyền hình Việt Nam (2,4% tới 3,6%), Tạp chí truyền hình Hà Nội (0% tới 1,1%). Đây là một con số quá khiêm tốn so với yêu cầu thực hiện chức năng tương tác với khán giả của các tờ Tạp chí truyền hình.
Theo các chuyên gia, các phóng viên, biên tập viên… và cả một số những công chúng độc giả trung thành của các tờ Tạp chí truyền hình thì tỉ trọng các trang tin, bài thực hiện chức năng tương tác nên rơi vào khoảng từ 8% đến 12% trong mỗi số tạp chí. Tương ứng với khoảng từ 8 trang cho đến 12 trang trong mỗi số tạp chí.
Ngoài việc tăng về số lượng trang, các hình thức tương tác với công chúng độc giả trong các tờ Tạp chí truyền hình cũng nên được chú trọng phát triển phong phú và đa dạng hơn. Ngoài các hình thức tương tác quen thuộc đang được duy trì trong các tờ Tạp chí truyền hình hiện nay như: giải ô chữ, tặng phiếu tham gia các chương trình của Đài, trả lời thắc mắc của khán giả truyền hình… Các tờ Tạp chí truyền hình có thể mở rộng các hình thức tương tác với công chúng độc giả theo các phương thức khác như: tổ chức các cuộc thi cho độc giả, lập những chủ để về một vấn đề gì đó của truyền hình để độc giả cùng bàn luận, các trang góp ý của khán giả với các chương trình của Đài truyền hình, các trang để khán giả gửi gợi ý các đề tài hay cho các chương trình truyền hình, các ý tưởng chương trình… Ngoài ra, các tờ Tạp chí truyền hình có thể khuyến khích công chúng độc giả tham gia vào các hoạt động tương tác của tạp chí bằng cách đưa ra nhiều những phần thưởng hấp dẫn, có giá trị.
Việc mở rộng các hoạt động tương tác trong các tờ Tạp chí truyền hình không những góp phần tạo ra sự gần gũi, gắn bó, nâng cao thương hiệu của các tờ Tạp chí truyền hình với công chúng độc giả, công chúng khán giả, mà còn góp phần tạo ra cho Đài truyền hình những nguồn đề tài mới, ý tưởng mới hay, phong phú, đa dạng được tạo ra từ chính công chúng độc giả của Tạp chí truyền hình.
3.3.1.4 Giảm bớt các trang tin, bài ngoài lĩnh vực truyền hình
Các trang tin bài ngoài lĩnh vực truyền hình chỉ nên mang tính bổ trợ, góp phần làm phong phú nội dung thông tin cho các tờ Tạp chí truyền hình. Do đó chỉ nên chiếm một tỉ lệ nhỏ: khoảng 10% tổng số trang trong mỗi số tạp chí.
Theo kết quả phỏng vấn một số độc giả của các tờ Tạp chí truyền hình được khảo sát, việc có quá nhiều tin bài ngoài lĩnh vực truyền hình sẽ làm cho tờ Tạp chí truyền hình mất đi bản sắc và vai trò, ý nghĩa của mình. Đó sẽ không còn là một tờ Tạp chí truyền hình nữa mà trở thành một cuốn Tạp chí chuyên về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ… hay một cuốn tạp chí chuyên về lĩnh vực giải trí tổng hợp nào đó.
Cũng theo độc giả, các tờ Tạp chí truyền hình nên đầu tư chất lượng, hình thức thể hiện cho các bài viết về lĩnh vực truyền hình. Giúp cho người đọc có những bài viết với những thông tin thực sự chất lượng và bổ ích. Nội dung hấp dẫn, dễ đọc, dễ nhớ, dễ tiếp thu.