Tạp chí truyền hình số

Một phần của tài liệu Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình (Trang 69 - 76)

6. Chức năng của Tạp chí truyền hình

2.2.3.3 Tạp chí truyền hình số

Tạp chí truyền hình số không những thực hiện nhiệm vụ quảng bá thương hiệu cho Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC mà còn thực hiện nhiệm vụ quảng bá thương hiệu cho cả Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC.

Trong phạm vi 3 cuốn Tạp chí truyền hình được mang ra khảo sát trong luận văn, Tạp chí truyền hình số là đối tượng khảo sát thể hiện rõ nhất chức năng mở rộng, nối dài và quảng bá thương hiệu cho đơn vị chủ quản.

2.2.3.3.1 Mở rộng thông tin

Từ tháng 1/2009 tới tháng 6/2009, chức năng mở rộng thông tin về các chương trình phát sóng của Đài truyền hình Kỹ thuật số của Tạp chí truyền hình Số chưa thực sự nổi bật, chiếm một tỉ lệ nhỏ trong mỗi số báo. Bởi lẽ dung lượng của tờ tạp chí chứa khá nhiều những thông tin về các chương trình của nhiều Đài quốc gia và địa phương khác ở Việt Nam, cũng như những thông tin mở rộng về các chương trình truyền hình quốc tế…. Khảo sát từ tháng 1/2009 tới tháng 6/2009, mỗi số Tạp chí truyền hình số chỉ dành từ 5 tới 10 trang các tin, bài mở rộng thông tin cho các chương trình đang phát sóng trên VTC trên tổng số 84 trang. Chủ yếu tin bài phục vụ nhiệm vụ này nằm trong chuyên mục “Hậu trường”.

Từ tháng 7/2009 tới tháng 9/2010, sau khi thay đổi format mới, số lượng các trang tin, bài thực hiện chức năng mở rộng thông tin các chương trình trên VTC tăng một cách đáng kể: từ 15 tới 20 trang trên tổng số 84 trang. Tin bài thực hiện nhiệm vụ này nằm trong khá nhiều chuyên mục: Chân dung và đối thoại, Hậu trường, Khách mời…

Đặc biệt, không những mở rộng thông tin các chương trình phát sóng trên Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, Tạp chí truyền hình số còn mở rộng thông tin

về các dịch vụ, sản phẩm do VTC cung cấp, chủ yếu thông qua các tin, bài thuộc chuyên mục “Tiêu điểm”.

Cũng giống như Tạp chí truyền hình Việt Nam và Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số cũng mở rộng thông tin các chương trình đang phát sóng trên sóng của Đài truyền hình Kỹ thuật số thông qua:

Việc mở rộng thông tin các chương trình phát sóng (chủ yếu thông qua các bài viết trong chuyên mục “Hậu trường”): “Đạo diễn Khải Hưng – nông dân là khán giả Vip của tôi”, tác giả Tiến Toàn, trang 28, số kỳ 1 tháng 7/2010; “5 bản tin và cuộc chạy đua của những cô nàng thời tiết”, tác giả Tuấn Minh, trang 38, số kỳ 2 tháng 12/2009; “Bệ phóng âm nhạc – tỏa sáng tài năng”, tác giả Mạnh Tiến, trang 40, số kỳ 2 tháng 7/2009…

Việc giới thiệu các MC, các nhân vật xuất hiện trong các bộ phim, các chương trình do VTC sản xuất, phát sóng đang được khán giả quan tâm (chủ yếu thông qua các bài viết trong chuyên mục: “Chân dung và đối thoại”, “Khách mời”, “Hậu trường”): “Nghệ sĩ ưu tú Trần Hạnh – dường như tôi sống để nhận những khốn khổ của đời’, tác giả Thanh Hương, trang 15, chuyên mục “Chân dung và đối thoại”, số kỳ 2 tháng 12/2009; “MC Phan Anh – cũ truyền hình mới điện ảnh”, tác giả T.M, trang 10, chuyên mục “Chân dung và đối thoại”, số kì 1 tháng 4/2010; “Noo Phước Thịnh – tôi còn cả một quãng đường dài phía trước” – nhân vật chương trình iMUSIC của VTC, tác giả Khánh Toàn, trang 64, chuyên mục “Khách mời”, số kì 1 tháng 4/2010; “Nhà báo Kha Thoa – giám đốc kênh VTC 16”, tác giả Y Bình, trang 43, chuyên mục “Hậu trường”, số kỳ 2 tháng 4/2010…

Việc chia sẻ các câu chuyện “bếp núc” các chương trình Đài VTC sản xuất (Thông qua tin, bài chuyên mục “Hậu trường”): “Những tiếng nổ sau chiến tranh” – hậu trường tác nghiệp chương trình “Khắc phục hậu quả bom mìn vì bình yên cuộc sống” của kênh VTC14, tác giả Thanh Hương, trang 48, số kỳ 2 tháng 4/2010; “Khắc họa chân dung Music Face” – hậu trường chương trình

Music face, tác giả Khánh Toàn, trang 43, chuyên mục “Hậu trường”, số kì 1 tháng 4/2010; “Võ đài chiến thắng – tôn vinh tinh thần Việt”, tác giả Nguyễn Huy, trang 42, chuyên mục “hậu trường”, số kỳ 2 tháng 12/2009…

Ngoài ra, Tạp chí truyền hình số cũng mở rộng thông tin về các sản phẩm, dịch vụ do Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC cung cấp thông qua tin bài trong chuyên mục “Tiêu điểm”: “Ví điện tử - cần lắm sự ủng hộ của người dân”, tác giả Khánh Toàn, trang 6, số kì 1 tháng 7/2010, giới thiệu dịch vụ Ví điện tử; “Đáp án nào cho mạng tìm kiếm Việt”, tác giả Mạnh Tiến, trang 6, số kì 1 tháng 4/2010, giới thiệu dịch vụ “Vsearch”; “MVNO – giá trị thực từ mạng ảo”, tác giả Bích Ngọc, trang 6, số kì 2 tháng 7/2009, giới thiệu dịch vụ “mạng di động không tần số”…

2.2.3.3.2 Tương tác với công chúng

Tạp chí truyền hình số từ số kì 1 tháng 2/2009 tới số kỳ 2 tháng 6/2009 thể hiện chức năng tương tác thông qua tin, bài thuộc các chuyên mục:

Ý kiến khán giả truyền hình: một diễn đàn để khán giả có thể gửi về những chia sẻ của họ về một nhân vật, một chương trình, một vấn đề nào đó được Đài truyền hình đưa ra. VD: “Clip thế là người Việt Nam – biết yêu thương con người”, trang 38, số kỳ 2 tháng 4/2009, bàn luận của khán giả về clip “Thế là người Việt Nam” phát trên kênh VTC9; “Cổng làng – một mảnh hồn Việt”, trang 7, số kì 1 tháng 4/2009, bàn luận của khán giả về chương trình “Hồn Việt” phát sóng trên kênh VTC10….

Q&A: Chuyên mục giải đáp những thắc mắc của khán giả về mọi vấn đề của truyền hình (nội dung phát sóng, thông tin MC, thể lệ tham gia các gameshow, cách lắp đặt đầu thu kĩ thuật số…). VD: chuyên mục Q&A số kì 1 tháng 4/2009 giải đáp các thắc mắc của khán giả về: điều kiện tham gia gameshow “Thần đồng đất Việt”, những loại điện thoại nào có thể xem được truyền hình di động, đầu thu kĩ thuật số mặt đất thu được tín hiệu những đài nào,

Giải trí tương tác: một số các trò chơi ô chữ, các hình ảnh vui giúp khán giả thư giãn.

Thời gian này, số lượng trang thể hiện nội dung tương tác của Tạp chí truyền hình số chiếm từ 7 tới 10 trang trên tổng số 84 trang mỗi số.

Sau khi thay đổi format, Tạp chí truyền hình số từ số kì 1 tháng 7/2010 tới số kì 2 tháng 9/2010 chức năng tương tác chỉ còn được giữ lại ở chuyên mục “giải trí tương tác”, chiếm 1 trang trên tổng số 84 trang mỗi số.

2.2.3.3.3 Quảng bá thương hiệu

Không chỉ mở rộng, nối dài và quảng bá thương hiệu cho Đài VTC, Tạp chí truyền hình số còn là công cụ quảng bá thương hiệu cho cả Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC. Thể hiện thông qua việc:

Giới thiệu các sự kiện diễn ra của Tổng công ty truyền thông đa phương tiện VTC (Thông qua chuyên mục “Tin chuyển động”), giúp cho độc giả thấy được sự phát triển của VTC qua mỗi giai đoạn. Ví dụ: Số kì 1 tháng 4/2009 giới thiệu các sự kiện: Miss teen Việt Nam 2009 – Vòng bình chọn bắt đầu chạy, Ra mắt ngân hàng điện tử VTC Ebank, VTC tặng 14 phần quà cho các thương binh nặng…; Số kì 2 tháng 4/2010 giới thiệu các sự kiện: webgame Linh vương có mặt tại Indonesia, Truyền hình số VTC tăng kênh, Ra mắt dịch vụ truyền hình thế hệ mới Bazan TV…; Số kì 1 tháng 4/2010 giới thiệu các sự kiện: VTCHD kỉ niệm 1 năm đồng hành cùng khán giả, VTC16 chính thức lên sóng, VTC cơ bản hoàn thành nhiệm vụ quý I năm 2010…

Giới thiệu các dịch vụ do VTC cung cấp, các sự kiện trọng điểm do VTC tổ chức (Thông qua tin, bài chuyên mục “Tiêu điểm) góp phần quảng bá và giúp người dân hiểu thêm về các dịch vụ do VTC cung cấp, các hoạt động trọng điểm của VTC: “Truyền hình thời 2.0”, tác giả Mạnh Tiến, trang 10, số kì 1 tháng 3/2010, giới thiệu dịch vụ truyền hình thế hệ thứ 2 của VTC; “Ấm áp lòng người viễn xứ”, tác giả Huyền Nga, trang 6, kì 2 tháng 12/2009, giới thiệu website truyền hình internet vtc.com.vn; “VTC xin phát sóng Analog – vì lợi ích người

nghèo”, tác giả Mạnh Lê, trang 10, số kì 2 tháng 11/2009, tuyên truyền cho việc xin phát sóng tín hiệu analog của VTC; “MVNO – giá trị thực từ mạng ảo”, tác giả Bích Ngọc, trang 6, số kì 2 tháng 7/2009, giới thiệu dịch vụ mạng di động không tần số của VTC…

Phát hành Tạp chí truyền hình Số trên toàn quốc, giúp nhiều hơn những công chúng không có điều kiện xem truyền hình có điều kiện tiếp cận với những chương trình của VTC, các dịch vụ của VTC và thương hiệu của VTC.

So với hai tờ Tạp chí truyền hình Việt Nam và Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình số thể hiện tốt hơn trong chức năng quảng bá thương hiệu cho đơn vị chủ quản của mình.

TIỂU KẾT 2

Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí Truyền hình Hà Nội và Tạp chí truyền hình Số là ba ấn phẩm Tạp chí truyền hình nổi bật nhất trên thị trường Tạp chí truyền hình ở miền Bắc hiện nay. Với thiết kế đẹp, hình thức bắt mắt, nội dung phong phú, đang dạng và hấp dẫn, ba ấn phẩm Tạp chí truyền hình nói trên đã được độc giả trên cả nước đón nhận một cách tích cực, với số lượng phát hành trên thị trường ngày một lớn hơn.

Tạp chí Truyền hình Việt Nam ra đời sớm nhất, số đầu tiên xuất bản vào 15/9/1994. Tiếp đến là Tạp chí truyền hình Số, xuất bản số đầu tiên vào tháng 8/2007. Tạp chí Truyền hình Hà Nội có tuổi đời non trẻ nhất, ra đời vào tháng 5/2009. Mỗi tờ báo mang một phong cách, một hơi thở riêng góp phần làm đa dạng, phong phú diện mạo của nền báo chí Việt Nam nói chung.

Nhìn chung, ba ấn phẩm tạp chí truyền hình (Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí Truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số) đã thể hiện được khá đặc trưng, đầy đủ các khía cạnh của một tờ Tạp chí công cụ từ vai trò, chức năng, nhiệm vụ cho tới nội dung và hình thức. Các tờ Tạp chí truyền hình đã thể hiện được chức năng tra cứu, tra khảo, chức năng chỉ dẫn, mở rộng thông tin trong lĩnh vực truyền hình, giúp cho độc giả có thêm kiến thức, thêm sự hiểu biết về lĩnh vực truyền hình, đồng thời sử dụng Tạp chí truyền hình như một cuốn cẩm nang chỉ dẫn để lựa chọn được cho mình những chương trình truyền hình phù hợp với sở thích cá nhân. Bên cạnh đó, Tạp chí truyền hình cũng là một công cụ để các Đài truyền hình nối dài cánh tay, mở rộng và lan tỏa thương hiệu trong lòng công chúng. Tạp chí truyền hình chính là cầu nối trung gian giữa các Đài truyền hình với khán giả xem truyền hình cả nước. Giữa Tạp chí truyền hình và Đài truyền hình có sự bổ sung, tương tác, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Mối quan hệ, tương tác này chính là hiện thân của một mô hình tiền khởi cho xu thế phát triển các Tập đoàn truyền thông đa phương tiện: nhiều loại hình, nhiều phương

thức truyền thông cùng tương tác, hỗ trợ cho nhau và cùng hội tụ trong một doanh nghiệp truyền thông.

Mặc dù vậy, các ấn phẩm Tạp chí truyền hình xét trên góc độ của dạng Tạp chí công cụ vẫn còn tồn tại khá nhiều những nhược điểm: Chưa thực hiện tốt chức năng tra cứu, tra khảo; Tính tương tác chưa cao; Nội dung ngoài chức năng của tạp chí công cụ vẫn chiếm tỉ trọng lớn; Phạm vi, giới hạn nội dung chỉ dẫn còn hẹp, mang tính cục bộ…

Trước những thực trạng trên và dựa theo kết quả nghiên cứu, khảo sát, vẫn cần có những giải pháp nhất định để các ấn phẩm Tạp chí truyền hình thực sự phát triển, thực sự thực hiện trọn vẹn vai trò, nhiệm vụ, chức năng của một tờ Tạp chí công cụ.

CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CÔNG CỤ CỦA CÁC ẤN PHẨM TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN

Một phần của tài liệu Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)