Tạp chí truyền hình Số

Một phần của tài liệu Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình (Trang 49)

6. Chức năng của Tạp chí truyền hình

2.2.1.3Tạp chí truyền hình Số

Trong ba tờ tạp chí truyền hình thuộc phạm vi khảo sát, Tạp chí truyền hình Số là tờ thể hiện rõ nét nhất tính công cụ theo khía cạnh tra cứu, tra khảo của một tờ Tạp chí truyền hình.

Chức năng tra cứu, tra khảo thể hiện ở hầu khắp các chuyên mục, chuyên trang của Tạp chí truyền hình số: Tiêu điểm, hậu trường, công nghệ và cuộc sống…

Thông thường, mỗi số Tạp chí truyền hình số thường dành từ 10 tới 15 trang trên tổng số 84 trang dành cho chức năng tra cứu, tra khảo. Tương ứng với tỉ trọng từ 11,9% tới 17,85 % - một tỉ trọng khá cao so với Tạp chí truyền hình Việt NamTạp chí truyền hình Hà Nội.

Trong tờ Tạp chí truyền hình số số kì 1 tháng 3/2010, ở bài viết “Truyền hình 2.0 – Nơi thưởng thức cuộc sống” của tác giả Khánh Toàn, Tuấn Anh, từ trang 13 tới trang 16, thuộc chuyên mục “Tiêu điểm”, các tác giả đã giải thích và nêu rất rõ khái niệm thế nào là “truyền hình 2.0”: “Truyền hình 2.0 là sự hội tụ của 3 lĩnh vực: công nghệ thông tin – Truyền hình – Viễn thông. Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ truyền thông hiện đại, các ứng dụng, các sản phẩm của thế hệ truyền hình thứ hai này đang mở rộng rất nhanh sang nhiều lĩnh vực thiết yếu khác của đời sống xã hội. Tựu trung lại, các ứng dụng, các dịch vụ gia tăng của TV 2.0 thường được phát triển theo 4 nội dung chính: Xem truyền hình mọi lúc mọi nơi trên nền tảng Multiplatform; Hưởng thụ các dịch vụ nội dung gia tăng truyền hình (Enhanced TV); Xem truyền hình theo yêu cầu (VOD); Chủ động tham gia vào chương trình truyền hình, tác động làm thay đổi

Ngoài việc tìm hiểu, tra khảo xem TV 2.0 nghĩa là gì, công chúng còn được hiểu rõ hơn về xu hướng phát triển TV 2.0 trên thế giới, sự phát triển TV 2.0 ở Việt Nam…thông qua những thông tin bài viết cung cấp, từ đó có cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về truyền hình thế hệ thứ 2.

Trong Tạp chí truyền hình số kỳ 1 tháng 4/2010, bài viết “Web TV – tương lai truyền hình hay chỉ là nhất thời”, trang 34 tới trang 37, chuyên mục “Công nghệ và cuộc sống” đã chỉ ra rất rõ cho độc giả khái niệm về “Web TV”: “Web TV là một tiện ích cho phép người dùng xem Ti vi trực tiếp trên website, đây được coi là một thế hệ truyền hình mới. Theo đó, các nội dung hình, phim ảnh, các show truyền hình hoặc toàn bộ kênh truyền hình sẽ được tải trực tiếp lên internet phục vụ người dùng. Với một chiếc PC kết nối internet, ngay khi thưởng thức truyền hình, người dùng vẫn có thể kết nối bạn bè, người thân và làm song song nhiều việc cùng một lúc”.

Đối với chuyên mục “Hậu trường”, hầu như số nào Tạp chí truyền hình số

cũng dành tin bài trong chuyên mục này để giải thích một khái niệm, một công việc, một khâu sản xuất nào đó trong lĩnh vực truyền hình. Chẳng hạn như: Tạp chí truyền hình số số kỳ 1 tháng 4/2010 giải thích khái niệm “phòng khai thác truyền hình” trong bài viết “Giải phẫu phòng khai thác VTCHD” của tác giả Mạnh Tiến, in trang 40 đến trang 42; khái niệm “Flying cam” trong bài “Flying cam” của tác giả Hà Trang…; Tạp chí truyền hình số số kì 1 tháng 7/2010 giải thích khái niệm “D.O.P” (đạo diễn hình ảnh” trong bài viết “D.O.P họ là ai?” của tác giả Hà Trang, in trang 37 tới trang 39; Tạp chí truyền hình số số kì 1 tháng 4/2009, trong bài viết “Phim lịch sử, món nợ của các đạo diễn trẻ” của tác giả Nguyễn Hoàng, in trang 22, giải thích khái niệm “Phim lịch sử”… Lấy một ví dụ cụ thể, trong số Tạp chí truyền hình Số kì 1 tháng 3/2010, tác giả Mạnh Tiến trong bài viết “Vén bức màn kĩ xảo táo tết”, in trang 40, đã giải thích rất rõ, chi tiết và cụ thể khái niệm “kĩ xảo motion checking”: “Đây là kĩ xảo mà nhân vật và hình họa 3D cùng chuyển động. Có thể nói một cách nôm na: bình thường bối

cảnh 3D sau lưng nhân vật vốn là “cảnh chết”, khi nhân vật chuyển động thì cảnh hoàn toàn không thay đổi. Nhưng với kĩ xảo motion checking, bối cảnh 3D sau lưng nhân vật sẽ chuyển động và thay đổi như khung cảnh thật sự. Cái khó của người thực hiện kĩ xảo motion checking là làm sao để tạo ra một camera ảo để quay những chuyển động ảo của bối cảnh 3D. Góc quay chuyển động 3D của camera ảo phải hoàn toàn trùng khớp với góc quay nhân vật của camera thật”…

Qua khảo sát Tạp chí truyền hình số từ số kì 1 tháng 2/2009 tới số kỳ 2 tháng 9/2010 có thể thấy một điều: chức năng tra cứu, tra khảo các khái niệm thuộc lĩnh vực truyền hình trong tạp chí này được thể hiện khá rõ ràng và thường xuyên. Người đọc có thể tìm hiểu ở mỗi số Tạp chí truyền hình số một vài khái niệm nào đó. Nếu theo dõi trong một thời gian dài, họ có thể tập hợp các khái niệm đó làm thành một cuốn sách công cụ về lĩnh vực truyền hình.

Tổng kết lại, thông qua kết quả khảo sát, nghiên cứu, phân tích cho thấy: chức năng tra cứu, tra khảo trên ba tờ tạp chí truyền hình được khảo sát chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong mỗi số báo: từ ít nhất là 1,06% cho tới nhiều nhất là 17,85%. Trong đó, Tạp chí truyền hình Việt Nam có tỉ trọng tin bài thể hiện chức năng tra cứu, tra khảo nhỏ nhất, tiếp đến là Tạp chí truyền hình Hà Nội, cao nhất là Tạp chí truyền hình Số.

Một phần của tài liệu Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình (Trang 49)