6. Chức năng của Tạp chí truyền hình
3.1.1.1 Thực hiện được một cách cơ bản chức năng của một tờ Tạp chí công cụ:
CỦA CÁC ẤN PHẨM TẠP CHÍ TRUYỀN HÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
3.1. Đánh giá chức năng công cụ của các Tạp chí truyền hình đƣợc khảo sát khảo sát
3.1.1 Ưu điểm
Nhìn chung, cả ba tờ Tạp chí truyền hình nằm trong phạm vi khảo sát của Luận văn là: Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình số, dưới góc độ là dạng Tạp chí công cụ đã thể hiện được những ưu điểm sau:
3.1.1.1 Thực hiện được một cách cơ bản chức năng của một tờ Tạp chí công cụ: công cụ:
3.1.1.1.1 Thực hiện được chức năng tra cứu, tra khảo của một tờ Tạp chí công cụ.
Các tờ Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số đều có những chuyên mục, những bài viết giải thích các khái niệm, các chức danh, các ý nghĩa về mặt học thuật trong lĩnh vực truyền hình phục vụ công tác tra cứu, tra khảo của công chúng độc giả. Nhờ đó, công chúng độc giả có thể sử dụng các tờ tạp chí truyền hình này như một công cụ để hiểu rõ hơn về truyền hình, về các khâu sản xuất truyền hình, về công việc của những người làm truyền hình….
So với “sách công cụ” (đều giải thích các khái niệm một cách ngắn gọn, đơn giản), các khái niệm, học thuật, chức danh… nêu ra trong các cuốn Tạp chí truyền hình đều được giải thích một cách tỉ mỉ, chi tiết, dễ hiểu hơn thông qua những bài viết có nội dung hấp dẫn, những ví dụ minh họa sinh động, cụ thể… Từ đó giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn.
Các bài viết, chuyên mục phục vụ chức năng tra cứu, tra khảo hầu như được xuất hiện đều đặn trên các số Tạp chí truyền hình.
3.1.1.1.2 Thực hiện được chức năng chỉ dẫn của một tờ Tạp chí công cụ.
Chức năng chỉ dẫn của các tờ Tạp chí truyền hình thể hiện ở chỗ: rất nhiều tin, bài, chuyên trang, chuyên mục trong ba ấn phẩm tạp chí được khảo sát đã chỉ dẫn cho độc giả một cách rõ ràng, chi tiết thông tin về các chương trình truyền hình (nội dung, lịch phát sóng, ngày giờ phát sóng, nhân vật tham gia chương trình….) để khán giả có thể hiểu rõ về chương trình, có thể lựa chọn xem những chương trình hay, phù hợp với nhu cầu, sở thích của họ. Thay vì phải ngồi cố định trong phòng đợi chờ, theo dõi lịch phát sóng phát vào những khung giờ cố định hàng ngày của các Đài truyền hình, công chúng khán giả có thể biết chính xác lịch phát sóng của bất cứ chương trình nào vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu khi có cuốn tạp chí truyền hình cầm trên tay.
Bên cạnh đó, nhờ chức năng chỉ dẫn của Tạp chí truyền hình, những chương trình hay, chương trình đinh của nhà Đài, dù không được xem trên truyền hình nhưng công chúng truyền hình vẫn có thể biết nội dung chương trình đó đề cập về vấn đề gì, có những vị khách mời nào, ai là MC chương trình… thông qua những tin, bài viết giới thiệu về chương trình đó.
Có thể nói các tờ Tạp chí truyền hình đều như một cuốn cẩm nang về các chương trình truyền hình đối với người công chúng khán giả, giúp cho họ tìm được sự lựa chọn tốt nhất cho mình với các chương trình truyền hình mà họ yêu thích.
3.1.1.1.3 Thực hiện được chức năng mở rộng, nối dài, quảng bá thương hiệu cho các đơn vị chủ quản.
Thông qua những tin, bài, chuyên trang, chuyên mục của mình, các tờ Tạp chí truyền hình đã chuyển tải những hoạt động của đơn vị chủ quản, mở rộng những thông tin, hiểu biết về đơn vị chủ quản tới độc giả. Ví dụ như, thông qua những bài viết trong chuyên mục hậu trường, công chúng độc giả của các tờ Tạp chí truyền hình có thể biết rõ hơn về chuyện hậu trường, những công việc “bếp
truyền tải được do giới hạn về mặt thời gian phát sóng và dung lượng của chương trình. Nhờ những thông tin này, công chúng độc giả sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về những người làm truyền hình, hiểu được sự vất vả của mỗi ekip khi thực hiện các chương trình, từ đó tạo ra sự gần gũi, gắn bó giữa công chúng truyền hình với người làm truyền hình.
Bên cạnh đó, những bài viết về hậu trường, về chuyện “bếp núc” của các chương trình truyền hình cũng như là một cách để Đài truyền hình tự quảng bá, tự giới thiệu về các chương trình truyền hình của mình tới công chúng khán giả. Góp phần làm cho độ lan tỏa của chương trình truyền hình đó rộng hơn, dày hơn, có nhiều hơn những công chúng khán giả biết đến và đón xem các chương trình truyền hình này.
Chức năng quảng bá thương hiệu cũng được các tờ tạp chí truyền hình thể hiện rất rõ thông qua những bài viết, chuyên mục, chuyên trang giới thiệu về các hoạt động của nhà Đài: các cuộc thi do nhà Đài tổ chức, các sự kiện quan trọng của nhà Đài… Điều này giúp cho thương hiệu của nhà Đài được khẳng định vững chắc và có sức lan tỏa hơn trong lòng công chúng khán giả.
Có thể nói, với việc thực hiện được chức năng quảng bá thương hiệu, các tờ Tạp chí truyền hình nói trên chính là cánh tay nối dài, là chiếc cầu trung gian nối liền các đơn vị chủ quản với người dân, giúp cho thương hiệu của đơn vị chủ quản phủ sóng rộng rãi hơn.
Mối quan hệ, tương tác giữa Đài truyền hình và Tạp chí truyền hình chính là mô hình tiền khởi cho xu thế phát triển của các Tập đoàn truyền thông đa phương tiện: hội tụ nhiều loại hình, nhiều phương thức, nhiều nhánh của truyền thông trong một doanh nghiệp đang được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.