Tạp chí truyền hình Việt Nam

Một phần của tài liệu Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình (Trang 43)

6. Chức năng của Tạp chí truyền hình

2.2.1.1Tạp chí truyền hình Việt Nam

Như đã phân tích ở trên, trong cơ cấu các chuyên trang, chuyên mục của mình, Tạp chí truyền hình luôn dành một số lượng trang nhất định cho các bài viết phục vụ tính tra cứu, tra khảo cho các khái niệm, học thuật của lĩnh vực truyền hình.

Nhìn chung, trong mỗi số, Tạp chí truyền hình Việt Nam lại có một số bài viết để giải thích một công việc, một khái niệm nào đó thuộc lĩnh vực truyền hình, phục vụ cho mục đích tra cứu, tra khảo của công chúng. Tuy nhiên, số trang dành cho mục đích này tương đối hạn hẹp. Theo thống kê, khảo sát từ số Tạp chí truyền hình Việt Nam kì 1 tháng 2/2009 tới số Tạp chí truyền hình Việt Nam kì 2 tháng 9/2010, mỗi số tạp chí chỉ dừng lại từ 1 trang đến 4 trang trên tổng số 94 trang cho tính tra cứu, tra khảo này. Tương ứng với tỷ trọng các trang tin bài thể hiện chức năng tra cứu tra khảo các khái niệm thuộc lĩnh vực truyền hình trong mỗi số Tạp chí Truyền hình Việt Nam là 1,06 % tới 4,25%. Đây là một tỉ lệ tương đối nhỏ.

Các phần giải thích thông qua các bài viết này thường nằm trong chuyên mục Tâm sự nghề nghiệp, đôi khi nằm ở chuyên mục Câu chuyện kỳ này. Đây là bài viết dạng trò chuyện, chân dung hoặc là tự sự của các nhân vật trong nghề truyền hình như: đạo diễn, thư kí biên tập, phát thanh viên, biên tập viên… Thông qua đó để họ chia sẻ, giải thích về nghề nghiệp của mình, về công việc của họ và những yếu tố cần có của một người làm công việc đó…. Từ đó, người đọc có thể hiểu một cách sâu sắc thế nào là đạo diễn, thế nào là phát thanh viên, công việc của một đạo diễn, một phát thanh viên là như thế nào? Để trở thành một phát thanh viên, một đạo diễn họ cần có những yếu tố gì…

Tạp chí truyền hình Việt Nam số kỳ 1 tháng 5/2009, trong chuyên mục

Tâm sự nghề nghiệp, trang 20, có bài viết: “Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn An Ninh – Niềm đam mê không có tuổi” của tác giả Hà Nhi. Đây là một bài viết dạng chân dung về Nghệ sĩ ưu tú, đạo diễn An Ninh. Thông qua những tâm sự của nhân vật, tác giả của bài viết này muốn chuyển tải tới người đọc một khái niệm: đạo diễn truyền hình. “Đạo diễn truyền hình là linh hồn của một chương trình truyền hình, là người tạo ra bố cục hình ảnh cũng như nội dung của chương trình. Cũng cần có óc tổng quát, phân tích và logic như đạo diễn điện ảnh và đạo diễn sân khấu, nhưng khác ở chỗ đạo diễn truyền hình phải có tư duy mang hơi hướng thời sự và nặng về thông tin. Ngoài ra, đã là người phục vụ khán giả, phải biết ngồi cùng khán giả và phải biết sợ. Không phải sợ khó khăn vất vả mà là sợ làm ẩu, làm đơn giản, sợ làm sai sót, sợ coi thường khán giả. Biết sợ như vậy thì chương trình sẽ hay thật sự, khán giả sẽ nhớ tới mình sau tên mỗi chương trình…”. Những dòng tâm sự này của đạo diễn An Ninh trong bài viết, vừa giải thích một cách cơ bản thế nào là đạo diễn hình ảnh, vừa nói lên yếu tố cần có của một người làm nghề đạo diễn điện ảnh.

Bài viết “MC trẻ - gập ghềnh con đường chuyên nghiệp” của một nhóm tác giả trong chuyên mục “Câu chuyện kỳ này”, số Tạp chí truyền hình Việt Nam kỳ 2 tháng 5/2009 (trang 8). Bài viết có đưa ra nhận định của nghệ sĩ ưu tú

Kim Tiến về nghề MC: “MC là gọi tắt của từ tiếng Anh: Master of Ceremonies, theo nghĩa thông thường được hiểu là người dẫn quần chúng trong một sự kiện. Còn hiểu theo đúng nghĩa của từ MC thì nó phải là “Bậc thầy của nghệ thuật giao tiếp”. Một số MC trẻ khi dẫn chương trình thường cho tôi cảm giác đang tạo hình nhiều hơn. Các động tác tay, chân, ánh mắt… được sử dụng quá nhiều. Ngôn ngữ hình thể phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ và phải phụ họa cho những gì người dẫn chương trình đang nói. Muốn làm MC các bạn phải học nghề nói”.

Nhận định này vừa nêu một định nghĩa cụ thể về thế nào là MC, vừa giúp người đọc hình dung được nghề MC cần phải có những gì… Bài viết cũng đưa ra rất nhiều những ví dụ giúp người đọc hiểu được vai trò của người MC trong một chương trình truyền hình cũng như những yêu cầu khắt khe của nghề: “MC là gương mặt đại diện của một chương trình truyền hình. Họ không chỉ bộc lộ cái tôi bản thân mà khi đứng trên sân khấu phải đại diện cho trí tuệ của một nhóm người” hay “Trong các talk show, nhiều MC trẻ chưa biết lắng nghe nhân vật nói. Đã gọi là trò chuyện thì phải có người nói và người nghe”…. Ngoài ra “MC trẻ - gập ghềnh con đường chuyên nghiệp” cũng đưa ra rất nhiều thông tin về nghề MC trong thời điểm thực tại, góp phần bổ trợ cho những giải thích của bài viết và giúp người đọc có thể mở rộng sự hiểu biết về lĩnh vực này ở Việt Nam. Bài viết đã mang đến cho người đọc những hình dung cơ bản nhất về nghề MC.

Trong bài viết “Nhận diện phóng viên tài chính – chứng khoán”, trang 6, chuyên mục Câu chuyện kỳ này, Tạp chí truyền hình Việt Nam số kỳ 2 tháng 3/2009 của tác giả Hoàng Hường. Mặc dù không đưa ra một định nghĩa, khái niệm cụ thể thế nào là phóng viên tài chính – chứng khoán, nhưng thông qua những phân tích, những ví dụ, những chuyện tác nghiệp của những nhân vật cụ thể, tác giả bài viết đã giúp người đọc tự hiểu và tự hình dung được cho mình một khái niệm về phóng viên tài chính – chứng khoán. Bài viết đưa ra những phân tích: “Một đặc điểm thấy rõ ở các bản tin tài chính chứng khoán trên sóng

các chuyên gia nước ngoài của các bản tin này được xếp vào nhóm đầu bảng ở Đài truyền hình VN. Vì thế, các phóng viên trẻ ngày càng phát huy hết sự nhiệt tình, năng nổ, không ngại khó, dám nghĩ, dám làm và tự tin thể hiện với khả năng ngoại ngữ tốt”, và những ví dụ cụ thể: “Nhóm phóng viên Quỳnh Anh – Quang Sáng đã có 10 ngày chạy đua cùng thị trường chứng khoán Mỹ và tác nghiệp tại lễ nhậm chức của tân tổng thống Barrack Obama. Đổi lại những thông tin nóng, các hình ảnh ấn tượng, những cuộc phỏng vấn đắt giá là những đêm chỉ ngủ 1-2 tiếng hoặc tranh thủ chợp mắt trên ô tô. Làm việc tại nước ngoài không còn là điều quá mới mẻ với các phóng viên thời sự. Nhưng đặc thù của lĩnh vực tài chính, chứng khoán đòi hỏi phóng viên phải phản ánh, phân tích rất nhanh với những biến động trong ngày”. Những phân tích, ví dụ trên đã giúp người đọc hình dung và “nhận diện’ được thế nào là một phóng viên tài chính chứng khoán: đó là những người có tính hướng ngoại, có khả năng ngoại ngữ tốt, nhạy bén và phản ứng nhanh với những biến động tài chính trong ngày….

Muốn biết thế nào là một “phóng viên thời sự truyền hình”, công chúng có thể tìm hiểu thông qua bài viết “Thực hiện đề tài chống tiêu cực – cẩn trọng đặt lên hàng đầu” của tác giả Quang Ninh, in trong số Tạp chí truyền hình Việt Nam kỳ 2 tháng 3/2009. Đây là bài viết phỏng vấn phóng viên Trường Sơn, người đã thực hiện nhiều đề tài chống tiêu cực của Ban thời sự VTV. Nhân vật bài viết đã đưa ra cho độc giả những đặc điểm cơ bản của một phóng viên thời sự như sau: “Phóng viên thời sự khi được giao đề tài buổi sáng thì có nghĩa buổi chiều phải có phóng sự để phát sóng. Phóng viên không thể nói là vì trời mưa hay trời nắng mà không quay được hình ảnh. Không thể đưa ra lý do không liên hệ được nhân vật nên chương trình “đổ”. Bắt buộc phải có chương trình vào giờ phát sóng. Đó là luật bất thành văn đối với phóng viên thời sự”.

2.2.1.2 Tạp chí truyền hình Hà Nội

Giống như Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí truyền hình Hà Nội

Thế giới truyền hình, công nghệ truyền hình, chúng tôi làm truyền hình…) cho các bài viết với mục đích tra cứu, tra khảo các khái niệm, học thuật trong lĩnh vực truyền hình.

Số lượng trang dành cho chức năng tra cứu, tra khảo trong mỗi số của Tạp chí truyền hình Hà Nội là từ 4 trang tới 10 trang trên tổng số 90 trang. Chiếm tỷ trọng từ 4,44 % tới 11.11% (Theo kết quả khảo sát, phân tích các số Tạp chí Truyền hình Hà Nội từ số tháng 2/2009 tới số tháng 9/2009).

Trong bài viết “Truyền thông chuyên biệt – xu thế của truyền thông hiện đại” của tác giả Vân Anh, in trong chuyên mục Thế giới truyền hình, trang 18, Tạp chí truyền hình Hà Nội số tháng 7/2010. Từ những phân tích: “Những năm gần đây, thói quen hưởng thụ truyền thông của công chúng có xu hướng thay đổi theo nhu cầu và theo thời gian thích hợp. Sự bận rộn trong đời sống hiện đại đã khiến thời gian bị phân tán, đôi khi thời gian dành cho giải trí trở nên hiếm hoi và có thể bị cản trở nếu như thời gian biểu của họ không phù hợp với loại hình truyền thông nhất định nào đó hoặc thời gian phát sóng một chương trình họ yêu thích của một kênh tổng hợp. Điều này không có gì hơn là sự lựa chọn truyền thông chuyên biệt hay sự chuyên biệt về kênh, với nội dung được phát sóng 24/24h, đảm bảo sự linh hoạt của lựa chọn. Đồng thời do làm chuyên sâu về một vấn đề nên truyền thông chuyên biệt thật sự có điều kiện đi sâu tìm hiểu cặn kẽ vấn đề mà công chúng quan tâm”, tới những ví dụ cụ thể: “Truyền hình cáp là ví dụ sinh động nhất về truyền thông chuyên biệt. Xét về nội dung, truyền hình cáp phục vụ người xem trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: thể thao (ESPN, Starsport…), phim truyện (HBO, Max, Starmovie…), ca nhạc (MTV, YanTV...”,

tác giả bài viết đã mang đến cho độc giả những hình dung, giải thích cơ bản cho khái niệm “truyền thông chuyên biệt”, đó là một kênh truyền hình chuyên sâu nội dung về một lĩnh vực nào đó. Ngoài ra, bài viết cũng cung cấp rất nhiều những thông tin về thực trạng truyền thông chuyên biệt ở Việt Nam và trên thế

Nam… giúp cho công chúng có cái nhìn sâu sắc, tổng quan hơn về truyền thông chuyên biệt.

Cũng trong Tạp chí truyền hình Hà Nội số tháng 7/2010, bài viết “Ảnh hưởng của công nghệ truyền hình với truyền thông” ở chuyên mục Công nghệ truyền hình, trang 22, cũng đưa ra và giải thích một số khái niệm trong lĩnh vực công nghệ truyền hình như: “Truyền thông truyền hình là loại hình có tính đa chiều, đồng thời sử dụng những công nghệ về âm thanh và hình ảnh. Tín hiệu thông tin của truyền thông không chỉ có văn tự ở trạng thái tĩnh và hình ảnh động mà còn những âm thanh của xã hội con người và tự nhiên”, hay “Truyền thông giới hạn là sự phát sóng những nội dung truyền hình đặc biệt theo yêu cầu của nhóm tác giả nhất định”…

So với Tạp chí truyền hình Việt Nam, các trang tin bài phục vụ cho mục đích tra cứu, tra khảo của Tạp chí truyền hình Hà Nội nhiều hơn. Số lượng trang dành cho mục đích tra cứu, tra khảo của Tạp chí truyền hình Hà Nội thường chiếm từ 4 đến 6 trang. Ví dụ, trong số Tạp chí truyền hình Hà Nội số tháng 9/2010 có tất cả 7 trang dành cho tin bài phục vụ mục đích tra cứu, tra khảo. Từ trang 24 đến trang 26 là chuyên mục Thế giới truyền hình với bốn bài viết giải thích, định nghĩa 4 khái niệm, học thuật khác nhau thuộc lĩnh vực truyền hình. Từ trang 27 đến trang 28 là chuyên trang Công nghệ truyền hình, với bài viết “4 ứng dụng xem truyền hình trực tuyến”, giải thích các khái niệm về Truyền hình trực tuyến, Truyền hình tương tác… Số Tạp chí truyền hình Hà Nội tháng 3/2009 có tất cả 8 trang tin bài dành cho chức năng tra cứu, tra khảo, giải thích các khái niệm: kênh CNN, đạo diễn sân khấu, thư kí biên tập…. Số Tạp chí truyền hình Hà Nội tháng 8/2009 dành 6 trang cho chức năng tra cứu, tra khảo giải thích các khái niệm: Đạo diễn sân khấu, Truyền hình theo yêu cầu VOD, tính tương tác trong truyền hình…

Cách diễn giải, giải thích các khái niệm của Tạp chí truyền hình Hà Nội

hình Việt Nam thường thông qua phân tích tổng thể, các ví dụ khác nhau để người đọc tự hình dung cho mình một khái niệm. Trong khi đó Tạp chí truyền hình Hà Nội thường đi vào giải thích khái niệm trước rồi mới phân tích, chứng minh, mở rộng vấn đề ở phía sau.

Một phần của tài liệu Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình (Trang 43)