Về tổ chức hoạt động tòa soạn

Một phần của tài liệu Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình (Trang 91 - 98)

6. Chức năng của Tạp chí truyền hình

3.3.3 Về tổ chức hoạt động tòa soạn

Theo kết quả khảo sát, cả ba tờ Tạp chí Truyền hình Việt Nam, Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số đều có kết cấu tổ chức hoạt động tòa soạn khá đơn giản. Số lượng phóng viên, biên tập viên mỏng. Một người kiêm nhiệm nhiều mảng khác nhau. Số lượng nhân sự trong mỗi tòa soạn của các tờ tạp chí truyền hình được khảo sát khá ít, rơi vào khoảng từ 11 cho đến 18 nhân sự.

Các tờ Tạp chí truyền hình nên đầu tư về mặt nhân sự. Đào tạo phóng viên chuyên trách những mảng khác nhau, đào tạo về kĩ năng tác nghiệp nhằm tạo ra bài vở với chất lượng tốt, nhiều thông tin, hấp dẫn người đọc.

TIỂU KẾT 3

Tờ Tạp chí truyền hình đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam là tờ Tạp chí truyền hình Việt Nam (Xuất bản năm 1994). Cho đến nay, sau 16 năm, số lượng các ờ Tạp chí truyền hình ở Việt Nam đã tăng lên với số lượng gần 10 tờ, rải rác khắp từ Bắc vào Nam.

So với sự phát triển về số lượng của báo in nói chung, tốc độ phát triển của các tờ Tạp chí truyền hình còn khá khiêm tốn. Nhưng so với sự phát triển của các Đài truyền hình thì số lượng các tờ Tạp chí truyền hình lại không hề nhỏ chút nào.

Sự phát triển của các tờ Tạp chí truyền hình đã phản ánh sự phát triển của các Đài truyền hình. Đồng thời cho thấy rõ vai trò của các tờ Tạp chí truyền hình trong sự phát triển chung của Đài truyền hình. Có thể nói giữa Đài truyền hình và Tạp chí truyền hình có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ tương tác lẫn nhau, bổ sung cho nhau và cùng quảng bá cho nhau. Tạp chí truyền hình là cầu nối, là cánh tay nối dài giữa Đài truyền hình với công chúng khán giả trên khắp cả nước. Tạp chí truyền hình cũng là công cụ để quảng bá và mở rộng thương hiệu cho các Đài truyền hình.

Với mục tiêu như trên, các tờ Tạp chí truyền hình đã thực hiện khá tốt chức năng công cụ của mình: thực hiện được chức năng tra cứu, tra khảo; thực hiện được chức năng chỉ dẫn; thực hiện được chức năng mở rộng, quảng bá thương hiệu cho đơn vị chủ quản của mình. Mặc dù vậy, trong việc thể hiện chức năng công cụ, các tờ tạp chí truyền hình vẫn còn bộc lộ khá nhiều những hạn chế, nhược điểm: tính tra cứu, tra khảo ít, chưa rõ ràng; phạm vi tính chỉ dẫn nhỏ hẹp, tính tương tác kém…

Thông qua kết quả khảo sát ba tờ tạp chí: Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số là ba tờ tạp chí truyền hình lớn nhất miền Bắc hiện nay, kết hợp với kết quả phỏng vấn độc giả của các tờ tạp chí truyền hình nói trên ở khu vực Hà Nội và phỏng vấn các chuyên gia, các

nhà báo, phóng viên, biên tập viên… đang làm tại tòa soạn các tờ tạp chí truyền hình, tác giả luận văn đã đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chức năng công cụ của các tờ Tạp chí truyền hình hiện nay như: nâng cao chất lượng, số lượng nội dung tra cứu, tra khảo; mở rộng phạm vi chỉ dẫn thông tin truyền hình sang các đài truyền hình địa phương; nâng cao chất lượng nhân sự của các tòa soạn tạp chí truyền hình… Tác giả luận văn hi vọng, với những giải pháp đưa ra sẽ nâng cao được hiệu quả tính công cụ không những cho các tờ Tạp chí truyền hình mà còn có thể áp dụng, nâng cao hiệu quả tính công cụ cho các tờ Tạp chí công cụ ở Việt Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

Tạp chí công cụ - một nhánh nhỏ trong hệ thống Tạp chí, dù ra đời muộn và phát triển sau so với các loại hình Tạp chí khác nhưng lại sớm khẳng định được vai trò quan trọng, không thể thiếu được, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế xã hội đang có những sự vận động, đổi mới và phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Mặc dù đã xuất hiện trên thị trường với số lượng ngày càng lớn, nhưng những định danh về Tạp chí công cụ cũng như vai trò, ý nghĩa của dạng tạp chí này chưa được khái quát một cách tổng hợp và đầy đủ. Từ trước tới nay, gần như chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào đề cập tới dạng tạp chí mới mẻ này. Nằm trong nhánh Tạp chí công cụ, Tạp chí truyền hình là một trong những dạng tạp chí phản ánh rõ nhất hình thức, kết cấu, cũng như vai trò, ý nghĩa, chức năng của Tạp chí công cụ. Chỉ trong mấy năm gần đây, Tạp chí truyền hình đã ra đời và phát triển với tốc độ nhanh. Trong đó, ở miền Bắc nổi bật có ba tờ: Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí Truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số.

Xuất phát từ lý do trên, trong cuốn luận văn này, thông qua việc khảo sát ba tờ tạp chí: Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí Truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số, tác giả luận văn đã nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra những góc nhìn cụ thể về dạng Tạp chí công cụ.

Trong chương 1, luận văn đã đưa ra những khái niệm về: Tạp chí, Ấn phẩm, Công cụ, Sách công cụ, Chỉ dẫn, Sách chỉ dẫn… Từ đó chỉ ra được khái niệm thế nào là Tạp chí công cụ? Tạp chí công cụ có hình thức, kết cấu, ngôn ngữ như thế nào? Chức năng của dạng tạp chí này ra sao? …

Ngoài những chức năng của một tờ tạp chí thông thường, chức năng quan trọng, nổi bật và khác biệt nhất của Tạp chí công cụ chính là tính tự quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp, đơn vị chủ quản của mình. Các loại hình tạp chí khác, cũng có tính quảng bá thương hiệu, nhưng là quảng bá thương hiệu nói chung cho rất nhiều các doanh nghiệp khác nhau.

Cũng trong chương 1, tác giả luận văn đã đưa ra được những đặc điểm, chức năng riêng biệt của Tạp chí truyền hình, qua đó chỉ ra rằng Tạp chí truyền hình chính là một dạng của Tạp chí công cụ. Tạp chí truyền hình và Đài truyền hình có mối quan hệ qua lại hữu cơ, tương tác và bổ trợ cho nhau. Có thể nói,

Tạp chí truyền hình là cơ quan ngôn luận, là cầu nối trung gian, là cánh tay nối dài giữa Đài truyền hình với công chúng khán giả, công chúng độc giả trên khắp cả nước. Hiểu theo một cách khác, Tạp chí truyền hình chính là một tờ Tạp chí công cụ của Đài truyền hình. Mối quan hệ song hành giữa Đài truyền hình và

Tạp chí truyền hình được coi là một mô hình tiền khởi cho xu hướng phát triển của các Tập đoàn truyền thông đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay.

Trong chương 2, thông qua việc khảo sát ba tờ tạp chí: Tạp chí truyền hình Việt Nam, Tạp chí truyền hình Hà Nội, Tạp chí truyền hình Số, luận văn đã đưa ra được thực trạng hoạt động của các Tạp chí công cụ là các Ấn phẩm Tạp chí truyền hình. Qua đó cho thấy, Tạp chí truyền hình là công cụ tra cứu, tra khảo các khái niệm, học thuật của lĩnh vực truyền hình; Tạp chí truyền hình là công cụ chỉ dẫn cho công chúng độc giả những thông tin về các chương trình được phát sóng trên các Đài truyền hình, thời gian phát sóng, địa điểm phát sóng… một cách rõ ràng, cụ thể và chi tiết nhất; Tạp chí truyền hình là công cụ mở rộng, nối dài và quảng bá thương hiệu cho đơn vị chủ quản, đây cũng được coi là một trong những chức năng chính của dạng tạp chí này. Mỗi tờ Tạp chí truyền hình

đều là công cụ để các Đài truyền hình sử dụng với mục đích truyền tải những thông điệp của Đài truyền hình tới công chúng khán giả; Tương tác, hỗ trợ, mở rộng các vấn đề mà Đài truyền hình đã đề cập tới nhưng không thể đề cập một cách chi tiết; Mở rộng phạm vi ảnh hưởng, tác động của Đài truyền hình đối với công chúng khán giả; Tạp chí truyền hình là công cụ để Đài truyền hình quảng bá thương hiệu tới công chúng…

Mối quan hệ giữa Đài truyền hình với các tờ Tạp chí truyền hình chính là mối quan hệ giữa các nhánh truyền thông nhỏ trong các Tập đoàn truyền thông đa phương tiện.

Mặc dù vậy, các ấn phẩm Tạp chí truyền hình xét trên góc độ của dạng

Tạp chí công cụ vẫn còn tồn tại khá nhiều những nhược điểm: Chưa thực hiện tốt chức năng tra cứu, tra khảo; Tính tương tác chưa cao; Nội dung tin bài ngoài chức năng công cụ vẫn chiếm tỉ trọng lớn; Phạm vi, giới hạn nội dung tin bài thực hiện chức năng chỉ dẫn còn hẹp, mang tính cục bộ…

Trước những thực trạng nói trên, trong chương 3, tác giả luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhất định để các ấn phẩm Tạp chí truyền hình ở Việt Nam hiện nay thực sự phát triển, thực sự thực hiện trọn vẹn vai trò, chức năng của một tờ Tạp chí công cụ.

Trong chương cuối cùng này, tác giả luận văn đã tổng kết lại và đánh giá chức năng công cụ của các tờ Tạp chí truyền hình được khảo sát: những ưu điểm và nhược điểm. Từ đó, chỉ ra những vấn đề tồn tại, những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết cho các ấn phẩm Tạp chí truyền hình này trong việc thể hiện chức năng của một tờ Tạp chí công cụ.

Các giải pháp luận văn đưa ra nhằm nâng cao chức năng công cụ của các ấn phẩm Tạp chí truyền hình bao gồm: Nâng cao chức năng tra cứu, tra khảo; Mở rộng phạm vi, đối tượng thực hiện chức năng chỉ dẫn của các tờ Tạp chí truyền hình; Nâng cao tính tương tác; Giảm bớt các trang tin bài ngoài lĩnh vực truyền hình…

Với những giải pháp đưa ra, sẽ nâng cao được hiệu quả chức năng công cụ không những cho các tờ Tạp chí truyền hình mà còn có thể áp dụng, nâng cao hiệu quả chức năng công cụ cho các tờ Tạp chí công cụ nói chung ở Việt Nam hiện nay.

“Khảo sát loại hình Tạp chí công cụ qua các ấn phẩm Tạp chí truyền hình” là đề tài khá mới mẻ, về mặt lý thuyết hầu như chưa có nhiều. Tác giả luận văn

hi vọng, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ bước đầu gợi mở khung lý thuyết về

Tạp chí công cụ - một trong những dạng tạp chí khá hữu dụng cho quá trình thành lập các Tập đoàn truyền thông hiện nay, đóng góp một phần nhỏ cho kho tàng lý luận báo chí ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khảo sát loại hình tạp chí công cụ qua ấn phẩm Tạp chí truyền hình (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)