7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực CTXH
3.2.1. Số lƣợng nhân lực CTXH hiện nay
Theo số liệu thống kê của Bộ lao động thương binh và Xã hội: hiện nay nước ta có khoảng 35.230 cán bộ, nhân viên làm CTXH. Trong đó, nhân viên CTXH chủ yếu tập trung tại các cơ quan của ngành lao động, thương binh xã hội và các tổ chức đoàn thể từ cấp trung ương tới địa phương. Trong tổng số cán bộ nhân viên làm CTXH chỉ có 8.5% được đào tạo đúng chuyên ngành, 81,5% không được đào tạo đúng chuyên ngành và 10% không được đào tạo [3].
Trong 10 năm tới Việt Nam phải đặt mục tiêu có khoảng 60.000 cán bộ CTXH. Trong đó có 35.000 cán bộ, nhân viên CTXH được đào tạo và đào tạo lại. Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp. Nhu cầu về nhân viên CTXH đang ngày càng lớn chỉ tính riêng trong ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trung bình mỗi xã phường cần 1 CBXH, quận huyện cần 2 CBXH, và sở (tại các tỉnh thành) cần 2 CBXH và mỗi trung tâm cần 4 CBXH ở trình độ đại học và họ được bố trí tại 9,976 xã phường, 625 quận huyện, 64 tỉnh thành và hàng trăm trung tâm thì chúng ta cần có trên 12.000 CBXH đã qua đào tạo CTXH [32, tr34]. Bên cạnh đó còn có cần có cán bộ CTXH trong những ngành liên quan như Hội phụ nữ, Chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên, trường học, toà án, các viện nghiên cứu. Nghiên cứu nguồn nhân lực và nhu cầu đào tạo phát triển CTXH tại Việt Nam do Unicef tài trợ, số lượng cán bộ cần tuyển dụng cho CTXH năm 2015 là 58.033 người [35, tr 71]. Tuy nhiên, phát triển CTXH chỉ tăng về số lượng không phải là mục tiêu chính để phát triển CTXH chuyên nghiệp. Nhân viên CTXH không đạt yêu cầu về chất lượng, trình độ chuyên môn thì rất khó để có thể phát triển CTXH chuyên nghiệp trong tương lai.
55
Như vậy số lượng nhân viên CTXH ở nước ta hiện nay còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết các vấn đề xã hội. Với thực trạng số lượng nguồn nhân lực nhân viên CTXH như vậy, Hà Nội cũng không nằm ngoài thực trạng đó. Đặc biệt, Hà Nội là một thành phố lớn của cả nước, nơi phát triển kinh tế nhanh nhưng đồng thời có rất nhiều vấn đề xã hội. Vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực CTXH ngày càng lớn và số lượng hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu.
3.2.2. Chất lƣợng nhân lực CTXH
Chất lượng nguồn nhân lực CTXH được đánh giá qua nhiều khía cạnh. Tuy nhiên trong đề tài này, chất lượng nguồn nhân lực CTXH đánh giá qua một vài tiêu chí: trình độ chuyên môn, kỹ năng phương pháp CTXH, lòng yêu nghề đạo đức nghề nghiệp.
Trình độ chuyên môn:
Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng trong hoạt động CTXH đặc biệt đối với việc “hành nghề” của nhân viên CTXH. Tuy nhiên CTXH còn là một nghề mới phát triển. Trình độ chuyên môn hạn chế là một trong những yếu tố làm cho chất lượng dịch vụ CTXH cũng như triển khai chính sách xã hội trong cộng đồng không cao. Do chưa được đào tạo đúng chuyên môn nên họ còn thiếu kiến thức, kỹ năng nghiên cứu chính sách xã hội. Hiện nay số cán bộ, nhân viên trực tiếp làm việc ở các cơ sở bảo trợ xã hội và số lao động tự do trực tiếp chăm sóc người già ở các gia đình, bệnh viện ở các trung tâm dịch vụ xã hội với số lượng lớn đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong đó chỉ có ít cán bộ được đào tạo ở trình độ Đại học, cao đẳng, còn lại hầu hết chưa qua lớp đào tạo cơ bản. Họ làm việc theo kinh nghiệm, lòng nhiệt tình mà chưa qua lớp tập huấn kỹ năng nào về hoạt động CTXH. Các cán bộ làm CTXH tại các cấp, cơ sở, đơn vị được đào tạo chính quy đúng chuyên ngành chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng số cán bộ làm CTXH. Đặc biệt các trung tâm xã phường, quận huyện. “Đối với Việt Nam nghề công tác xã hội mới chỉ ở bước đầu hình thành, chưa được phát triển theo đúng ý nghĩa của nó trên tất cả các khía cạnh, từ nhận thức, thể chế, mạng lưới tổ chức hoạt động, đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở dịch vụ về công tác xã hội chưa phát triển...”[11, tr29].
56
Theo số liệu điều tra các cán bộ hoạt động cấp xã phường có 0% đúng chuyên ngành, đến 90% là không đúng chuyên ngành, 10% là không được đào tạo. Ở cấp quận huyện với 2000 cán bộ, cộng tác viên thì 100% trong số họ đều làm việc không đúng chuyên ngành. Ngay cả ở cấp trung ương, chỉ có 20% tổng số cán bộ hoạt động là đúng chuyên ngành, còn lại 80% không đúng chuyên ngành [47, tr245]. Họ phần lớn là những người làm trái ngành, hoặc được chuyển ngang từ ngành khác sang. Tại các trung tâm bảo trợ xã hội, phục hồi chức năng, người khuyết tật, người già cô đơn... Những nhân viên làm việc trong các trung tâm đó phần lớn chưa phải là những người làm CTXH bán chuyên nghiệp, chỉ có một số ít cán bộ được học qua lớp đào tạo tập huấn chuyên sâu về CTXH:
Biểu đồ 3.1: Nhận xét của nhân viên CTXH cán bộ làm CTXH tại Hà Nội
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra từ đề tài Nghị định thư cấp Nhà nước số 45/2010/HĐ- NĐT năm 2010 với nhóm đối tượng là nhân viên CTXH tại Hà Nội).
Nhân viên CTXH đều thống nhất (chiếm 83.4%) ở ý kiến cho rằng: chỉ có một số ít cán bộ CTXH được đào tạo chuyên nghiệp, đúng chuyên môn. Đa số cán bộ làm chuyên nghiệp chỉ chiếm 4,0% trong số nhân viên CTXH. Thực tế cho thấy đội ngũ cán bộ nhân viên CTXH còn thiếu về số lượng và chưa đạt yêu cầu về chất lượng, thiếu nhận thức hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về CTXH, hệ thống CTXH ở cấp cơ sở xã
57
phường còn kém phát triển.“Chúng ta có những người làm nghề này, cán bộ phụ nữ cấp
xã phường, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ…tuy nhiên cách làm việc còn chưa chuyên nghiệp. Họ phần lớn làm trái ngành nghề, làm kiêm nhiệm và thiếu những kỹ năng CTXH”.(PVS, nam 40 tuổi, cán bộ làm chính sách xã hội). Để can thiệp đối tượng, một nhóm thân chủ hay người yếu thế một cách có hiệu quả đòi hỏi nhân viên CTXH cần hiểu rõ về đối tượng thân chủ mà mình hướng đến. Nhân viên CTXH cần có những hiểu biết cơ bản về các nhóm đối tượng khác nhau trong xã hội. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH không chỉ có những kiến thức thực tế, kinh nghiệm mà còn phải nắm được hệ thống lý thuyết, phương pháp thực hành CTXH. Nhân viên CTXH ngoài kiến thức về CTXH còn phải có kiến thức cũng như hiểu biết sâu rộng về các vấn đề trong đời sống xã hội. Nhân viên CTXH cần có những kiến thức về văn hóa, phong tục tập quán của đối tượng. Đồng thời phải hiểu tâm lý họ cần và muốn gì để có thể trị liệu một cách tốt nhất.
Hiện nay thực tế trên địa bàn nghiên cứu tại Hà Nội nhiều cán bộ công tác xã hội làm việc dựa trên kinh nghiệm sống và thực tế trải nghiệm, sự nhiệt tình, tấm lòng nhân đạo. Cán bộ ở một số cơ quan như Hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên….có nhiệm vụ chăm sóc giúp đỡ đối tượng như: cá nhân, gia đình, người già cô đơn, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, thất nghiêp…nhưng không được trang bị kiến thức, thiếu kỹ năng CTXH chuyên nghiệp. Trong khi đó nhiều sinh viên mới ra trường được đào tạo đúng chuyên ngành lại thiếu kinh nghiệm. Vì vậy, họ cũng rất khó có thể xin được công việc đúng ngành nghề đào tạo. Đây là một mâu thuẫn trong hoạt động nghề nghiệp, nhân viên CTXH có chuyên môn thì thiếu kinh nghiệm và ngược lại. Vì vậy rất khó để hoạt động CTXH phát triển một cách chuyên nghiệp. Hầu hết các cán bộ làm việc CTXH là những cán bộ bán chuyên nghiệp. Mạng lưới cộng tác viên còn ít và khó phát triển do công tác tuyên truyền vận động chưa tốt, không có kinh phí hỗ trợ nhằm đảm bảo tối thiểu cho cuộc sống của họ. Nhiều cộng tác viên cấp xã phường hoạt động sôi nổi nhưng họ chỉ có thể tham gia khi có thời gian rảnh vì phải làm việc và chăm sóc gia đình.
Qua điều tra thực tế cán bộ công tác xã hội ở những trung tâm, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, trẻ mồ côi, bệnh viện....Nhân viên CTXH là những cán bộ nhiệt tình,
58
năng động trong công viêc nhưng lại chưa có điều kiện để phát triển cũng như nâng cao năng lực của mình trong hoạt động nghề CTXH . Họ đang trực tiếp làm việc với các nhóm đối tượng khác nhau nhưng lại thiếu cơ hội và thông tin cần thiết trong quá trình hoạt động cũng như can thiệp giải quyết vấn đề đặc biệt là những trường hợp khó khăn, phức tạp. Nhân viên CTXH ở đây muốn tìm hiểu chia sẻ những kĩ năng, kiến thức về CTXH để thực hiện việc trị liệu hiệu quả. Kinh nghiệm và kỹ năng mà họ thu được chủ yếu là thông qua quá trình làm việc với các nhóm đối tượng và được đào tạo qua một số lớp tập huấn về CTXH. “Cơ quan thường tổ chức liên kết với một số trường ĐH như ĐH khoa học xã hội và Nhân văn, đại học Công Đoàn...Để làm cơ sở cho các bạn sinh viên thực hành. Thỉnh thoảng cũng có những bạn là tình nguyện viên nước ngoài sang giao lưu và tổ chức các hoạt động cho các em nhỏ. Qua đó bọn mình học được rất nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng từ các bạn. Những hoạt động đó rất cần thiết với bọn mình..” (PVS nữ, 30 tuổi, giáo viên trẻ khuyết tật).
Trong quá trình nghiên cứu, phỏng vấn thực tế cán bộ nhân viên CTXH rất ít người được đào tạo đúng chuyên ngành về CTXH. Chỉ có một số người trả lời họ được đào tạo qua một số nội dung liên quan đến hoạt động CTXH. Cán bộ CTXH được đào tạo ở những ngành khác nhau, có những người được đào tạo về kỹ sư, kế toán và cũng rất ít cán bộ được đào tạo những ngành gần với khoa học xã hội như tâm lý, xã hội học. Số cán bộ được đào tạo đúng chuyên môn là rất nhỏ chủ yếu là qua các lớp ngắn hạn về CTXH. Tuy nhiên không phải tất cả các cán bộ đó đều được tham gia các lớp tập huấn về CTXH. Lớp tập huấn này được tổ chức hàng năm với số lượng có hạn, thường ưu tiên cho một số người lãnh đạo hay kiểm huấn viên: “Trong cơ quan mình phần lớn là học trường ĐH Sư phạm, tuy nhiên có một số khóa đào tạo ngắn hạn nhưng chỉ học một cách chung chung hoặc là dành cho một số người lãnh đạo trong cơ quan tham dự. Ví dụ như những lơp tập huấn nội dung về trẻ tự kỷ, hoặc học những kỹ năng giúp phục hồi chức năng, tâm lý” (PVS, nữ, nhân viên CTXH). Những lớp tập huấn này thường cung cấp một số kỹ năng cơ bản cho cán bộ làm CTXH và diễn ra trong một thời gian ngắn. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là chỉ trong một thời gian ngắn như vậy các cán bộ xã hội bán chuyên nghiệp
59
hay đội ngũ kiểm huấn viên có thể học được hết những kiến thức và kỹ năng của CTXH hay không: “Mình mới được tham gia một khóa tập huấn về CTXH, trong cơ quan năm nay có 2 cán bộ được tham gia. Tập huấn trong 3 ngày về những kỹ năng cơ bản để làm việc, kỹ năng với các nhóm đối tượng khác nhau: như người khuyết tật, mại dâm, người cao tuổi….CTXH thực sự là một nghề vất vả, khó khăn đòi hỏi phải kiên trì khi làm việc với các nhóm đối tượng khác nhau.” (PVS, nữ, 38 tuổi, y sĩ kỹ thuật viên phục hồi chức năng, khoa vật lý trị liệu).
Nhiều cán bộ đóng vai trò là kiểm huấn viên nhưng họ là những người làm trái ngành, không được đào tạo về kiến thức kỹ năng CTXH và công tác kiểm huấn mà chỉ qua một số lớp đào tạo ngắn hạn về CTXH. Họ làm việc chủ yếu dựa trên kinh nghiệm công tác và phải đảm nhiệm ở nhiều công việc khác nhau. Ở một số trung tâm đặc biệt là trung tâm dành cho đối tượng yếu thế. Những cán bộ đóng vai trò là kiểm huấn viên được tham gia các lớp tập huấn cơ bản. Sau đó, những cán bộ này mở lớp tập huấn cho nhân viên CTXH trong cơ quan mình. Nhiều trung tâm tại Hà Nội mục đích hoạt động và công việc của họ là CTXH, nhưng khi tuyển dụng họ không nhất thiết phải lấy những cử nhân CTXH mà bất cứ ngành học nào có liên quan đến CTXH. Đặc biệt là những trung tâm có nhu cầu cao về người hỗ trợ, tình nguyện viên hoạt động trợ giúp. Sau đó cán bộ của họ sẽ phải tham gia các lớp tập huấn, đào tạo do chính cơ quan mình tổ chức và người giảng dậy là cán bộ đã được tham gia tập huấn ở cấp trên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy cán bộ làm CTXH với thâm niên nghề nghiệp cao nhưng chuyên môn của họ rải rác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Rất ít cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH. Với công việc của mình những nhân viên CTXH này rất cần được đào tạo nâng cao hay tập huấn về CTXH. Cán bộ làm CTXH có kinh nghiệm, lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp nhưng lại thiếu kiến thức và kỹ năng cũng như phương pháp trong việc trợ giúp các nhóm đối tượng:
60 Đặc điểm Tốt Bình thƣờng Không tốt Không biết Trình độ chuyên môn 16.6 66.0 16.8 0.6 Lòng yêu nghề 47.4 48 3.4 1.2 Đạo đức nghề nghiệp 49.1 45.7 2.3 2.9 Kỹ năng giao tiếp tổng hợp (trò chuyện,
lắng nghe, thấu hiểu..)
27.3 62.9 6.9 2.9 Khả năng làm việc độc lập 12.5 62.9 21.7 2.9 Khả năng phối hợp với các cơ quan chính
quyền
20.6 60.0 14.3 5.1
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra từ đề tài Nghị định thư cấp Nhà nước số 45/2010/HĐ- NĐT năm 2010 với nhóm đối tượng là nhân viên CTXH tại Hà Nội).
Theo đánh giá các cán bộ xã hội có lòng yêu nghề tốt chiếm 47,4%, có đạo đức nghề nghiệp (49%) nhưng trình độ chuyên môn tốt chỉ đạt 16.6%. Trong số họ đều khẳng định tất cả cán bộ làm CTXH đều là người có tâm huyết và nhiệt tình. Nhưng trình độ chuyên môn về CTXH còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là hệ thống phương pháp cũng như kỹ năng chuyên nghiệp. Do cán bộ CTXH là những người làm trái ngành nghề và rất ít người thậm chí là không có cán bộ có bằng cử nhân về CTXH, một số người được đào tạo nội dung liên quan đến CTXH chủ yếu thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn hay được giao lưu với các cơ sở đào tạo, các trường có CTXH trong nước và một số cơ sở hợp tác nước ngoài. Khi nhu cầu xã hội đòi hỏi cao ở các lĩnh vực thì yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực ngày càng lớn. Làm việc với nhóm yếu thế nói chung, trẻ em, gia đình hay cộng đồng, cung cấp dịch vụ xã hội...là những vấn đề phức tạp và khó khăn trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Do vậy càng đòi hỏi nhiều hơn ở cán bộ làm CTXH không chỉ có tình thương, lòng nhiệt tình mà phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng và kiến thức chuyên nghiệp.
Lòng yêu nghề, đạo đức nghề nghiệp, khả năng làm việc, kỹ năng phương pháp trong hoạt động CTXH:
61
Bên cạnh đó đạo đức nghề nghiệp được đánh giá là một yếu tố quan trọng của