Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội (Trang 31)

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Quá trình phát triển kinh tế xã hội bên cạnh những mặt tích cực còn nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Để giải quyết những vấn đề đó nhằm ổn định trật tự xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật, ban hành luật Người cao tuổi, pháp lệnh Người tàn tật, chương trình xóa đói giảm nghèo cho đối tượng chính sách trợ giúp nhóm đối tượng khó

22

khăn yếu thế trong xã hội. CTXH là những hoạt động mang tính chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Nước ta bắt đầu đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp làm CTXH ở các cấp, các ngành với những nhiệm vụ khác nhau. Qua đó góp phần ổn định các vấn đề của đời sống xã hội cùng với phát triển kinh tế thị trường. Theo thống kê bộ Tài nguyên Môi trường, cả nước có khoảng 30 trường đào tạo công tác xã hội. Ngành CTXH là ngành mới đào tạo đang ở giai đoạn phát triển đầu của Việt Nam. Hiện có khoảng 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ CTXH, tuy nhiên, hơn 81% là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo trái ngành, chưa được học những kỹ năng khoa học cần thiết về CTXH. Cả nước còn có khoảng 23 trường đại học, cao đẳng đang tham gia đào tạo nguồn nhân lực CTXH với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm hơn 1.000 người. Riêng trong năm 2009, đã có khoảng 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân CTXH trên cả nước. Đây được xem là lực lượng được đào tạo chuyên nghiệp về công tác này [56].

Hà Nội là một trong những trung tâm thành phố lớn nhất của cả nước. Là nơi phát triển kinh tế xã hội nhanh, đồng thời cũng xuất hiện nhiều vấn đề xã hội. Bình quân thu nhập thành thị nông thôn và trong khu vực thành thị ngày càng lớn, các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, bạo lực học đường, ly hôn ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Cùng với đó là quá trình phát triển các khu công nghiệp. Với số lượng dân số tăng nhanh trong những năm gần đây, số lượng người di cư vào thành phố tìm kiếm việc làm ngày càng nhiều, đồng thời với nó là tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội. Vì vậy, để ổn định trật tự xã hội và hạn chế các vấn đề xã hội mang tính tiêu cực CTXH cần phải phát triển với một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hệ thống. Qua đó, họ triển khai các chính sách xã hội trợ giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong cuộc sống, tạo điều kiện cho các đối tượng vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Để phát triển cân bằng giữa kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển, trong nhiều năm qua thành phố Hà Nội cũng thực hiện nhiều cơ chế chính sách trợ giúp hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội như cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học

23

phí, hỗ trợ xây dựng nhà ở, tiếp nhận chăm sóc người già, người tàn tật. Bên cạnh đó thành phố có đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, người già cô đơn, hộ nghèo, cán bộ làm công tác phòng chống các tệ nạn xã hội. Hiện tại thành phố đã thành lập 26 trung tâm liên quan đến CTXH bao gồm: 13 trung tâm nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, 5 trung tâm điều dưỡng người có công và 9 trung tâm giáo dục, cai nghiện, chữa trị bệnh cho người nghiện ma túy, nhiễm HIV với gần 2.000 cán bộ nhân viên. Thành phố còn có 4 trung tâm dân lập với trên 100 cán bộ nhân viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và người tàn tật. [50, tr88]

Mặc dù CTXH mới ở giai đoạn đầu phát triển nhưng CTXH của thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu. Thành phố đã quan tâm chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo, trợ cấp xã hội, phòng chống ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em... Bên cạnh đó các ngành, hội, đoàn thể, quận huyện cũng tích cực phối hợp triển khai hiệu quả hoạt động. “Chỉ tính tiêng nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo và trợ cấp xã hội hàng tháng cho 75000 đối tượng tàn tật già yếu, cô đơn, người cao tuổi trên 85 tuổi trở lên, trẻ mồ côi của thành hố năm 2009 là 389,6 tỷ đồng và năm 2010 khoảng 530 tỷ” [50, tr89]. Đồng thời có nhiều tổ chức cá nhân hỗ trợ đóng góp đáng kể cho quỹ vì người nghèo, quỹ bảo trợ xã hội của Thành phố. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã có cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội. Tuy nhiên CTXH còn gặp nhiều khó khăn như nhận thức của người dân, cán bộ, các cấp các ngành còn hạn chế. Ở tại các trung tâm bảo trợ xã hội cơ sở vật chất, trang thiết bị phục hồi chức năng cho người tàn tật người tâm thần còn nghèo nàn, phương pháp chăm sóc điều trị trợ giúp đối tượng còn hạn chế.

Hiện số đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp của cán bộ, nhân viên CTXH của thành phố Hà Nội chiếm 40% dân số. Trong đó 91.000 hộ nghèo, 38.000 hộ cận nghèo, trên 630.000 người cao tuổi, gần 90.000 người khuyết tật, 75.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trên 49.000 trẻ em nghèo và 16.000 trẻ em đặc biệt khó khăn, 22.000 người nghiện ma túy HIV [50, tr88]. Đó là những vấn đề xã hội cần phải tập trung giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế.

24

Nhân viên CTXH có một vai trò quan trọng để bảo vệ, trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Nhân viên CTXH giúp người dân tạo ra những thay đổi, ra quyết định và tiếp cận các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển khả năng của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. CTXH giúp con người phát triển hài hòa đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đáp ứng nhu cầu xã hội cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội tại Hà Nội đã có rất nhiều trung tâm dịch vụ xã hội được thành lập cùng với đó là các cán bộ xã hội, làm việc với các nhóm đối tượng khác nhau. Hoạt động công tác xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, các trung tâm còn mỏng và chủ yếu hoạt động dưới hình thức bảo trợ xã hội. Điều kiện cơ sở vật chất tại các trung tâm còn thiếu thốn, lạc hậu, các thiết bị và phương pháp chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho đối tượng chưa đáp ứng yêu cầu… Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội ở xã, phường, thị trấn chủ yếu làm kiêm nhiệm chưa được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cơ bản về CTXH.

Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN CTXH VỀ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG NGHỀ CTXH HIỆN NAY

Trước khi đánh giá trực tiếp về nhu cầu hoạt động nghề CTXH hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi xem xét nhận thức của nhân viên CTXH về hoạt động CTXH. Nhận thức của cán bộ xã hội những người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực CTXH có ý nghĩa vai trò quan trọng để phát triển CTXH. Đồng thời qua đánh giá của họ về vai trò của CTXH giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhu cầu CTXH trong từng lĩnh vực, CTXH đang cần thiết trong lĩnh vực nào.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)