Nhận thức của nhân viên CTXH về nghề CTXH

Một phần của tài liệu Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội (Trang 34)

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

2.1. Nhận thức của nhân viên CTXH về nghề CTXH

CTXH đã được công nhận như một nghề, phát triển như một dịch vụ ở nhiều nước trên thế giới. CTXH đã ngày càng khẳng định được vị trí với những chức năng hoạt động của mình. CTXH được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp tạo ra sự phát triển bền vững cho xã hội thông qua hoạt động tăng cường năng lực giải quyết cũng như phòng ngừa cho cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên ở nước ta CTXH mới được phát triển trong

25

những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do vậy, trong xã hội thậm chí những người đang làm việc trong cơ quan về CTXH, không phải ai cũng nhận thức và hiểu đầy đủ về CTXH. Nhận thức đúng đắn về nghề CTXH là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển CTXH chuyên nghiệp. Đặc biệt đó là nhận thức của những nhân viên CTXH những người trực tiếp làm việc tiếp xúc với các nhóm đối tượng trong xã hội:

Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ CTXH về hoạt động nghề CTXH

Hoạt động nghề CTXH

Số lƣợng (%)

Kết nối nguồn lực 106 60

Trực tiếp giúp đỡ người yếu thế 82 46.9 Giúp người yếu thế tự phát huy năng lực 129 73.7

Cung cấp các dịch vụ về CTXH 98 56

Tham gia nghiên cứu đào tạo về CTXH 86 49.1 Vận động người khác tham gia làm từ thiện 71 40.6 Giúp cộng đồng nhận diện, phát hiện vấn đề của mình 117 66.9

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra từ đề tài Nghị định thư cấp Nhà nước số 45/2010/HĐ - NĐT năm 2010 với nhóm đối tượng là nhân viên CTXH tại Hà Nội).

Qua đánh giá của cán bộ CTXH tại Hà Nội thì số lượng cán bộ trả lời câu hỏi ở các công việc chiếm tỷ lệ tương đối ở các phương án trả lời. Tuy nhiên kết quả cho thấy 73.7% trong số họ cho rằng nội dung công việc của một người nhân viên CTXH là giúp

26

người yếu thế phát huy được năng lực của mình. Nhân viên CTXH là người giúp cộng đồng nhận diện và phát hiện vấn đề của mình (chiếm 66.9%), là người kết nối nguồn lực (60%). Trong khi đó việc cán bộ CTXH tham gia nghiên cứu đào tạo và trực tiếp giúp người yếu thế giải quyết vấn đề được nhận biết là chiếm tỷ lệ thấp hơn. Khái niệm CTXH có thể được hiểu với ba khía cạnh: là một nghề với nhiệm vụ kết nối nguồn lực, tăng cường hiệu quả trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. CTXH được coi là một môn khoa học ứng dụng với các phương pháp, biện pháp can thiệp. CTXH còn là phương tiện để thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, triển khai kết nối các chính sách trong hệ thống an sinh xã hội. Như vậy, những chỉ báo trên đều là nội dung trong khái niệm CTXH. Nếu như các cán bộ CTXH hiểu rõ, đầy đủ về CTXH thì những câu trả lời của họ trong các phương án trả lời đều phải chiếm tỷ lệ cao nhất (100%). Như vậy ngay cả những cán bộ trực tiếp làm CTXH thì nhận thức của họ về hoạt động nghề nghiệp này còn mơ hồ và chưa đầy đủ. Họ hiểu CTXH và nhiệm vụ của nhân viên CTXH chỉ trên một khía cạnh một lĩnh vực hoạt động nhất định. “Theo mình nhân viên CTXH họ đến trợ giúp, giúp đỡ những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Họ chia sẻ các hoạt động học tập vui chơi, là động lực giúp các em học sinh, trẻ khuyết tật phát triển trí tuệ đạt được những mốc trưởng thành cần thiết. Họ có nhiệm vụ phát hiện sớm những khả năng của trẻ để can thiệp kịp thời và trị liệu”. (PVS, nữ, nhân viên CTXH khoa phục hồi chức năng). Mục đích của CTXH là hướng đến việc cải thiện đời sống của người dân và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Hạn chế trong nhận thức về CTXH là một trong những yếu tố cản trở lớn đối với ảnh hưởng đến công việc cũng như quá trình phát triển của CTXH. Đặc biệt hạn chế này còn nằm trong nhận thức của những cán bộ CTXH – người trực tiếp làm việc. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới khả năng làm việc, can thiệp trị liệu của nhân viên CTXH. Nhân viên CTXH cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nhóm đối tượng yếu thế, nhóm cộng đồng. Nhận thức còn ảnh hưởng đến việc triển khai hệ thống chính sách, dịch vụ xã hội tại cộng đồng. Do còn thiếu kiến thức, kỹ năng nên họ còn hạn chế việc phát hiện những lỗ hổng của chính sách hay đề xuất những chính sách hợp lý đáp ứng nhu cầu của xã hội, đảm bảo hệ thống an sinh xã hội.

27

Qua thông tin thu được từ thực tế cho thấy nhận thức về nghề CTXH còn mới, những hiểu biết về nghề CTXH còn phụ thuộc vào chuyên ngành mà cán bộ CTXH được đào tạo và lĩnh vực mà họ làm việc. Số lượng cán bộ làm CTXH được đào tạo đúng chuyên ngành CTXH chiếm số lượng không nhiều. Họ là những cán bộ xuất phát từ một số ngành nghề như: tâm lý học, sư phạm, xã hội học, báo chí, kinh tế chính trị, bác sỹ. Ở mỗi ngành nghề quan điểm của họ về CTXH có sự khác nhau. Những cán bộ được đào tạo trên nền tảng tâm lý học cho rằng CTXH là nhằm chữa trị, chữa bệnh, trị liệu cho các cá nhân. Một số cán bộ chuyên ngành xã hội học khi nghiên cứu CTXH lại chú ý đến cộng đồng, phát triển cộng đồng. Những giáo viên sư phạm lại cho rằng CTXH chú ý đến kỹ năng, phục hồi phát triển những kỹ năng cần thiết cho các nhóm đối tượng trong xã hội. Những nhân viên CTXH xuất phát từ chuyên ngành bác sỹ thì cho rằng CTXH chú ý đến phục hồi chức năng, cũng như quá trình điều trị cấp thuốc cho bệnh nhân cả về tâm lý tinh thần và bệnh tật. Nhân viên CTXH được đào tạo ở chuyên ngành nào thì có xu hướng giải quyết vấn đề theo sự chi phối của chuyên ngành mà mình đã học.

Bên cạnh đó, cách hiểu về CTXH của người nhân viên CTXH qua khảo sát thực tế tại địa bàn nghiên cứu còn phụ thuộc vào những công việc, lĩnh vực mà họ đang làm việc, hoạt động. Nhận thức của họ về CTXH nghiêng về phía những hoạt động mà họ đang trực tiếp làm. Những nhân viên CTXH làm việc với nhóm đối tượng là người khuyết tật, trẻ em, xóa đói giảm nghèo...thì cho rằng CTXH là lĩnh vực nghiên cứu giúp đỡ nhóm đối tượng này phát huy được khả năng của mình, đạt được những mốc trưởng thành cần thiết và sống độc lập bằng năng lực mà họ có. Nhân viên CTXH ở cấp cơ sở thì cho rằng CTXH là tham gia những hoạt động, phong trào xã hội. Những cán bộ làm việc với đối tượng là bệnh nhân nhiễm HIV, mại dâm ở các trung tâm thì hoạt động CTXH là giúp họ nhận thức được vấn đề cũng như kết nối họ với những dịch vụ xã hội tạo việc làm. Nhân viên CTXH trong một số bệnh viện cho rằng CTXH giúp bệnh nhân sớm phục hồi chức năng. Người làm công tác xã hội được xem như là người hỗ trợ giúp đỡ bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị tốt hơn. “Nhờ có nhân viên CTXH mà có thể giải đáp được những thắc mắc, tư vấn cho bệnh nhân khám chữa bệnh tốt hơn, cấp phát thuốc cho

28

bệnh nhân. Nhân viên CTXH là những người trò chuyện trực tiếp với bệnh nhân trực tiếp hoặc qua điện thoại về những vấn đề liên quan đến bệnh tật và báo cáo lại cho bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra nhân viên CTXH còn tư vấn thủ tục hồ sơ cho người nhà bệnh nhân một cách nhanh nhất”. (PVS nữ, 42 tuổi, Y sĩ kỹ thuật viên phục hồi chức năng). Nhận thức về nghề CTXH còn mơ hồ ngay cả đối với những nhân viên đang trực tiếp làm việc với các nhóm đối tượng, trong các cơ quan có lĩnh vực hoạt động CTXH. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi CTXH ở nước ta còn mới được đề cập chú ý phát triển. Cụm từ nghề CTXH mới chỉ xuất hiện ở nước ta trong những năm gần đây. Khi có quyết định thực hiện đề án 32 của Chính phủ, CTXH mới được chính thức hóa và bắt đầu có tác động lớn đến các cơ quan cũng như cán bộ làm CTXH tại các trung tâm dịch vụ và bắt đầu mới phát triển mạnh hoạt động CTXH. Thông tin về nghề CTXH trên các phương tiện truyền thông đại chúng còn ít được đề cập đến. Sự phổ biến của hoạt động CTXH hiện nay chủ yếu ở thành phố lớn với những loại hình trung tâm dịch vụ, trợ giúp xã hội. Vì vậy khi nói đến hoạt động CTXH không phải ai cũng hiểu hết, thậm chí có những người còn không biết đến thuật ngữ “nhân viên CTXH” và không phải ai cũng hiểu được công việc, vai trò của nhân viên CTXH trên đầy đủ các khía cạnh.

Nhiều người lại hiểu CTXH một cách đơn giản chỉ mặc định trong phạm vi hoạt động nhỏ như chăm sóc người người già, trẻ em, người khuyết tật trong xã hội hay hoạt động bảo trợ xã hội. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của CTXH hiện nay ở nước ta. CTXH liên quan tới việc trợ giúp xã hội, bảo trợ xã hội. “Theo tôi nhân viên CTXH giúp người khuyết tật, mại dâm, đối tương bạo lực gia đình nhận diện vấn đề của mình để phát huy năng lực bản thân của họ”. (Thảo luận nhóm, nhân viên CTXH). Nhiều cán bộ hiểu CTXH hoạt động trong phạm vi hẹp của việc trợ giúp những đối tượng như người già, trẻ em lang thang.... Họ chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về CTXH một phần do nhân viên CTXH đang còn hoạt động kiêm nghiệm ở nhiều vị trí hay không được đào tạo những kiến thức cơ bản về CTXH. Họ khẳng định rằng đó là hoạt động của CTXH, và cần sự giúp đỡ trực tiếp của các nhân viên CTXH. Ở một góc độ nào đó thì CTXH hướng đến mục tiêu rõ ràng là các nhóm yếu thế trong xã hội và an sinh của họ. Đó là một lĩnh vực

29

hoạt động của CTXH hướng đến đối tượng nhóm người yếu thế. Trong xã hội, họ là nhóm người lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không vượt qua được khó khăn rào cản của xã hội. Rào cản đó có thể là chưa có vốn, tài nguyên hay chưa tiếp cận được dịch vụ, rào cản từ sự kỳ thị tâm lý, nghề nghiệp... Tuy nhiên lĩnh vực và đối tượng hoạt động của CTXH không chỉ như vậy. CTXH còn hướng đến những lĩnh vực khác, đến hệ thống chính sách, các cá nhân, nhóm và cộng đồng trong xã hội. CTXH còn tham gia tích cực vào việc tìm kiếm các nguồn, các dịch vụ xã hội để giúp đỡ các bộ phận dân cư chịu thiệt thòi về cả vật chất và tinh thần (các nhóm dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, người nghèo). CTXH hướng dẫn mọi người tận dụng các cơ hội và tăng cường năng lực, phát huy khả năng của cá nhân, nhóm, cộng đồng, chữa trị phục hồi chức năng giúp họ vươn lên sống hòa nhập với cộng đồng xã hội. Trong thực tế CTXH hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội: trẻ em, người già, người khuyết tật, người cao tuổi. CTXH cũng có vai trò quan trọng trong việc phục hồi và chăm sóc tâm lý cho người nhiễm HIV, mại dâm, ma túy, phụ nữ trẻ em bị buôn bán, bạo lực gia đình. CTXH còn tham gia vào cac vấn đề khủng hoảng trong bệnh viện, trường học, cộng đồng. Đồng thời CTXH cũng tham gia vào việc xây dựng hệ thống chính sách xã hội, nghiên cứu xã hội. Nói tới CTXH là nói tới việc giải quyết các vấn đề xã hội của con người, vấn đề phát triển xã hội, phát huy năng lực của mỗi người và tổ chức xã hội. Vì vậy, người yếu thế chỉ là một trong những đối tượng đặc biệt mà CTXH hướng đến quan tâm.

Nhiều nhân viên CTXH kiêm nghiệm, mà chưa qua khóa đào tạo tập huấn về kỹ năng, chuyên môn nên hiểu biết về CTXH còn hạn chế. Thông tin thu được cho thấy các cán bộ còn chưa hiểu hết nội dung và ý nghĩa của CTXH trên cả phương diện lý thuyết và hoạt động thực tiễn. Ngay cả những cán bộ đang làm việc trực tiếp trong các cơ quan, nhân viên CTXH làm việc tại các trung tâm dịch vụ cũng chưa hiểu rõ về CTXH cũng như những hoạt động của CTXH. Họ chủ yếu đưa ra cách hiểu của mình về CTXH dựa trên công việc mà họ đang làm, và những kinh nghiệm mà họ có được trong quá trình hoạt động. Nhiều người trong số họ cho rằng CTXH giống như hoạt động chính trị, văn hóa xã hội gắn với tổ chức như công đoàn, Đoàn thanh niên, hiệp hội tự nguyện.

30

Vì vậy, một số nhân viên CTXH vẫn cho rằng CTXH gần với hoạt động từ thiện. CTXH là hoạt động cứu trợ giúp đỡ người khác vì vậy bất cứ ai cũng có thể làm CTXH được.“Theo tôi nhân viên CTXH là những người hoạt động xã hội, tham gia vào các vấn đề xã hội và họ có thể giúp đỡ những đối tượng khó khăn trong xã hội. Nhân viên CTXH, hội phụ nữ có vai trò quan trọng trong các hoạt động đoàn thể xã hội. Ở xã họ thường làm trong đoàn thanh niên, hội phụ nữ. Tuyên truyền vận động các hoạt động xã hội. Họ làm việc trong các cơ quan tổ chức có hoạt động xã hội…”(PVS số 10, nữ, cán bộ phụ nữ). CTXH hướng đến hỗ trợ người dân tìm ra những phương thức đáp ứng nhu cầu, tự mình phát huy những khả năng để hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Hoạt động từ thiện là hoạt động ban phát giúp đỡ khiến cho đối tượng trở lên thụ động. CTXH không chỉ trợ giúp, trị liệu, phòng ngừa mà còn định hướng lâu dài cho đối tượng mà nó hướng đến. CTXH không phải là hoạt động từ thiện mà nó luôn có mục tiêu riêng bằng phương pháp, kỹ năng để giáo dục, vận động phát huy khả năng của cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội.

Nhận thức về CTXH cũng có sự khác nhau giữa những người làm việc ở các cơ quan khác nhau, cũng như ở các cấp, các ngành khác nhau. Cán bộ làm CTXH tại địa phương chủ yếu là cộng tác viên, bán chuyên nghiệp và không ít người từ lâu vẫn nghĩ rằng hoạt động CTXH mang tính từ thiện. Ở cấp cơ sở: xã (phường) do còn thiếu thông tin về chính sách cũng như hoạt động CTXH. Do vậy, một số cán bộ xã hội cũng mơ hồ hiểu về hoạt động CTXH là hoạt động của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các cá nhân tham gia hoạt động xã hội – được gọi là những cán bộ xã hội và vai trò của người cán bộ xã hội đó như: “Họ làm nhiệm vụ tuyên truyền kế hoạch hóa gia đình, các chính sách xã hội cũng như phát động các phong trào trong thanh niên, Hội phụ nữ…nói chung là tham gia hoạt động xã hội” (PVS số 10, nữ 35 tuổi, cán bộ phụ nữ). Chẳng hạn như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động tình nguyện, chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công… Đây là những chủ thể tham gia vào hoạt động xã hội, những hoạt động này đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề trong xã hội. Tuy nhiên nó chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong hoạt động nghề CTXH. Trong quan điểm của

31

những nhân viên CTXH cấp cơ sở này thì những người hoạt động CTXH phải là những người nhiệt tình, có khả năng giao tiếp và hoạt động xã hội. Những người được hỏi ở cấp cơ sở đều trả lời họ mới chỉ nghe đến CTXH và cũng không được tham gia khóa tập huấn đào tạo kỹ năng nào. Có thể nói nhận thức của những cán bộ cơ sở này về hoạt động CTXH còn hạn chế, mơ hồ. Họ chỉ hiểu đơn giản là những hoạt động xã hội và là những tổ chức có vai trò giống như hoạt động giúp đỡ hay tuyên truyền vận động xã hội, liên quan đến vấn đề xã hội. Nhận thức của những cán bộ cấp cơ sở này cũng dễ hiểu. Chúng

Một phần của tài liệu Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)