Vai trò của hoạt động CTXH qua ý kiến đánh giá của NVCTXH

Một phần của tài liệu Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội (Trang 43)

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

2.2. Vai trò của hoạt động CTXH qua ý kiến đánh giá của NVCTXH

CTXH chuyên nghiệp với những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp giúp cho con người có được những dịch vụ cần thiết, cung cấp tham vấn và trị liệu tâm lý cho cá nhân, gia đình, nhóm, giúp các nhóm hay cộng đồng đưa ra giải quyết hoặc cải thiện dịch vụ xã hội. Nhờ những hoạt động đó, CTXH thực sự đóng góp cho quá trình ổn định nền an sinh và thúc đẩy sự phát triển ổn định trong xã hội. Trên thế giới hoạt động CTXH được coi như một nghề chuyên nghiệp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội, giải phóng năng lực cá nhân gia đình và cộng đồng. CTXH giúp con người phát triển đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, đôi khi người ta còn gọi CTXH như là một nghề “tạo sự thay đổi” cho xã hội. CTXH và nhân viên CTXH chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đối tượng dễ bị tổn thương và đảm bảo cho dịch vụ xã

34

hội được cung cấp một cách công bằng hợp lý đến các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Ở nước ta hoạt động CTXH đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử xã hội loài người và tồn tại dưới hình thức hỗ trợ, tương hỗ giữa các cá nhân, cộng đồng nhưng những hoạt động này chưa mang tính chuyên nghiệp. Nó xuất phát từ tinh thần cộng đồng, lòng yêu thương con người trong xã hội truyền thống.

Xã hội càng phát triển thì vai trò của CTXH chuyên nghiệp ngày càng được khẳng định. Nó cũng giống như những nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con người: như cơm ăn, nước uống hàng ngày. CTXH giống như người bác sĩ điều trị chữa bệnh cho con người, giúp cho xã hội ổn định công bằng. Khi hỏi cán bộ làm CTXH tại Hà Nội về việc đánh giá vai trò của CTXH trong đời sống con người. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 2.1: Đánh giá của nhân viên CTXH về vai trò CTXH

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra từ đề tài Nghị định thư cấp Nhà nước số 45/2010/HĐ- NĐT năm 2010 với nhóm đối tượng là nhân viên CTXH tại Hà Nội).

Các ý kiến đánh giá của nhân viên CTXH đều cho rằng CTXH có vai trò rất quan trọng và quan trọng với sự phát triển kinh tế xã hội chiếm tới hơn 90%. Vai trò của CTXH được đánh giá là bình thường và không quan trọng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Thông tin thu được từ thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu cũng một lần nữa khẳng định được vai trò quan trọng của CTXH. “Nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong việc giúp các

35

nhóm đối tượng khó khăn, yếu thế phát huy năng lực của mình. Rất nhiều học viên đã không còn mặc cảm tự ti vào bản thân và trở về với gia đình”(Thảo luận nhóm, 28 tuổi, nữ).

CTXH mới phát triển trong những năm gần đây ở nước ta, nhưng CTXH ngày càng chiếm được vị trí quan trọng trong xã hội. Bởi vai trò, chức năng của CTXH đang được chứng minh trong việc giải quyết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu cũng như những vấn đề xã hội phức tạp cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình đô thị hóa quá tải. “Vị trí vai trò của CTXH trong bầu trời nghề nghiệp ở thế kỷ 21 đang là một vấn đề nóng bỏng gây nhiều tranh cãi CTXH can thiệp vào đời sống của cá nhân, nhóm đối tượng xã hội hỗ trợ, giải quyết các vấn đề của họ. Mặt khác mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể CTXH lại có phương pháp và những kỹ năng riêng với từng nhóm đối tượng khác nhau trong cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề. Qua đó nhằm tiến tới bình đẳng, công bằng tiến bộ xã hội và phát triển toàn diện con người. CTXH đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống phúc lợi xã hội và bảo trợ xã hội. Trong từng lĩnh vực cụ thể nhân viên CTXH có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em nhân viên CTXH sử dụng kỹ năng có thể tìm hiểu nhu cầu, can thiệp vào đời sống của gia đình để họ hiểu được nhu cầu và nâng cao kỹ năng làm cha mẹ. Bảo vệ trẻ em bao gồm cả trẻ em lang thang, trẻ em bị bỏ rơi bạo lực hoặc bóc lột, trẻ em khuyết tật. CTXH có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tệ nạn xã hội, hỗ trợ các trung tâm phục hồi nhân phẩm cho gái mại dâm, ma túy, tư vấn tâm lý trị liệu giúp họ sớm hòa nhập cộng đồng.

Trong ngành y tế, nhân viên CTXH tư vấn, trợ giúp về tâm lý, hỗ trợ thầy thuốc giảm bớt áp lực công việc cũng như nâng cao hiệu quả điều trị. Trong lĩnh vực giáo dục nhân viên CTXH như là cầu nối giữa học sinh, gia đình nhà trường. Để giúp học sinh có thể phát huy hiệu quả học tập của mình một cách tốt nhất. Nhân viên CTXH giúp học sinh giảm bớt những căng thẳng, khủng hoảng tinh thần, giúp các bậc cha mẹ tiếp cận các nguồn lực, hiểu được tâm lý mong muốn của con....Nhân viên CTXH hỗ trợ các gia đình có vấn đề, mâu thuẫn, khủng hoảng tìm hiểu giải quyết các vấn đề. Trong lĩnh vực xóa

36

đói giảm nghèo, cán bộ CTXH là người đóng vai trò thúc đẩy giúp người nghèo nhận diện được các yếu tố gây lên nghèo đói, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách nguồn vốn từ đó tự vươn lên thoát nghèo. Ở một phạm vi rộng hơn CTXH có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu cũng như hoạch định những chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu xã hội. Như vậy CTXH trong từng lĩnh vực đều rất cần thiết và chiếm một vai trò quan trọng.

Điều tra thực tế đánh giá của cán bộ xã hội về CTXH. Nhân viên CTXH cho rằng: hiện tại CTXH có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc chăm sóc những đối tượng yếu thế trong xã hội như người già, trẻ em, người khuyết tật. Nhân viên CTXH có vai trò quan trọng trong việc giúp đối tượng vượt qua những rào cản mặc cảm, tự ti về tâm lý tạo lòng tin ý chí, nghị lực. Từ đó họ có thể hòa nhập cộng đồng sống độc lập và tự quyết định cuộc sống của mình. Thông qua các hoạt động tư vấn, tham vấn, nhân viên CTXH giúp đối tượng có kế hoạch có thể tiếp cận các nguồn lực sẵn có để sử dụng một cách có hiệu quả nhất. “Nhân viên CTXH trực tiếp giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội để họ nhận thấy được khả năng của mình. Họ tham gia vào các lĩnh vực từ y tế, giáo dục cho đến các vấn đề xã hội. Trong trung tâm tôi có rất nhiều trường hợp thương tâm. Chúng tôi phân ca cán bộ để chăm sóc các cháu, có những cháu bị bại não, mù bẩm sinh bị bỏ rơi ở bệnh viện hoặc tại cổng trung tâm đều được cán bộ xã hội đưa về nuôi dưỡng. Tính mạng của các cháu chỉ được tính bằng ngày nhưng chúng tôi vẫn đưa về nuôi dưỡng. Vất vả khó khăn vì những hoàn cảnh cơ cực nhưng không thể bỏ nghề được.”(PVS nữ, tuổi 38, trung tâm dịch vụ xã hội).

CTXH có vai trò quan trọng như cầu nối giải quyết những vấn đề khó khăn trong xã hội, giúp các đối tượng yếu thế có thể phát huy khả năng và tự quyết định vấn đề của mình. Giúp họ tìm đến những cơ hội cũng như nghề nghiệp phù hợp. Đây cũng là sự phát triển của mô hình công tác xã hội chuyên nghiệp. Một số đối tượng sau quá trình trị liệu đã hiểu vấn đề và có thể tìm tự tạo lập được việc làm, nghề nghiệp của riêng mình.

“Đặc điểm của những người khuyết tật là họ thường tự ti, mặc cảm. Nhân viên CTXH có vai trò quan trọng hỗ trợ về mặt tâm lý. Cơ quan không tạo việc làm cho người khuyết

37

tật mà hỗ trợ họ, giúp họ tự nhận ra khả năng phù hợp với mình… Từ đó họ tự tin vào bản thân mình hơn hòa nhập vào cộng đồng và thấy được ý nghĩa của cuộc sống (PVS nữ, 28 tuổi, điều phối viên). Nhân viên CTXH còn là người kết nối nguồn lực dịch vụ xã hội tới các trung tâm nghề nghiệp, giúp các nhóm đối tượng phát triển khả năng của mình.

Bên cạnh đó nhân viên CTXH được đánh giá có vai trò như những người bảo trợ xã hội. Bao gồm việc cung cấp dịch vụ tham vấn, quản lý ca cho thân chủ trong bệnh viện, giúp đỡ các cặp vợ chồng hoặc gia đình đang phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng trong các mối quan hệ gia đình. Cán bộ xã hội đánh giá những nhu cầu cũng như tâm lý của người già đặc biệt là người già cô đơn, trẻ em, người khuyết tật. Hỗ trợ họ trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội phù hợp cũng như nhận diện vấn đề, giải quyết những khó khăn trong tâm lý, khủng hoảng tinh thần. Cán bộ CTXH đưa ra mô hình dịch vụ, hỗ trợ tư vấn. “Mô hình dịch vụ CTXH rất cần thiết không chỉ cho người khuyết tật mà trẻ em, người già...trong việc hỗ trợ các cá nhân tự biết bảo vệ và phát huy khả năng của mình” (Phỏng vấn sâu nam, 32 tuổi nhân viên CTXH). Thông qua các hoạt động của mình CTXH giúp cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng rèn luyện, nâng cao nhận thức và phát huy tính chủ động trong đời sống.

CTXH đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giúp cá nhân, gia đình phục hồi khả năng, lấy lại trạng thái cân bằng trong cuộc sống đặc biệt là những bệnh nhân HIV, người khuyết tật, mại dâm....Thông qua hoạt động CTXH giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng phát huy được tính chủ động. Đặc biệt giúp cá nhân có kiến thức, phương pháp và kỹ thuật để họ tự biết bảo vệ mình, những kỹ năng nghề nghiệp để họ có khả năng độc lập và tự quyết định cuộc sống của mình mà không phụ thuộc vào người khác. “Nhân viên CTXH thực sự cần thiết đối với người khuyết tật, họ như chiếc cầu nối giữa người khuyết tật với các cơ quan tổ chức học nghề, hỗ trợ cuộc sống. Nhiều người khuyết tật nhờ sự giúp đỡ của nhân viên CTXH, họ tự tìm hiểu học những nghề phù hợp với khả năng của mình. Trên thực tế có nhiều hội viên khuyết

38

tật đã tìm được công việc phù hợp với mình: mở cửa hàng sơn móng tay, làm việc trong phòng bán vé” (PVS, nữ, nhân viên CTXH, điều phối viên).

CTXH đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định xã hội, hạn chế được tệ nạn xã hội để thúc đẩy phát triển cộng đồng. Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế đã gây ra những biến đổi về xã hội. Những thay đổi trong mối quan hệ gia đình, cộng đồng, vấn đề lao động di cư từ nông thôn ra đô thị không có việc làm kéo theo tệ nạn xã hội...Và nhân viên CTXH có vai trò giải quyết hài hòa mối quan hệ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Vai trò công tác xã hội còn chưa được nhìn nhận đúng. Vẫn còn những nhầm lẫn, với một số người cho rằng công tác xã hội để chỉ tất cả những người làm việc trong lĩnh vực an sinh xã hội. Một số người cho rằng vai trò của CTXH là từ thiện. Có rất nhiều người làm việc ở cấp xã được gọi là “nhân viên xa hội cơ sở”. Họ làm việc trực tiếp với các cá nhân và gia đình nhưng không được đào tạo về CTXH. Những nhân viên này được xem như “bán chuyên nghiệp” trong vai trò của mình, nền tảng kiến thức và kỹ năng của họ giống như công tác xã hội chuyên nghiệp nhưng chưa có tính chuyên nghiệp về kiến thức và kỹ năng cũng như phương pháp. CTXH với rất nhiều hoạt động như CTXH với cá nhân, nhóm, cộng đồng có vai trò quan trọng đối với phục hồi chức năng của các nhóm đối tượng trong xã hội. Bên cạnh đó, CTXH còn có vai trò quan trọng trong nghiên cứu xây dựng chính sách xã hội.

Như vậy, CTXH được nhân viên CTXH đánh giá có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện nay. Vai trò của CTXH được nhìn nhận trong một số vấn đề như: CTXH với người yếu thế, nhân viên CTXH có vai trò như cầu nối giải quyết các vấn đề, là những người trung gian giúp các nhóm đối tượng nhìn nhận được khả năng của mình để sống một cách độc lập. CTXH có vai trò quan trọng trong việc bảo trợ, trợ giúp xã hội. Tuy nhiên, để vị trí và vai trò của CTXH được nhìn nhận đúng đắn theo ý nghĩa của nó là một vấn đề cấp thiết hiện nay, không phải ai cũng hiểu được. Điều này không những nâng cao khả năng thụ hưởng dịch vụ xã hội, hỗ trợ xã hội mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH trong việc thực hiện đưa ra những chính sách phù hợp. CTXH là một khoa

39

học ứng dụng, khoa học thực tiễn vừa là một ngành lại là một nghề có những chức năng đặc thù. “Sự phát triển của CTXH đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam. Với sự phát triển của CTXH, Việt Nam có thể giải quyết hiệu quả vấn đề nghèo đói, các vấn đề xã hội, công bằng, bất bình đẳng trong xã hội và những vấn đề ngày càng phức tạp mà Việt Nam đang phải đối mặt....”[28, tr199]. Người nhân viên CTXH giống như người bác sỹ luôn chăm sóc, chữa trị và trợ giúp cho cơ thể xã hội trước mọi bất ổn trong đời sống. Hoạt động công tác xã hội luôn được xuất hiện trong mỗi tổ chức, đoàn thể, cá nhân. CTXH đang góp phần giải quyết những vấn đề xã hội thể hiện vai trò ý nghĩa của CTXH trong hoạt động sống của con người. Với hình thức, nội dung hoạt động và hệ thống nguyên tắc giá trị của CTXH góp phần quan trọng làm giảm nỗi đau của con người điều hòa các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự ổn định bền vững, công bằng và tiến bộ xã hội.

40

Một phần của tài liệu Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)