Đánh giá của nhân viên CTXH về chính sách CTXH hiện nay

Một phần của tài liệu Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội (Trang 61)

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết

3.1. Đánh giá của nhân viên CTXH về chính sách CTXH hiện nay

Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, để hoạt động CTXH phát triển chuyên nghiệp không chỉ dựa trên cơ sở nhu cầu xã hội mà cần phải có cơ sở pháp lý hay hệ thống chính sách phát triển.

Ở nước ta hiện nay, theo đánh giá của nhiều nhà khoa học chính sách quan trọng nhất đối với CTXH là quyết định 32/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH và công nhận CTXH là một nghề, có chức danh, mã ngành. Tuy nhiên, hoạt động CTXH đã được hình thành dưới nhiều hình thức khác nhau trong xã hội truyền thống. Các hoạt động của CTXH lúc bấy giờ chủ yếu liên quan đến hoạt động giúp đỡ, bảo trợ xã hội. Hệ thống chính sách của nước ta liên quan đến sự phát triển hay một số lĩnh vực của CTXH đã có và tồn tại trong hệ thống chính sách của Nhà nước từ lâu như: các chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách cho vay vốn, luật dành cho người khuyết tật, luật chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em, luật phòng chống bạo lực gia đình, pháp lệnh người cao tuổi, chính sách xã hội dành cho người nghèo, người già, trẻ em… Các chính sách bao trùm các nhu cầu cơ bản của nhóm đối tượng: về nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng, bảo trợ xã hội. Đối tượng trợ giúp cũng được mở rộng, nâng cao cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển CTXH được coi là cơ sở pháp lý, là nền tảng vững chắc cho các chính sách CTXH. Là cơ sở để khẳng định CTXH ở nước ta phát triển thành một nghề chuyên nghiệp: “Hệ thống pháp luật, chính sách xã hội, các chương trình, đề án về chăm sóc, trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt của Việt Nam tạo môi trường pháp lý, hành chính, xã hội cho công tác xã hội phát triển, huy động sự tham gia của cộng đồng, các đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức tôn giáo trợ giúp các đối tượng” [3].

Tuy nhiên, hiện nay theo đánh giá của cán bộ CTXH những văn bản chính thức về hoạt động CTXH lại chưa nhiều. Thực tế cho thấy có rất nhiều chính sách liên quan ở

52

mức độ gián tiếp tới hoạt động CTXH, nhưng ít có chính sách liên quan trực tiếp tới hoạt động CTXH. Trong các cơ quan, tổ chức hiện nay cũng có những qui định cụ thể về nhiệm vụ chức năng, yêu cầu đạo đức phẩm chất cho các vị trí công tác. Nhưng không phải cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ xã hội nào cũng xác định được vị trí của nhân viên CTXH. Vấn đề này cũng bắt nguồn từ nhận thức về CTXH ở các cấp, các ngành. Trong thực tế thuật ngữ “nhân viên CTXH” còn xa lạ với một số người, ngay cả những người trực tiếp làm việc nhưng không biết mình là – nhân viên CTXH

Bảng 3.1. Đánh giá của nhân viên CTXH tại Hà Nội về hệ thống chính sách CTXH hiện nay Đánh giá về chính sách Tần suất % Có nhiều chính sách riêng về CTXH 14 8.0 Chỉ có vài chính sách riêng về CTXH 102 58.3 Chưa có chính sách riêng về CTXH 39 22.3 Khác 2 1.1 Không biết 18 10.3 Tổng 175 100

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra từ đề tài Nghị định thư cấp Nhà nước số 45/2010/HĐ- NĐT năm 2010 với nhóm đối tượng là nhân viên CTXH tại Hà Nội).

Theo đánh giá của nhân viên CTXH tại Hà Nội, Việt Nam mới chỉ có một vài chính sách riêng về CTXH chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ cán bộ không biết hiện tại có hay không có chính sách CTXH chiếm 10,3%. Mặc dù nhân viên CTXH đều cho rằng hoạt động CTXH gặp nhiều khó khăn, vất vả. Nhưng họ vẫn khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động này. Họ đều mong muốn có một hệ thống chính sách riêng về hoạt động CTXH và chế độ chính sách phù hợp với họ như chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp, chế độ đãi ngộ.

Ngoài việc có chính sách cần phải tuyên truyền những chính sách đó đến toàn xã hội. Khi được hỏi về chính sách CTXH thì phần lớn cán bộ CTXH đều cho rằng chưa có

53

chính sách về CTXH hoặc trả lời không biết, không có thông tin, họ chỉ biết đến chính sách mới nhất là đề án 32 của Chính phủ mới ban hành. Một số nhân viên CTXH “bán chuyên nghiệp” là những người làm việc trực tiếp với các nhóm đối tượng nhưng cũng không có được thông tin đầy đủ về chính sách: “Tôi cũng không nắm được về vấn đề chính sách này, chỉ biết CTXH mới được công nhận là một nghề , có mã ngành mã nghề và hiện nay đang được chú trọng phát triển mạnh. Đây là một trong những động viên tinh thần lớn nhất đối với những người làm CTXH như chúng tôi” (PVS, nữ, 45 tuổi, nhân viên CTXH).

Như vậy, nước ta có đầy đủ cơ sở pháp lý cũng như nhu cầu xã hội để phát triển CTXH một cách chuyên nghiệp. Đề án phê duyệt CTXH của Chính phủ làm cơ sở tiền đề cho các chính sách liên quan trực tiếp đến CTXH xuất hiện. Theo đánh giá của nhân viên CTXH thì có rất ít chính sách liên quan trực tiếp tới CTXH. Họ mong muốn có hệ thống chính sách để có thể hoạt động hiệu quả và khẳng định vị trí vai trò của mình khi là một nhân viên CTXH. Tuy nhiên, trong thực tế tác giả nghiên cứu nhận thấy rằng hệ thống chính sách CTXH đã tương đối đầy đủ. Mỗi lĩnh vực đều có chính sách hoạt động riêng: trong lĩnh vực trẻ em có chính sách xã hội về quyền trẻ em, trong gia đình có chính sách phòng chống bạo lực gia đình, với người cao tuổi có luật dành cho người cao tuổi… Hệ thống chính sách liên quan đến CTXH đã tương đối đầy đủ nhưng vấn đề áp dụng những chính sách đó vào trong thực tế ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Việc nhân viên CTXH đánh giá là chưa có hệ thống chính sách trực tiếp liên quan đến hoạt động CTXH, theo người nghiên cứu điều đó bắt nguồn từ một vài nguyên nhân như: Nhân viên CTXH phần lớn là những người bán chuyên nghiệp, không được đào tạo cơ bản về kiến thức kỹ năng CTXH. Họ hoạt động kiêm nhiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, nhân viên CTXH còn chưa hiểu đầy đủ và chưa bao quát được toàn bộ lĩnh vực hoạt động của CTXH. Điều này một lần nữa khẳng định nhận thức của nhân viên CTXH về hoạt động nghề CTXH còn hạn chế. Mặt khác, chính sách về CTXH không phải nhân viên CTXH nào cũng biết đến. Vì vậy, ngoài vấn đề nhận thức của họ, thì truyền thông cũng

54

có vai trò quan trọng giúp cán bộ xã hội đặc biệt là những “nhân viên CTXH cơ sở bán chuyên nghiệp” hiểu rõ hơn về CTXH cũng như hệ thống chính sách của CTXH.

Một phần của tài liệu Nhu cầu và thực trạng hoạt động nghề công tác xã hội hiện nay qua đánh giá của nhân viên công tác xã hội tại Hà Nội (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)