7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
1.2.3. Nhân viên CTXH
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo một cách chuyên nghiệp về công tác xã hội có bằng cấp chuyên môn. Đó là những cán bộ chuyên gia có khả năng phân tích các vấn đề xã hội, biết tổ chức vận động, giáo dục, biết cách thức hành động nhằm mục đích tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh vực của đời
20
sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng cường chất lượng sống của cá nhân nhóm và cộng đồng.
Nhân viên CTXH là những người được đào tạo về CTXH. Họ sử dụng các kiến thức, kỹ năng CTXH để trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường; tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội thông qua hoạt động nghiên cứu và thực tiễn (C.Zastrow, 1985).
“Nhân viên CTXH chuyên nghiệp không chỉ biết hướng vào các nhóm đối tượng yếu thế nhằm hỗ trợ bảo vệ tăng cường năng lực tự chủ của họ mà còn xây dựng những chương trình giải pháp nhằm bảo vệ xã hội. Người nhân viên CTXH chuyên nghiệp phải là người biết kết hợp chặt chẽ lý thuyết và thực tiễn, thành thạo các phương pháp và kỹ năng chuyên môn” [39, tr60]. Nhân viên CTXH sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn được đào tạo để giúp đối tượng tăng năng lực và quyền lực trong việc giải quyết vấn đề của họ. Đây có thể coi là quá trình nhân viên CTXH giúp đối tượng phát hiện được những khả năng tiềm tàng, những điểm mạnh và năng lực sẵn có của bản thân (cá nhân, gia đình, cộng đồng) và kết nối với các nguồn lực xã hội trong việc tự giải quyết các vấn đề xã hội của mình. Bên cạnh đó một người nhân viên CTXH chuyên nghiệp phải là người có những tri thức, kiến thức liên ngành để phân tích các đặc điểm, trạng thái tâm lý của cá nhân nhằm chuẩn đoán và trị liệu với các nhóm đối tượng trong xã hội.
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi coi nhân viên CTXH hiện đang là những người hoạt động chính thức trong lĩnh vực CTXH tại các tổ chức, đơn vị. Họ hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở các cấp các ngành khác nhau. Nhân viên CTXH là những người hoạt động trong lĩnh vực CTXH ít nhất từ 1 – 2 năm trở lên.
1.2.4. Khái niệm mạng lƣới CTXH
Mạng lưới CTXH được định nghĩa là: “Bất cứ sự ràng buộc nào giữa hai hoặc nhiều đơn vị xã hội. Đơn vị xã hội có thể là cá nhân, nhóm, tổ chức cộng đồng tương tác tham gia trao đổi để đạt được mục đích của họ”[24, tr78]. Mạng lưới xã hội đòi hỏi có tương tác xã hội và con người để liên kết và ràng buộc. Các mạng lưới và hệ thống nguồn
21
lực hỗ trợ xã hội tồn tại trong bất kỳ tình huống nào có trao đổi nguồn lực giữa các đơn vị xã hội. Mạng lưới có thể mang tính chất cá nhân, chuyên nghiệp, tổ chức, liên tổ chức hay liên dịch vụ.
Theo Đề án phát triển CTXH mạng lưới CTXH được phát triển theo các hướng: Mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội
Mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội
Mạng lưới các trường dậy nghề công tác xã hội, mạng lưới các trường đại học, cao đẳng đào tạo CTXH, và mạng lưới cán bộ viên chức công tác trong lĩnh vực CTXH. Tuy các mạng lưới CTXH này phát triển dưới mức độ khác nhau về qui mô, hình thức nhưng vẫn nhằm mục đích phát triển chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH.
1.2.5. Khái niệm nhu cầu xã hội
Đối với con người để đảm bảo sự sống, sự phát triển cả về thể chất và tinh thần đòi hỏi phải có các yếu tố cần thiết. Theo quan điểm của Mac: nhu cầu là đòi hỏi khách quan của con người trong những điều kiện nhất định, đảm bảo cho sự sống và phát triển. Nếu nhu cầu được thỏa mãn sẽ đem lại những yếu tố tích cực cho sự phát triển con người, ngược lại nếu nhu cầu không được đáp ứng sẽ gây ra những căng thẳng, mất “cân bằng”[39, tr58]. Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động. Nhu cầu càng cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao”.
Khái niệm nhu cầu xã hội trong nghiên cứu này được sử dụng với ý nghĩa là những đòi hỏi cần phải được đáp ứng trong xã hội để đảm bảo ổn định, nâng cao đời sống xã hội.
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Quá trình phát triển kinh tế xã hội bên cạnh những mặt tích cực còn nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Để giải quyết những vấn đề đó nhằm ổn định trật tự xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật, ban hành luật Người cao tuổi, pháp lệnh Người tàn tật, chương trình xóa đói giảm nghèo cho đối tượng chính sách trợ giúp nhóm đối tượng khó
22
khăn yếu thế trong xã hội. CTXH là những hoạt động mang tính chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội. Nước ta bắt đầu đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp làm CTXH ở các cấp, các ngành với những nhiệm vụ khác nhau. Qua đó góp phần ổn định các vấn đề của đời sống xã hội cùng với phát triển kinh tế thị trường. Theo thống kê bộ Tài nguyên Môi trường, cả nước có khoảng 30 trường đào tạo công tác xã hội. Ngành CTXH là ngành mới đào tạo đang ở giai đoạn phát triển đầu của Việt Nam. Hiện có khoảng 20.000 người hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ CTXH, tuy nhiên, hơn 81% là chưa qua đào tạo hoặc đào tạo trái ngành, chưa được học những kỹ năng khoa học cần thiết về CTXH. Cả nước còn có khoảng 23 trường đại học, cao đẳng đang tham gia đào tạo nguồn nhân lực CTXH với số lượng sinh viên ra trường mỗi năm hơn 1.000 người. Riêng trong năm 2009, đã có khoảng 1.500 sinh viên tốt nghiệp cử nhân CTXH trên cả nước. Đây được xem là lực lượng được đào tạo chuyên nghiệp về công tác này [56].
Hà Nội là một trong những trung tâm thành phố lớn nhất của cả nước. Là nơi phát triển kinh tế xã hội nhanh, đồng thời cũng xuất hiện nhiều vấn đề xã hội. Bình quân thu nhập thành thị nông thôn và trong khu vực thành thị ngày càng lớn, các tệ nạn cờ bạc, mại dâm, bạo lực học đường, ly hôn ngày càng tăng cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại. Cùng với đó là quá trình phát triển các khu công nghiệp. Với số lượng dân số tăng nhanh trong những năm gần đây, số lượng người di cư vào thành phố tìm kiếm việc làm ngày càng nhiều, đồng thời với nó là tình trạng thất nghiệp và tệ nạn xã hội. Vì vậy, để ổn định trật tự xã hội và hạn chế các vấn đề xã hội mang tính tiêu cực CTXH cần phải phát triển với một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, hệ thống. Qua đó, họ triển khai các chính sách xã hội trợ giúp các cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong cuộc sống, tạo điều kiện cho các đối tượng vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
Để phát triển cân bằng giữa kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển, trong nhiều năm qua thành phố Hà Nội cũng thực hiện nhiều cơ chế chính sách trợ giúp hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội như cấp thẻ bảo hiểm y tế, miễn giảm học
23
phí, hỗ trợ xây dựng nhà ở, tiếp nhận chăm sóc người già, người tàn tật. Bên cạnh đó thành phố có đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ trẻ em, trợ giúp người khuyết tật, người già cô đơn, hộ nghèo, cán bộ làm công tác phòng chống các tệ nạn xã hội. Hiện tại thành phố đã thành lập 26 trung tâm liên quan đến CTXH bao gồm: 13 trung tâm nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội, 5 trung tâm điều dưỡng người có công và 9 trung tâm giáo dục, cai nghiện, chữa trị bệnh cho người nghiện ma túy, nhiễm HIV với gần 2.000 cán bộ nhân viên. Thành phố còn có 4 trung tâm dân lập với trên 100 cán bộ nhân viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và người tàn tật. [50, tr88]
Mặc dù CTXH mới ở giai đoạn đầu phát triển nhưng CTXH của thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu. Thành phố đã quan tâm chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo, trợ cấp xã hội, phòng chống ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ trẻ em... Bên cạnh đó các ngành, hội, đoàn thể, quận huyện cũng tích cực phối hợp triển khai hiệu quả hoạt động. “Chỉ tính tiêng nguồn lực hỗ trợ giảm nghèo và trợ cấp xã hội hàng tháng cho 75000 đối tượng tàn tật già yếu, cô đơn, người cao tuổi trên 85 tuổi trở lên, trẻ mồ côi của thành hố năm 2009 là 389,6 tỷ đồng và năm 2010 khoảng 530 tỷ” [50, tr89]. Đồng thời có nhiều tổ chức cá nhân hỗ trợ đóng góp đáng kể cho quỹ vì người nghèo, quỹ bảo trợ xã hội của Thành phố. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã có cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giảm nghèo, bảo trợ xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em và cán bộ phòng chống tệ nạn xã hội. Tuy nhiên CTXH còn gặp nhiều khó khăn như nhận thức của người dân, cán bộ, các cấp các ngành còn hạn chế. Ở tại các trung tâm bảo trợ xã hội cơ sở vật chất, trang thiết bị phục hồi chức năng cho người tàn tật người tâm thần còn nghèo nàn, phương pháp chăm sóc điều trị trợ giúp đối tượng còn hạn chế.
Hiện số đối tượng xã hội có hoàn cảnh khó khăn cần sự trợ giúp của cán bộ, nhân viên CTXH của thành phố Hà Nội chiếm 40% dân số. Trong đó 91.000 hộ nghèo, 38.000 hộ cận nghèo, trên 630.000 người cao tuổi, gần 90.000 người khuyết tật, 75.000 đối tượng bảo trợ xã hội đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, trên 49.000 trẻ em nghèo và 16.000 trẻ em đặc biệt khó khăn, 22.000 người nghiện ma túy HIV [50, tr88]. Đó là những vấn đề xã hội cần phải tập trung giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế.
24
Nhân viên CTXH có một vai trò quan trọng để bảo vệ, trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội. Nhân viên CTXH giúp người dân tạo ra những thay đổi, ra quyết định và tiếp cận các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, phát triển khả năng của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng. CTXH giúp con người phát triển hài hòa đem lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đáp ứng nhu cầu xã hội cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội tại Hà Nội đã có rất nhiều trung tâm dịch vụ xã hội được thành lập cùng với đó là các cán bộ xã hội, làm việc với các nhóm đối tượng khác nhau. Hoạt động công tác xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, các trung tâm còn mỏng và chủ yếu hoạt động dưới hình thức bảo trợ xã hội. Điều kiện cơ sở vật chất tại các trung tâm còn thiếu thốn, lạc hậu, các thiết bị và phương pháp chăm sóc, điều trị, phục hồi chức năng cho đối tượng chưa đáp ứng yêu cầu… Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác xã hội ở xã, phường, thị trấn chủ yếu làm kiêm nhiệm chưa được đào tạo những kiến thức và kỹ năng cơ bản về CTXH.
Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ CỦA NHÂN VIÊN CTXH VỀ NHU CẦU HOẠT ĐỘNG NGHỀ CTXH HIỆN NAY
Trước khi đánh giá trực tiếp về nhu cầu hoạt động nghề CTXH hiện nay trên địa bàn Hà Nội. Chúng tôi xem xét nhận thức của nhân viên CTXH về hoạt động CTXH. Nhận thức của cán bộ xã hội những người trực tiếp làm việc trong lĩnh vực CTXH có ý nghĩa vai trò quan trọng để phát triển CTXH. Đồng thời qua đánh giá của họ về vai trò của CTXH giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về nhu cầu CTXH trong từng lĩnh vực, CTXH đang cần thiết trong lĩnh vực nào.
2.1. Nhận thức của nhân viên CTXH về nghề CTXH
CTXH đã được công nhận như một nghề, phát triển như một dịch vụ ở nhiều nước trên thế giới. CTXH đã ngày càng khẳng định được vị trí với những chức năng hoạt động của mình. CTXH được khẳng định là một hoạt động chuyên nghiệp tạo ra sự phát triển bền vững cho xã hội thông qua hoạt động tăng cường năng lực giải quyết cũng như phòng ngừa cho cá nhân và cộng đồng. Tuy nhiên ở nước ta CTXH mới được phát triển trong
25
những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Do vậy, trong xã hội thậm chí những người đang làm việc trong cơ quan về CTXH, không phải ai cũng nhận thức và hiểu đầy đủ về CTXH. Nhận thức đúng đắn về nghề CTXH là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển CTXH chuyên nghiệp. Đặc biệt đó là nhận thức của những nhân viên CTXH những người trực tiếp làm việc tiếp xúc với các nhóm đối tượng trong xã hội:
Bảng 2.1. Nhận thức của cán bộ CTXH về hoạt động nghề CTXH
Hoạt động nghề CTXH
Số lƣợng (%)
Kết nối nguồn lực 106 60
Trực tiếp giúp đỡ người yếu thế 82 46.9 Giúp người yếu thế tự phát huy năng lực 129 73.7
Cung cấp các dịch vụ về CTXH 98 56
Tham gia nghiên cứu đào tạo về CTXH 86 49.1 Vận động người khác tham gia làm từ thiện 71 40.6 Giúp cộng đồng nhận diện, phát hiện vấn đề của mình 117 66.9
(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra từ đề tài Nghị định thư cấp Nhà nước số 45/2010/HĐ - NĐT năm 2010 với nhóm đối tượng là nhân viên CTXH tại Hà Nội).
Qua đánh giá của cán bộ CTXH tại Hà Nội thì số lượng cán bộ trả lời câu hỏi ở các công việc chiếm tỷ lệ tương đối ở các phương án trả lời. Tuy nhiên kết quả cho thấy 73.7% trong số họ cho rằng nội dung công việc của một người nhân viên CTXH là giúp
26
người yếu thế phát huy được năng lực của mình. Nhân viên CTXH là người giúp cộng đồng nhận diện và phát hiện vấn đề của mình (chiếm 66.9%), là người kết nối nguồn lực (60%). Trong khi đó việc cán bộ CTXH tham gia nghiên cứu đào tạo và trực tiếp giúp người yếu thế giải quyết vấn đề được nhận biết là chiếm tỷ lệ thấp hơn. Khái niệm CTXH có thể được hiểu với ba khía cạnh: là một nghề với nhiệm vụ kết nối nguồn lực, tăng cường hiệu quả trợ giúp các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. CTXH được coi là một môn khoa học ứng dụng với các phương pháp, biện pháp can thiệp. CTXH còn là phương tiện để thực hiện đảm bảo an sinh xã hội, triển khai kết nối các chính sách trong hệ thống an sinh xã hội. Như vậy, những chỉ báo trên đều là nội dung trong khái niệm CTXH. Nếu như các cán bộ CTXH hiểu rõ, đầy đủ về CTXH thì những câu trả lời của họ trong các phương án trả lời đều phải chiếm tỷ lệ cao nhất (100%). Như vậy ngay cả những cán bộ trực tiếp làm CTXH thì nhận thức của họ về hoạt động nghề nghiệp này còn mơ hồ và chưa đầy đủ. Họ hiểu CTXH và nhiệm vụ của nhân viên CTXH chỉ trên một khía cạnh một lĩnh vực hoạt động nhất định. “Theo mình nhân viên CTXH họ đến trợ giúp, giúp đỡ những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Họ chia sẻ các hoạt động học