7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
1.2.2. Công tác xã hội và nghề CTXH
Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng ra đời có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Có nhiều cách hiểu khác nhau về công tác xã hội:
Theo từ điển Công tác xã hội (1995): “Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người hoạt động có hiệu quả về mặt tâm lý xã hội và tạo ra những thay đổi trong xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất cho con người”.
17
Theo quan niệm của Hiệp hội chuyên gia công tác xã hội Mỹ: Công tác xã hội là một hoạt động chuyên môn nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội và tạo ra điêu kiện xã hội phù hợp để giúp họ thực hiện được mục đích cá nhân.
Theo Hiệp hội công tác xã hội thế giới thì công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự phát triển của xã hội thông qua sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Công tác xã hội giúp cho con người phát triển đầy đủ, hài hòa và đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân. “CTXH thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội, thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa con người, trao quyền và giải phóng con người đem lại sự bình yên cho xã hội. Vận dụng lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội, CTXH can thiệp vào các mặt ở đó con người tác động với môi trường sống của họ. Nguyên tắc về quyền con người và công bằng xã hội là cốt lõi của CTXH. Theo đó CTXH có thể được hiểu là: giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm người, cộng đồng và cả xã hội đạt được sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề xã hội và phát triển khả năng giải quyết vấn đề. CTXH sử dụng khoa học về xã hội và con người để phát triển xã hội, phát triển chiến lược và kế hoạch giải quyết vấn đề can thiếp với mức độ phù hợp. CTXH luôn xem xét mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh của họ” [17, tr73].
Hiệp hội các nhân viên CTXH chuyên nghiệp của Mỹ xem “CTXH là hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình, nhóm cộng đồng phục hồi hay tăng cường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra những điều kiện xa hội cần thiết giúp họ đạt được mục tiêu. CTXH thực hành bao gồm sự ứng dụng các gia trị, nguyên tắc, kỹ thuật của CTXH nhằm giúp con người (cá nhân, gia đình, cộng đồng) tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp tham vấn và trị liệu tâm lý. Nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ xã hội, dịch vụ sức khỏe và tham gia vào tiến trình trợ giúp pháp lý khi cần thiết. Để có thể thực hiện các hoạt động công tác xã hội trong thực tiễn người nhân viên CTXH đòi hỏi
18
phải có kiến thức về hành vi con người, sự phát triển của con người, các vấn đề xã hội, vấn đề văn hóa và sự tương tác của chúng với nhau”[31, tr5].
Gần đây định nghĩa CTXH ở Việt Nam: “CTXH là một hoạt động có tính phát triển cao dựa trên những phương pháp và nguyên lý đặc biệt với mục đích hỗ trợ các cá nhân, nhóm người, cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội. Vì thế CTXH có nhiệm vụ là vì hạnh phúc của người dân và bình an của xã hội. Mục tiêu của CTXH là giải quyết các vấn đề hoặc loại bỏ những ngăn cản để con người sống một cuộc sống như mong muốn. CTXH hỗ trợ con người với vai trò cá nhân hoặc một phần của gia đình, nhóm người, của cộng đồng để đạt hoặc nâng cao khả năng giải quyết vấn đề và sự linh hoạt, mềm dẻo trong khia giải quyết vấn đề của cuộc sống tương lai” [17, tr75].
Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau về CTXH nhưng chúng ta có thể hiểu CTXH được khẳng định là một khoa học, một hoạt động mang tính chuyên môn, chuyên nghiệp và được xã hội thừa nhận là một nghề, có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Mục đích của CTXH là can thiệp hỗ trợ cá nhân, gia đình, cộng đồng để giúp họ tự giải quyết vấn đề, thay đổi về mặt xã hội và tăng cường an sinh xã hội. Giúp mọi người nâng cao năng lực, tăng thêm khả năng ứng phó và kỹ năng giải quyết vấn đề khó khăn. Giúp mọi người tìm đến và thu thập các nguồn hỗ trợ, qua những quá trình chuyển giao, liên kết, điều động các nguồn và làm công tác biện hộ. Vận động để các tổ chức và hệ thống xã hội tăng thêm phần đáp ứng thiết thực với mỗi cá nhân. Các hoạt động can thiệp của nhân viên CTXH đều hướng đến mục tiêu thúc đẩy xã hội, phát triển xã hội. Trong phạm vi rộng hơn, công tác xã hội còn chú trọng đến môi trường xã hội trong đó bao gồm cả việc tác động đến cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến con người và cộng đồng. Qua đó CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người và tiến bộ xã hội. Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: rào cản trong xã hội, sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội.
Ngày 25/3/2010 Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 32/2010/QD – TTG phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 với mục tiêu phát triển nghề CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
19
ngày 10/5/2010. Các hoạt động chủ yếu của Đề án là: xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội, củng cố phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội. Xây dựng hoàn thiện chương trình khung, giáo trình đào tạo cử nhân, sau đại học về CTXH. Giai đoạn từ 2010 – 2015 xây dựng tối thiểu 10 mô hình điểm trung tam cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại một số quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trung ương đại diện cho khu vực vùng miền của cả nước. Tháng 5/2010 ngành CTXH đã chính thức được Bộ Lao động và Thương binh xã hội ban hành mã nghề chính thức – nghề Công tác xã hội.
Như vậy CTXH được coi là một nghề khi nó có vai trò xã hội, có nền tảng khoa học, cung cấp dịch vụ cho xã hội, có các loại hình đào tạo và nguyên tắc, tôn chỉ nghề nghiệp được xã hội thừa nhận. CTXH được xem như là một nghề chuyên nghiệp trong xã hội bởi nó hội tụ đầy đủ tiêu chí của một nghề: CTXH một nghề, một khoa học chuyên môn thực hiện nhiệm vụ, chức năng trong xã hội. CTXH là một lĩnh vực hoạt động nhằm giúp đỡ các gia đình, cá nhân, công đồng gặp khó khăn để học có thể thực hiện tốt các chức năng xã hội. Các chương trình, chính sách và dịch vụ CTXH được triển khai bởi một bộ máy tổ chức theo hệ thống từ trung ương đến địa phương cùng sự tham gia liên ngành như giáo dục, y tế, tòa án. CTXH được thực hiện trên một nền tảng hệ thống giá trị, nguyên tắc, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp được pháp lý quy định riêng. CTXH bao gồm một hệ thống kiến thức lý thuyết và hệ thống kiến thức kỹ năng thực hành. CTXH chuyên nghiệp có mục tiêu chính là giải quyết vấn đề và làm thay đổi điều kiện. Nhân viên CTXH chuyên nghiệp sẽ là những tác nhân tích cực của sự thay đổi, thay đổi cuộc sống của cá nhân, gia đình, cộng đồng và nhóm đối tượng mà họ hướng đến phục vụ.