Chủ đề đề tài của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV

Một phần của tài liệu Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền Phái Trúc Lâm (Trang 61)

6. Kết cấu luận văn

3.1.Chủ đề đề tài của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV

kỷ XIV

Văn học thời kỳ này phản ánh những tư tưởng và tình cảm của con người thời đại, nhìn chung mang nhiều yếu tố tích cực, lạc quan. Cơ sở tư tưởng của nó là Phật giáo và Nho giáo. Có hai dòng văn học chính: văn học Phật giáo và văn học yêu nước dân tộc.

3.1.1. Văn học Phật giáo

Tư tưởng Phật giáo làm nên một giai đoạn văn học trầm hùng, thanh thoát và sâu lắng.

Đối với các thiền sư đời Trần nói riêng cũng như phương Đông nói chung có lẽ không có ý niệm "sáng tác văn chương", mà thi kệ, văn phú chỉ là sự thăng hoa trong cảm xúc giải thoát khỏi các triền phọc, những sát na thoát nhiên đại ngộ, hoặc để chuyển tải những điều mà họ muốn khai thị cho đệ tử. Người ta thường nói "văn là người", điều này càng đúng hơn với các tác giả là các Thiền sư thời đó.

Nói như thế không có nghĩa là tác phẩm văn học cảm hứng tư tưởng Phật giáo, tác giả chủ yếu là các Thiền sư thì ít giá trị nghệ thuật, mà ngược lại, rất đặc sắc về mọi phương diện. Nghiên cứu đặc điểm văn học giai đoạn đặc biệt này, Giáo sư Đặng Thai Mai đã từng nhận định rằng ngôn ngữ nghệ thuật có một điểm chung là “không tô đậm đến cường điệu mà hết sức giản dị, nhẹ nhàng và ý nhị, không hề bị trói buộc bởi sự mê tín trước vấn đề quy luật, không tìm cách múa bút hoa hòe… "Phạm Đình Hổ thì nói văn chương thời Trần "cổ áo xương minh".

Về những cống hiến của Phật giáo cho nền văn học nước nhà thời Trần đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học của nhiều học giả trong và ngoài nước đề cập, chúng tôi cũng đã có dịp phân tích trong đề tài luận văn cao học của mình và đã được Nhà xuất bản TP. HCM ấn hành kỷ niệm 700 năm Phật Hoàng Trần Nhân Tông thị tịch nên ở đây chúng tôi xin không lặp lại mà chỉ lấy ra những ý chính về giá trị tư tưởng - chìa khóa để mở cánh cửa bước vào kho tàng văn học trung đại.

Có thể nói rằng, Phật giáo đã đem đến cho nền văn học chữ viết nước ta một chương mở đầu trầm hùng và sâu lắng, nói như Giáo sư Trần Thị Băng Thanh, đã đem đến cho người đọc, cho hậu thế những "niềm vui trí tuệ và cảm xúc thẩm mỹ" đặc thù, góp phần quan trọng làm nên diện mạo - bản sắc của nền văn học nước nhà.

Một điều quan trọng nữa, văn học giai đoạn này được viết bằng chữ Hán, một ít tác phẩm thi phú của nhà vua - Thiền sư Trần Nhân Tông viết bằng chữ Nôm đã cách xa chúng ta ít nhất cũng đã gần 700 năm, nên những khoảng cách về ngôn ngữ là có và có thể nói là khá lớn. Chúng tôi mong ước rằng, chúng ta phải làm sao làm một nhịp cầu nối thế hệ hôm nay với di sản văn học của tiền nhân, để họ có thể dễ dàng lĩnh hội được nội dung tư tưởng và có những rung động thẩm mỹ trước các hình tượng trong thi ca của tổ tiên, để thế hệ trẻ được có dịp "tìm lại chính mình" trong thế giới phẳng luôn có xu hướng xóa đi mọi bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Một vài tác phẩm của thời đại nhà Trần đã được đưa vào chương trình giảng dạy ở hệ phổ thông trung học và đại học, điều đó thật đáng mừng. Tuy nhiên, những dẫn giải về các tác phẩm đó, cũng như lý giải những câu hỏi thời đại, có thể nói còn quá chung chung. Chúng tôi mong muốn với chủ trương tìm về cội nguồn bản sắc dân tộc, chúng ta cần có những cuộc hội thảo được phối hợp như thế này, nhằm có sự bổ sung giữa Phật giáo và các ngành

khoa học khác, để có được cách tiếp cận chính xác, gần gũi hơn với di sản của tiền nhân, với quá khứ dân tộc để nhằm phát huy các giá trị tư tưởng thẩm mỹ qua văn học, đặc biệt là văn học Phật giáo hoặc ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo vào đời sống thực tiễn hôm nay, để có thể thừa kế và phát huy các giá trị tư tưởng truyền thống nhằm xây dựng cuộc sống hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn. Bởi cuối cùng, tất cả mọi lĩnh vực khoa học, trong đó có văn học đều hướng đến mục tiêu cứu kính là xây dựng nhân cách của con người, để con người có một tư tưởng sống và hành động sống hiền, đẹp.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và dân tộc, Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận định: "Bình minh của dân tộc ta đã gắn liền với Phật giáo. Phật giáo là ngọn đuốc văn minh ở xứ ta".

Tư tưởng, đạo đức Phật giáo đã được vận dụng, được thực hành ngay trong đời sống thường nhật của mọi người, từ vua quan cho đến thứ dân, điển hình như ở thời Trần qua các vị vua - Thiền sư Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông như đã đề cập ở trên. Chính sự thực hành thiền định, thực hành Phật pháp như thế nên nhận chân được sự duyên khởi, vô thường, vô ngã của sự vật, hiện tượng và thân phận con người. Tinh thần đó cũng đã đi vào văn học, để văn học giai đoạn này có những bài thơ với cảm hứng rất khác lạ: thanh thoát, hùng tráng, dịu hiền và trong sáng.

Một điều đặc biệt, nếu Phật giáo đi vào Trung Hoa, Nhật Bản đều được tiếp nhận và phát triển thành những tông phái, khai tông tập thuyết, hình thành những khuynh hướng có sự cực đoan, đôi khi có sự chỉ trích lẫn nhau một cách mãnh liệt. Phật giáo Việt Nam lại không hề thấy điều đó. Trong lịch sử Phật giáo nước ta chưa có hiện tượng chỉ trích giữa các thiền phái, thậm chí cũng rất hiếm có sự đả kích đối với các hệ ý thức khác như Nho giáo hay Đạo giáo, mà có sự dung thông và dung hóa vô cùng uyển chuyển. Chính sự dung hóa, dung thông này đã tạo nên sự kết nối vô phân biệt giữa mọi tầng

lớp xã hội, làm cho trên dưới một lòng, tạo thành sức mạnh lớn lao vượt qua những chướng ngại không thể ngờ được. Vì có sức mạnh nào lớn hơn khi nhà lãnh đạo "lấy cái tâm của thiên hạ làm cái tâm của mình", sức mạnh của một người là sức mạnh toàn dân, là sức mạnh của cả một dân tộc?

Hình ảnh của Trần Thái Tông ung dung tự tại giữa trận chiến, không hề nao núng trong hoàn cảnh nguy khốn giữa bốn bề là quân giặc bao vây, vẫn thong dong lấy kiếm khắc thơ lên mạn thuyền như thể đang ở tận rừng thiêng Yên Tử… Chính điều đó mới cho chúng ta một câu trả lời về câu hỏi: tại sao chúng ta có thể tồn tại, đất nước chúng ta có thể phát triển trong bối cảnh nằm cạnh một đất nước Trung Hoa không nguôi ý xâm lăng, có một nền văn hóa tiếp biến, cởi mở nhưng vẫn giữ được bản sắc trước âm mưu hủy diệt văn hóa của phương Bắc?

Phong thái ấy, nhân cách ấy, sự vô ngại ấy được nhà thơ Huy Cận khắc họa nên hình tượng rất đẹp mà nếu không thấy được phần ngầm của một tảng băng trôi thì sẽ khó có thể lý giải nổi:

Sông vững chãi bốn ngàn năm sừng sững. Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.

Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng,

Rất hiên ngang mà nhân ái chan hòa .

Tư tưởng là cội nguồn của hành động. Tư tưởng Phật giáo được đúc kết từ giáo lý duyên sinh, vô thường, vô ngã cùng với lý tưởng Bồ tát "lấy ý của thiên hạ làm ý của mình, lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình" đã làm nên những hành động hiền, đẹp của một thời đại như nhà vua - Thiền sư Trần Nhân Tông đã viết trong Cư trần lạc đạo phú.

Chính tư tưởng đó, hành động hiền, đẹp đó là nguồn cảm hứng chính cho những tác phẩm văn học một nét trầm hùng, thanh thoát và sâu lắng đến tột

đỉnh là chất liệu cuộc sống tưới tẩm để có những đóa hoa tinh khôi huyền diệu, một vườn hoa thi ca của thời đại với nhiều "kỳ hoa dị thảo" để cung hiến trở lại một dòng tư tưởng sống hiền đẹp, phụng sự trang nghiêm cõi đạo, cõi đời.

Một phần của tài liệu Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền Phái Trúc Lâm (Trang 61)