Ngộ: Vô thường vô ngã thiền thơ

Một phần của tài liệu Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền Phái Trúc Lâm (Trang 40)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3.1. Ngộ: Vô thường vô ngã thiền thơ

Thiền học chính tông chủ trương tu thân với tự nhiên và thoát ly thế tục, nghiêm trì tịnh giới với giữ gìn sáu căn thanh tịnh. Cần khai phát trí tuệ chân tâm là điều kiện tiên quyết để thể nhập thiền, chỉ khi nào bản tâm của thiền giả thanh tịnh chuyên chú mới thể nhập lý thiền và đạt thành sở ngộ. Trong những tác phẩm thơ thiền của ngài Trần Nhân Tông, ít nhiều có biểu hiện của tham thiền và thể ngộ "vô ngã” giữa chủ thể và khách thể, quán sát các sự vật hiện tượng mà ngộ "vô thường". Dưới đây là một bài thơ thiền mà ý thơ nói lên tâm ngộ vạn vật "vô thường" của thi nhân.

山 房 漫 興 二 是 非 念 逐 朝 花 落 名 利 心 隨 夜 雨 寒 花 盡 雨 睛 山 寂 寂 一 聲 啼 鳥 又 春 殘

Hán Việt:Sơn phòng mạn hứng (nhị) Thị phi niệm trục triều hoa lạc Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn Hoa tận vũ tinh sơn tịch tịch, Nhất thanh đề điều hựu xuân tàn.

Dịch nghĩa: Mạn hứng sơn phòng (2) Niềm thị phi rụng theo hoa buổi sớm, Lòng danh lợi lạnh theo trận mưa đêm.

Hoa rụng hết, mưa đã tạnh, núi non tịch mịch, Một tiếng chim kêu lại cảnh xuân tàn.

Dịch Thơ: Mạn hứng sơn phòng (2) Phải trái rụng theo hoa buổi sớm, Lợi danh lạnh với trận mưa đêm. Hoa tàn mưa tạnh, non im lắng,

Xuân cỗi còn dư một tiếng chim. [4, tr.469]

Ngồi tham thiền quán chiếu tại thiền thất trên núi, Trần Nhân Tông đã nhận rõ "thị phi với danh lợi" tựa như những ngày xuân đã và đang trôi đi ngoài kia, mùa xuân sắp kết thúc rồi và đâu thể tồn tại mãi với thời gian, nên ý thơ biểu đạt sự không ngừng đổi thay "vô thường" của vạn vật qua hai chữ "xuân tàn". Rồi với tâm thái siêu phàm thoát tục, Ngài ngộ chủ thể là "vô ngã” qua bài thơ thiền Sơn phòng mạn hứng dưới đây.

山房漫興 一

谁 縛 更 將 求 解 脫

不凡何 必覓神仙

猿閒馬 倦人應老

Hán Việt: Sơn Phòng Mạn Hứng (nhất) Thùy phọc cánh tương cầu giải thoát, Bất phàm, hà tất mịch thần tiên. Viên nhàn, mã quyện nhân ưng lão, Y cựu vân trang nhật tháp thiền.

Dịch nghĩa: Mạn hứng sơn phòng (1) Ai buộc mà phải đi tìm phương giải thoát, Chẳng phàm tục cần gì tìm thần tiên. Vượn nhàn ngựa mỏi, người cũng đã già, Vẫn một chiếc giường thiền ở am mây cũ. Dịch thơ: Mạn hứng sơn phòng (1)

Ai trói buộc chi, tìm giải thoát? Khác phàm đâu phải kiếm thần tiên. Vượn nhàn ngựa mỏi, ta già lão,

Như trước am mây chốn tọa thiền. [4, tr. 469]

Đây là một bài thơ hàm xúc lý thiền, bối cảnh sáng tác cũng tại sơn phòng, trong hai câu đầu của bài thơ, Trần Nhân Tông khẳng định bản thân đã có được sự tự tại tràn đầy niềm pháp lạc, không hề có sự ràng buộc nào nên không cần phải tìm cầu "giải thoát" ở đâu xa, tâm thái của ngài đã đạt được cảnh giới "bất phàm", nên không cần phải đi tìm đâu xa cảnh giới "thần tiên". Quả thật, mỗi người khi thông qua quá trình tu tâm dưỡng tính lâu dài trong thuận cảnh thiện duyên, đều có khả năng đạt đến cảnh giới "giải thoát”.

Hai câu sau ngài khẳng định "bản ngã" của mỗi người là không thật có, vạn vật cũng không thể tồn tại bất biến và đều phải chịu sự chi phối của định luật vô thường, nên ý thơ "người phải già” và "am mây cũ” đã nói lên đại ý các pháp ấn trong giáo nghĩa Phật môn.

Một phần của tài liệu Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền Phái Trúc Lâm (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)